logo

Soạn HĐTN 7 Bài 1: Cảnh quan thiên nhiên quê hương tôi - Kết nối TT

Hướng dẫn Soạn HĐTN 7 Bài 1: Cảnh quan thiên nhiên quê hương tôi ngắn gọn nhất bám sát nội dung SGK HĐTN 7 Kết nối tri thức theo chương trình sách mới. Mời bạn đọc cùng tham khảo!

Bài 1: Cảnh quan thiên nhiên quê hương tôi - Kết nối tri thức 


Hoạt động 1: Chia sẻ thu hoạch của bản thân khi đi tham quan cảnh quan thiên nhiên ở địa phương

Câu hỏi:

Sau khi tham quan một cảnh quan thiên nhiên ở địa phương, em hãy chia sẻ với bạn:

- Hiểu biết về cảnh quan thiên nhiên (tên cảnh quan, địa điểm, những điểm nhấn tạo nên vẻ đẹp của cảnh quan,...).

- Cảm xúc của em (yêu quý, tự hào,...).

- Những hành vi, việc làm em đã thực hiện để bảo vệ di tích, danh lam thắng cảnh tại nơi đến tham quan (bỏ rác đúng nơi quy định, không hái hoa, phá cây, không viết, vẽ, khắc tên lên tường, vách đá của di tích.

Lời giải:

Hiểu biết về cảnh quan thiên nhiên:

Tên cảnh quan: vịnh Hạ Long.

Địa điểm: thuộc thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.

Những điểm nhấn tạo nên vẻ đẹp của cảnh quan: đảo Bồ Hòn - căn nhà của các loài động thực vật, đỉnh núi Yên Tử, hang Sửng Sốt, hòn Trống Mái,...

Cảm xúc của em: vui vẻ, hào hứng vì được tham quan một cảnh quan thiên nhiên mang đầy ý nghĩa lịch sử và văn hoá.

Những hành vi, việc làm em đã thực hiện để bảo vệ di tích, danh lam thắng cảnh tại nơi đến tham quan:

Bỏ rác đúng nơi quy định.

Không hái hoa, phá cây, giẫm lên cỏ.

Không viết, vẽ, khắc tên lên tường, vách đá của di tích.


Hoạt động 2: Thiết kế sản phẩm về cảnh quan thiên nhiên ở địa phương

Soạn HĐTN 7 Bài 1: Cảnh quan thiên nhiên quê hương tôi - Kết nối TT

Câu hỏi: 

 - Thiết kế sản phẩm thể hiện cảm xúc và hiểu biết của bản thân, nhóm sau chuyến tham quan.

Gợi ý:

+ Hình thức sản phẩm: tranh vẽ, ảnh chụp, bài viết, bài thuyết trình, bài thơ, bài hát, bản nhạc, video clip, áp phích, mô hình, bưu ảnh, tờ rơi,...

+ Nội dung sản phẩm: Giới thiệu vẻ đẹp của cảnh quan, danh lam thắng cảnh nơi tham quan; thể hiện cảm xúc yêu quý, tự hào, xúc động...trước danh lam thắng cảnh đó; vận động mọi người bảo vệ cảnh quan thiên nhiên.

- Hoàn thiện sản phẩm đã thiết kế.

Lời giải:

- Em thiết kế sản phẩm thể hiện cảm xúc và hiểu biết của bản thân/ nhóm sau chuyến tham quan.

- Lựa chọn hình thức phù hợp và có bản giới thiệu nội dung.

Thành Cổ Loa-di tích đặc biệt:

Thành Cổ Loa là toà thành có niên đại cổ nhất ở Việt Nam được xây dựng từ thế kỷ thứ III trước Công nguyên để làm Kinh đô nước Âu Lạc, nay thuộc huyện Đông Anh - Hà Nội.

