logo

Soạn + Gợi ý Câu hỏi trên lớp bài Xa ngắm thác núi Lư

Soạn bài Xa ngắm thác núi Lư nhanh nhất chỉ với 10 phút??? Trọn bộ các câu hỏi giáo viên đặt ra cho học sinh trên lớp về tác phẩm Xa ngắm thác núi Lư??? Đúng vậy, tất cả sẽ có tại bài viết này của Toploigiai, mời các bạn cùng tham khảo


Soạn bài: Xa ngắm thác núi Lư (trong 10 phút)

Soạn bài Xa ngắm thác núi Lư | Soạn văn 7 siêu ngắn tại TopLoigiai

ĐỌC - HIỂU TÁC PHẨM

Câu 1

Giải nghĩa:

- Vọng: trông từ xa

- Dao: xa

=> Như vậy, có thể xác định được vị trí của tác giả là đứng từ xa ngắm nhìn thác nước.

=> Với vị trí đó, tác giả có thể quan sát được toàn cảnh của thác nước. Hơn nữa tạo ra cái nhìn đa chiều về chiều rộng, chiều cao, cũng như chiều sâu của thác nước. Việc đứng ở xa cũng giúp tác giả có cái nhìn tổng thể hơn về những chuyển động, hình dáng, màu sắc của thác nước=> Chiêm ngưỡng toàn vẹn một vẻ đẹp hùng vĩ và thơ mộng của thác nước.

Câu 2

- Câu thơ thứ nhất, là những đường nét chấm phá đầu tiên của bức tranh sơn thủy kì vĩ này. Tác giả đã quan sát và miêu tả tinh tế về màu sắc, đường nét, hình dáng, tính chất của khung cảnh dòng thác, đó là sự hòa quyện của những tia nắng đang chiếu vào dòng thác ở trên núi Lư. Núi Lư – ngọn núi cao nhất ở phía Tây Bắc, thường xuyên có mây bao phủ. Sự kết hợp của nắng, của nước, và của sương khói => tạo nên một bức tranh lung linh và huyền ảo về thiên nhiên kì vĩ.

- Các hình ảnh được hiện lên trrong câu thơ một tạo tiền đề cho sự mở rộng của cảnh sắc thiên nhiên. Dần dần, như dẫn dắt con người vào với thế giới kì bí và thơ mộng.

Câu 3

Với sự quan sát tỉ mỉ, tinh tế và giàu trí tưởng tượng, hình ảnh thác nước được hiện lên nhiều vẻ khác nhau theo con mắt của Lí Bạch

- Câu thơ hai: Tả trạng thái của dòng sông, dòng chảy nhanh và liên tục, khiến cho tác giả cảm tưởng như dòng thác đang bất động và treo lơ lửng trên dòng sông. Cái trạng thái treo ấy, tạo ra bề sâu của dòng thác, treo lơ lửng khiến chúng ta không thể nhìn thấy điểm đầu, điểm cuối => Khơi dậy trí tưởng tượng của người đọc.

- Câu thơ ba: miêu tả chiều cao của dòng thác. Tác giả dùng động từ mạnh: phi xuống, lao xuống => chỉ có từ trên sườn dốc thì tốc độ chảy mới mạnh như vậy, hơn nữa, độ cao ở đây là nghìn thước. Sự ước lượng về chiều cao làm cho dòng thác trở nên hùng vĩ biết bao.

- Câu thơ cuối: Câu thơ này sử dụng lối nói phóng đại, tạo nên đường nét mềm mại của dòng thác như dải ngân hà. Hình ảnh huyền ảo của khói tía, cùng dòng thác trắng giống với hình ảnh mây trời và dải ngân hà=> Tạo cho dòng thác sự thơ mộng và mềm mại nhất định. => Sự liên tưởng phóng đại đó, những vẫn có cơ sở từ sự chân thực, đó là quanh núi Lư thường xuyên có mây bao phủ, hòa cùng dòng thác trắng, sẽ tạo nên hình ảnh mà tác giả đã nói trong bài.

Câu 4 

Việc miêu tả cảnh vật, miêu tả thiên nhiên một cách tinh tế và đầy sự sáng tạo, chúng ta có thể khẳng định rằng, Lí Bạch – một tâm hồn nhà thơ, đắm mình với thiên nhiên. Từ sự miêu tả dòng thác ở các khía cạnh, và sự vận dụng linh hoạt các từ ngữ đa màu, đa trạng thái cho chúng ta thấy một Lí Bạch với tính cách phóng khoáng, mạnh mẽ và dứt khoát.

Câu 5 

Theo hai cách giả nghĩa của câu thơ 2. Em thích cách giải nghĩa theo phần chú thích hơn. Vì như vậy, chúng ta có thẻ thấy được sự treo lơ lửng của dòng thác, không bị giói hạn ở dòng sông bên dưới. Từ đó, chiều sâu của dòng thác cũng được diễn tả mạnh mẽ hơn.


Gợi ý Câu hỏi giáo viên đặt ra trên lớp bài Xa ngắm thác núi Lư

Bài thơ “Xa ngắm thác núi Lư” được sáng tác theo thể thơ nào?

Trả lời:

- Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt

Trong bài thơ “Xa ngắm thác núi Lư”, tác giả đã ngắm thác nước ở vị trí nào?

Trả lời:

- Vị trí đứng ngắm thác nước của tác giả: Căn cứ vào tiêu đề bài thơ có chữ vọng: trông từ xa và câu thơ thứ hai có chữ dao: “dao khan” và “vọng Lư sơn bộc bố”: xa ngắm thác núi Lư. Như vậy, vị trí đứng ngắm thác nước của tác giả phải từ ở xa nhìn lại

- Với thế đứng của mình, tác giả sẽ nhìn thấy toàn bộ vẻ đẹp của cảnh, thấy được sự hùng vĩ của thác nước.

Qua đặc điểm cảnh vật được miêu tả trong bài thơ “Xa ngắm thác núi Lư”, ta có thể thấy những nét gì trong tâm hồn và tính cách nhà thơ?

Trả lời:

- Lí Bạch được mệnh danh là “thi tiên”, với tâm hồn phóng khoáng, thích ngao du sơn thủy, nhà thơ đã đi qua nhiều cảnh đẹp hùng vĩ. Vì vậy, có thể nói, thi sĩ là người có tâm hồn say đắm, tha thiết với vẻ đẹp của thiên nhiên. Đồng thời, có thể khẳng định năng lực, sự tài tình trong sáng tác thơ ca độc đáo của nhà thơ.

Giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của bài thơ “Xa ngắm thác núi Lư”.

Trả lời:

- Giá trị nội dung:

Bài thơ đã miêu tả một cách sinh động vẻ đẹp nhìn từ xa của tác nước chảy từ đỉnh Hương Lô thuộc dãy núi Lư, qua đó, thể hiện tình yêu thiên nhiên đằm thắm và phần nào bộc lộ tính cách mạnh mẽ, hào phóng của tác giả

- Giá trị nghệ thuật:

   ●   Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt

   ●   Hình ảnh thơ tráng lệ, huyền ảo

   ●   Dùng nhiều động từ mạnh, táo bạo, gợi hình, gợi cảm

   ●   Nghệ thuật so sáng và phóng đại

Câu thứ nhất của bài thơ “Xa ngắm thác núi Lư” tả cái gì và tả như thế nào? Hình ảnh được miêu tả trong câu này đã tạo nền cho việc miêu tả ở ba câu sau như thế nào?

Trả lời:

- Câu thứ nhất tả vẻ đẹp của mặt trời chiếu trên đỉnh núi Hương Lô: dưới những tia nắng của mặt trời và làn hơi nước phản quang. Thác nước bắn tung bọt, hơi nước tỏa ra như sương khói, mặt trời phản quang ánh sáng sinh ra những khói tía huyền ảo. Nhìn từ xa, đỉnh Hương Lô giông như một lư hương khổng lồ. Với động từ “sinh”, ánh sáng đó xuất hiện giống như chủ thể làm cho sự vật như được sinh sôi và trở nên sống động.

- Câu thơ đầu tả núi Hương Lô có tác dụng làm phông nền cho hình ảnh của thác nước được miêu tả cụ thể ở ba câu tiếp theo, tôn lên vẻ đẹp hoành tráng của thác nước.

“Xa ngắm thác núi Lư” ra đời trong hoàn cảnh nào?

Trả lời:

“Xa ngắm thác núi Lư” là một trong số những bài thơ tiêu biểu viết về đề tài thiên nhiên của nhà thơ Lý Bạch.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021