logo

Soạn + Gợi ý Câu hỏi trên lớp bài Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác

Soạn bài Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác nhanh nhất chỉ với 10 phút??? Trọn bộ các câu hỏi giáo viên đặt ra cho học sinh trên lớp về tác phẩm Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác??? Đúng vậy, tất cả sẽ có trong bài viết này của Toploigiai, mời các bạn cùng tham khảo nhé


Soạn bài: Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác (trong 10 phút)

BỐ CỤC:

  + Hai câu đề: tinh thần anh dũng của người cách mạng

  + Hai câu thực: suy ngẫm về những gian nguy cuộc đời

  + Hai câu luận người anh hùng chí khí, tài năng

  + Hai câu kết: trái tim vững lòng, quyết chí của người cách mạng

Thể loại: Thơ thất ngôn bát cú Đường luật

ĐỌC - HIỂU TÁC PHẨM

Câu 1

Hào kiệt

Phong lưu:

=> Phong thái ung dung, đường hoàng và đầy tự tin, bản lĩnh, bất khuất của một người anh hùng yêu nước

"Chạy mỏi chân thì hãy ở tù"

"Chạy mỏi chân": hoạt động cách mạng một cách sôi nổi , nhiệt huyết

" Thì hãy ở tù" : sự bình tĩnh, coi thường chốn tù đày, xem nhà tù là nơi nghỉ ngơi sau hành trình dài mệt mỏi, chẳng chút sợ hãi.

=> Tinh thần vô cùng lạc quan, niềm tin trong gian khổ, xem khó khăn như lẽ thường trong cuộc đời cách mạng.

Giọng điệu: bông đùa, tự nhiên.

Câu 2 

Câu 3, 4:

Giọng điệu:

Hai câu dưới có giọng trầm ổn và thống thiết . Một nỗi đau đang cố nén lòng sau từng con chữ, dòng thơ.

Ý nghĩa lời tâm sự:

+ Cuộc đời chiến đấu của người chí lớn đầy những khó khăn và bất trắc như những vị "khách không nhà", cuộc sống không chỉ khó khăn về vật chất mà còn thiếu thốn cả tình cảm gia đình, tình thân ruột thịt

+ Người chiến sĩ còn là một kẻ tội đồ trong mắt bọn thực dân, bị truy đuổi bởi bè lũ tàn ác

=> Hai câu thơ càng khắc hoạ được tầm vóc lớn lao của người tù cách mạng

Câu 3

Câu 5,6:

Bữa tay ôm chặt bồ kinh tế: khẩu khí của một người hiên ngang trong cuộc cách mạng của mình, dù có bị kịch ,thử thách, khó khăn vẫn luôn dang rộng vòng tay để trị nước, cứu đời. Một hoài bão thật lớn lao của người yêu nước.

Mở miệng cười tan cuộc oán thù: tiếng cười đầy ngạo nghễ trước những khủng bố, những thủ đoạn tàn nhẫn của kẻ thù, tiếng cười ấy đập tan những tội ác của bọn thực dân

* *Tác dụng của lối nói khoa trương:

+ Thể hiện được tầm vóc, khẩu khí và năng lực lớn lao của người tù cách mạng

+ Thể hiện được khát vọng kỳ vĩ và chân chính của người anh hùng

+ Tạo nên cảm xúc, sức hấp dẫn, ấn tượng cho người đọc.

Câu 4

 Hai câu cuối

+ Niềm tin và sự quyết tâm mãnh liệt vào công việc chính nghĩa của mình: còn sống là còn chiến đấu, còn đấu tranh

+ Xem thường khó khăn, nguy hiểm

=> Tuệ thế hiên ngang của người hào kiệt lấy đất nước làm lẽ sống, xem thường cái chết trong mọi hoàn cảnh.

TỔNG KẾT 

Soạn bài: Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác (siêu ngắn) | Soạn văn 8 siêu ngắn - TopLoigiai


Gợi ý Câu hỏi giáo viên đặt ra trên lớp bài Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác

 Văn bản “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” được làm theo thể loại (thể thơ) nào?

Trả lời:

- Thể thơ: Thơ Đường luật thất ngôn bát cú Đường luật.

Giá trị nội dung và nghệ thuật bài thơ “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” là gì?

Trả lời:

- Nội dung: bài thơ đã khắc họa phong thái ung dung, đường hoàng, phí phách kiên cường bất khuất, vượt lên trên hoàn cảnh tù ngục của nhà cách mạng Phan Bội Châu.

- Nghệ thuật: giọng điệu hào hùng, khoa trương, bút pháp lãng mạn vận dụng nhuần nhuyễn thể thơ thất ngôn bát cú với các phép đối chặt chẽ làm cho tầm vóc nhân vật trữ tình trở nên lớn lao, kì vĩ.

Phân tích hai câu đề (cặp câu 1 – 2), tìm hiểu khí phách và phong thái của nhà chí sĩ khi rơi vào vòng tù ngục trong bài thơ “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” .

Trả lời:

Khí phách và phong thái của chí sĩ khi rơi vào ngục qua câu 1 và câu 2:

- Phong thái lạc quan, hiên ngang: Dù ở tù nhưng tác giả khẳng định, bản thân vẫn “hào kiệt”, “phong lưu”

- Khí phách ngạo nghễ, kiên cường: xem ở tù chỉ là chốn dừng chân khi mỏi, rồi sẽ tung hoành tiếp, chứ nhà tù không giam giữ được tinh thần và ý chí của nhà thơ.

 Đọc lại hai câu thực (cặp câu 3 – 4) bài thơ “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” , em thấy giọng điệu có gì thay đổi so với hai câu thơ trên? Vì sao? Lời tâm sự ở đây có ý nghĩa như thế nào?

Trả lời:

- Sự thay đổi giọng điệu câu 3-4 so với câu 1-2: giọng điệu trầm xuống, âm hưởng trầm lắng, suy tư, không còn sự hào sảng, lạc quan như ở trên.

- Vì: ngẫm lại chặng đường cách mạng của mình, suy nghĩ về sự nghiệp cứu nước đang dang dở vì phải ở tù.

- Lời tâm sự thể hiện:

+ Cuộc đời dành cả cho cách mạng. Con đường cứu nước gian lao, phiêu bạt, hiểm nguy làm “khách không nhà”, “người có tội”

+ Hình tượng “người có tội” ấy hiện lên kì vĩ, cao đẹp giữa “bốn bể”, “năm châu”.

Em hiểu thế nào về ý nghĩa hai câu luận (cặp câu 5 – 6) trong bài thơ “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” ? Lối nói khoa trương ở đây có tác dụng gì trong việc biểu hiện người anh hùng, hào kiệt.

Trả lời:

- Ý nghĩa của cặp câu 5-6: Ước vọng trị nước cứu đời, muốn làm cho thiên hạ thái bình, sống trong an vui “tan cuộc oán thù”.

- Lối nói khoa trương có tác dụng: Cho thấy khẩu khí của người anh hùng, ước vọng cao đẹp của người chí sĩ yêu nước.

Hai câu thơ kết bài thơ “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” là kết tinh tư tưởng của toàn bài thơ. Em cảm nhận được điều gì từ hai câu thơ ấy?

Trả lời:

- Ý nghĩa của cặp câu 5-6: Ước vọng trị nước cứu đời, muốn làm cho thiên hạ thái bình, sống trong an vui “tan cuộc oán thù”.

- Lối nói khoa trương có tác dụng: Cho thấy khẩu khí của người anh hùng, ước vọng cao đẹp của người chí sĩ yêu nước.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021