Soạn HĐTN 7 Bài 1: Cảnh quan thiên nhiên quê hương tôi - Kết nối TT

Thành gắn liền với những truyền thuyết kỳ thú của dân tộc Việt, về việc Vua An Dương Vương định đô xây thành, về việc chiếc nỏ thần Kim Quy bắn một phát hạ hàng trăm tên giặc, về mối tình bi thương và cảm động của Mỵ Châu - Trọng Thuỷ.... Đây là một chuyến đi rất tuyệt vời, em và các bạn đã có được những trải nghiệm vô cùng thú vị.

Thành Cổ Loa nằm ở huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội, nơi đây thờ An Dương Vương và công chúa Mị Châu. Ấn tượng đầu tiên của em khi tới đây chính là sự trang nghiêm, cổ kính và uy nghi của đền thờ. Cô hướng dẫn viên đã giới thiệu cho chúng em nghe về từng ngôi đền thờ, đầu tiên là đề thờ vua An Dương Vương, trong đền thờ có nhiều câu đối, không khí thiêng liêng, thành kính. Trước đền thờ có khoảng sân rộng, có nhiều những chậu cây cảnh được uốn nắn và tạo thế rất đẹp, cắt tỉa và chăm sóc cẩn thận.

Bên cạnh đền có một cây đa cổ thụ, có lẽ cây đa đã được trồng từ khi nhân dân lập nên đền thờ này. Bao quang khu đền là những ban, miếu thờ các vị trung thần của vua An Dương Vương như Cao Lỗ – người chế tạo ra nỏ thần. Ở hồ Bán Nguyệt chính là bức tượng Cao Lỗ đang bắn nỏ được tạc rất đẹp. Am nhỏ thờ công chúa Mị Châu rất tối, bên trong chỉ le lói ánh đèn. Đi theo cô hướng dẫn viên, chúng em đi tới một cánh cửa nhỏ bị đóng kín, chỉ được nhìn từ bên ngoài vào. Cánh cửa đó chỉ được mở vào ngày 15 âm lịch hàng tháng. Bên trong cánh cửa đó có một pho tượng bằng đá khoác trên mình áo thêu hình phượng rất đẹp, nhưng kì lạ là bức tượng này không có đầu.

Cổ Loa trở thành một di sản văn hóa, một bằng chứng về sự sáng tạo, về trình độ kỹ thuật cũng như văn hóa của người Việt Cổ. Hàng năm, vào ngày 6 tháng Giêng Âm lịch, cư dân Cổ Loa tổ chức một lễ trang trọng để tưởng nhớ đến những người xưa đã có công xây thành, tạo dựng lên Khu Di tích Cổ Loa.

Chuyến đi tham quan rất bổ ích, em đã được hiểu biết và ghi nhớ sâu hơn lịch sử dân tộc biết ơn công lao của vùa An Dương Vương, và biết đến câu chuyện tình yêu đẹp nhưng bi thảm của công chúa Mị Châu.


Hoạt động 3: Thực hiện các quy định về bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, di tích, danh lam thắng cảnh

Câu hỏi:

- Tự giác thực hiện các hành vi, việc làm theo quy định để bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, di tích, danh lam thắng cảnh ở địa phương.

- Nhắc nhở bạn bè và mọi người cùng thực hiện.

Lời giải:

- Tuân thủ quy tắc, giữ gìn và bảo vệ cảnh quan, di tích, danh lam thắng cảnh

- Giữ gìn cảnh quan thiên nhiên, di tích, danh lam thắng cảnh ở địa phương là một điều cần thiết và quan trọng.

- Em nhắc nhở bạn bè và mọi người đều có ý thức thực hiện.

>>> Xem trọn bộ: Giải Hoạt động trải nghiệm 7 Kết nối tri thức

-----------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Soạn HĐTN 7 Bài 1: Cảnh quan thiên nhiên quê hương tôi trong bộ SGK Kết nối tri thức theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Toploigiai đã có đầy đủ các bài soạn cho các môn học trong các bộ sách mới Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Toploigiai để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt! 

icon-date
Xuất bản : 19/08/2022 - Cập nhật : 10/09/2022