logo

Soạn + Gợi ý Câu hỏi trên lớp bài Trong lòng mẹ

Soạn bài Trong lòng mẹ nhanh nhất chỉ với 10 phút??? Trọn bộ các câu hỏi giáo viên đặt ra cho học sinh trên lớp về tác phẩm Trong lòng mẹ??? Đúng vậy, tất cả sẽ có trong bài viết này của Toploigiai, mời các bạn cùng tham khảo nhé


Soạn bài: Trong lòng mẹ (trong 10 phút)

TÓM TẮT:

Soạn bài: Trong lòng mẹ (siêu ngắn) | Soạn văn 8 siêu ngắn - TopLoigiai

BỐ CỤC:

2 phần

 - Phần 1 (Từ đầu....người ta hỏi chứ): Cuộc đối thoại giữa Hồng và bà cô

 - Phần 2 (Đoạn còn lại): Cuộc gặp gỡ lại đầy cảm động của hai mẹ con và sự xúc động cùng niềm vui sướng của bé Hồng

ĐỌC - HIỂU TÁC PHẨM

Câu 1

Nhân vật người cô:

- Để lại ấn tương lai sâu sắc với lời nói cay nghiệt,độc ác.

- Khiến chú bé thấy đau lòng và buồn tủi bằng câu hỏi:"mày có muốn vào Thanh Hóa chơi với mẹ mày không?"

- Ý nghĩa cay độc trong giọng nói cùng nét mặt cười rất "kịch"

- