logo

Soạn + Gợi ý Câu hỏi trên lớp bài Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài

Soạn bài Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài nhanh nhất chỉ với 10 phút??? Trọn bộ các câu hỏi giáo viên đặt ra cho học sinh trên lớp về tác phẩm Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài??? Đúng vậy, tất cả sẽ có tại bài viết này của Toploigiai, mời các bạn cùng tham khảo


Khái quát tác phẩm Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài

Soạn bài Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài ngắn nhất | Soạn văn 11 ngắn nhất – TopLoigiai


Soạn bài Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài (trong 10 phút)

Câu 1

Vở kịch có hai mâu thuẫn cơ bản:

- Mâu thuẫn thứ nhất là mâu thuẫn giữa tầng lớp bị trị là tầng lớp thống trị. Ở đây tang lớp bị trị là những người nông dân nghèo khổ bị bắt cống nộp và tham gia xây dựng cửu trùng đài, tầng lớp bị trị là phe hôn quân đạo chúa sống sa hoa, trụy lạc dựa trên bóc lột người dân. Khi sự việc Vũ Như Tô bị bắt xây Cửu Trùng Đài nổ ra, mâu thuẫn này vốn đã có từ trước càng đầy lên và bùng nổ.

- Mâu thuẫn thứ hai là mâu thuẫn giữa quan niệm thẩm mĩ và lơi ích thiết thực của người dân. Ở đây, Vũ Như Tô vì quan niệm thẩm mĩ cao đẹp, thuần túy, đã vô tình khiến cuộc sống người dân đã khổ lại càng khổ hơn, từ đó gây nảy sinh ra sung đột.

Hai mâu thuần này tạo nên kịch tính chính của vở kịch và được biểu hiện rõ nét nhất ở hồi V. Chúng có quan hệ mật thiết và tác dộng qua lại lẫn nhau.

Câu 2 

Vũ Như Tô được xây dựng với hình tượng một con người vừa có tài, vừa có tâm với nghệ thuật. Ông có khát vọng xây dựng một công trình nghệ thuật để lại tiếng vang muôn đời, vì thế, ông nghê theo lời khuyên của Đan Thiềm đồng ý xây Cửu Trùng đài. Tâm ý với nghệ thuật của Vũ Như Tô là không sai, thậm chí còn là mục đích cao đẹp. Tuy nhiên, Vũ Như Tô đã không biết đặt vào hoàn cảnh tình thế. Trong hoàn cành nhân dân đói khổ, bị bóc lột tàn bạo, thì việc xây Cửu Trùng đài là hoàn toàn đi được với lợi ích của nhân dân. Vũ Như Tô đã không ý thức được nhân dân sẽ càng bị bóc lột nặng nề, bị ép đi phu nguy hiêm đến tính mạng để hoàn thành Cửu Trùng Đài. Khát khao nghệ thuật của Vũ Như Tô là sai? Không, nó không sai. Nhưng cái sai của ông là không biết nhìn vào thời thế, không đặt vào hoàn cảnh của nhân dân. Cái lầm tưởng tô đẹp cho đất nước, làm đẹp cho đời đã đi ngược với hạnh phúc, ấm no của nhân dân. Chính vì thế, nó đã tạo ra bi kịch cho nhân vật Vũ Như Tô.

Đan Thiềm là người phụ nữ thông minh. Từ việc bà khéo léo khuyên Vũ Như Tô xây Cửu Trùng đài để bảo toàn tính mạng của ông đã khẳng định rõ điều đó. Bên cạnh đó, ở hồi V, bà là người luôn giữ được bình tĩnh, sáng suốt để khuyên Vũ Như Tô đi bổ trốn. Tuy nhiên, cố gắng của bà đã không có kết quả. Đan Thiềm là một người yêu nghệ thuật, quý trọng người tài. Bà quý trọng tài năng của Vũ Như Tô nên tìm cách khuyên ông để giữ mạng cho ông. Khi quân phản động ập đến, bà cầu xin dùng chính tính mạng của mình để giữu mạng cho Vũ Như Tô. Khi biết mình không thể cứu đc Vũ Như Tô, Đan Thiềm than lên đầy đau đớn để vĩnh biệt người bạn của mình, người mà bà luôn coi trọng: “Ông Cả! Đài lớn tan tành! Ông Cả ơi! Xin cùng ông vĩnh biệt!”

Câu 3 

Mâu thuẫn giữa quan niệm nghệ thuật cao siêu, thuần túy của muôn đời và lợi ích thiết thân của nhân dân chưa được tác giả giải quyết dứt khoát. Cuối truyện, tác giả chỉ giải quyết nó bằng cách phá hủy Cửu Trùng Đài và cái chết của Vũ Như Tô. Đây chỉ là bề nổi, cái trực tiếp gây ra mâu thuẫn, chứ giữa hai đối tượng của mâu thuẫn thật sự chưa ra được cách dung hòa, hay triệt để bác bỏ một cái. Vũ Như Tô đến cuối cùng vẫn khăng khăng với ý tưởng của mình, khăng khăng bảo vệ Cửu Trùng đài.

Vũ Như Tô trong chuyện đã mượn thế lực của Lê Tương Dực, nhưng lại vô tình ngây ra đau khổ cho nhân dân. Đây không phải là cách đúng để làm nghệ thuật. Để giải quyết được mâu thuẫn này, chỉ có cách tự thân người nghệ sĩ, trên con đường theo đuổi nghệ thuật, vẫn luôn phải gắn nghệ thuật với cuộc sống, chú ý đến con người, chứ không thể nghiêng về một bên.

Câu 4 

Đoạn trích vận dụng điêu luyện ngôn ngữ kịch, thông qua ngôn ngữ và hành động để diễn tả nội tâm và tính cách nhân vật, có tính tổng hợp cao. Cao trào được đẩy lên một cách khá tự nhiên và logic, cách mở nút thắt không bị gượng ép, hợp tình hợp lí.


LUYỆN TẬP

Trong lời đề tựa…

Nguyễn Huy Tưởng đã viết lời đề tự cho vở kịch Vũ Như Tô:

“Than ôi! Như Tô phải hay những kẻ giết Như Tô phải? Ta chẳng biết.

Cầm bút chẳng qua cũng là một bệnh với Đan Thiềm.”

Lời đề tựa thể hiện suy nghĩ của tác giả. Với ông, ông không dám khẳng định Như Tô đúng hay những người giết Như Tô đúng. Bởi lẽ đứng về lập trường của hai bên, mỗi bên đều đúng. Câu nói “Ta chẳng biết” cũng có lẽ là câu nói của người xem kịch và độc giả.

Ở đây, Nguyễn Huy Tưởng chỉ có thể gửi gắm vào nhân vật Đan Thiềm. Đó là tấm lòng quý trọng người tài, quý trọng tài hoa và phát khao cao đẹp. Ông không thể phán xét bên nào, vì họ đều có lí, nên ông chỉ có thể quý trọng và tiếc nuối cho tài năng đã mất như nhân vật Đan Thiềm.


Gợi ý Câu hỏi trên lớp bài Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài (Nguyễn Huy Tưởng)

Các mâu thuẫn cơ bản của kịch Vũ Như Tô được xây dựng trên những cơ sở nào trong “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài”?

Lời giải:

Mâu thuẫn cơ bản của kịch ở hồi V là hai mâu thuẫn:

• Mâu thuẫn trực trực tiếp đó là việc dân chúng đứng lên đấu tranh trống lại triều đình. Mâu thuẫn cơ bản là bắt nguồn từ việc vua quan sống sa đọa, ăn chơi thỏa thích mà đời sống người dân thì cùng cực, nghèo khổ. Mặc cho nhân dân phải chịu những cực khổ như thế nào vua vẫn chà đạp lên những công sức lao động của họ mà hưởng lạc.

• Mâu thuẫn thứ hai chính là mâu thuẫn giữa quan niệm nghệ thuật thuần túy và về lợi ích thiết thực của việc xây Cửu Trùng Đài giữa mục đích của vua Lê Tương Dực và của Vũ Như Tô. Mâu thuẫn này đã đưa đến cái chết của Vũ Như Tô và Cửu Trùng Đài bị thiêu trụi.

Đặc sắc về nghệ thuật kịch Vũ Như Tô được thể hiện như thế nào qua đoạn trích “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài”?

Lời giải:

Đoạn trích thể hiện những đặc sắc về nghệ thuật kịch của Nguyễn Huy Tưởng: Ngôn ngữ kịch điêu luyện, có tính tổng hợp cao, dùng ngôn ngữ, hành động của nhân vật để khắc họa tính cách, miêu tả tâm trạng, dẫn dắt và đẩy xung đột lên cao trào. Lớp kịch trong hồi V được chuyển một cách linh hoạt, tự nhiên, logic, liền mạch tạo nên sự hấp dẫn và lôi cuốn người đọc.

Mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống được thể hiện như thế nào thông qua đoạn trích “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài”?

Lời giải:

Nghệ thuật cần phải bắt nguồn từ cuộc sống.

Quan niệm: Nghệ thuật vị nhân sinh

Trong đoạn trích “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài”, mâu thuẫn giữa khát vọng của người nghệ sĩ và lợi ích thiết thục của nhân dân được thể hiện như thế nào?

Lời giải:

Mâu thuẫn giữa khát vọng của người nghệ sĩ và lợi ích thiết thực của nhân dân là mâu thuẫn không giải quyết được. Bởi vậy, tác giả chưa giải quyết được triệt để mâu thuẫn này là tất lẽ.

Nguyễn Huy Tưởng đã thể hiện được phần nào mối quan hệ này trong đoạn trích của mình. Cái gọi là nghệ thuật đích thực thì phải thống nhất với quyền lợi của con người thì mới có thể thăng hoa và tồn tại được. Nghệ thuật chân chính là nghệ thuật vị con người.

Em hiểu “bệnh Đan Thiềm” là gì thông qua đoạn trích “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài”?

Lời giải:

Bệnh Đan Thiềm chính là sự say mê tài năng siêu việt của người nghệ sĩ sáng tạo ra cái đẹp.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021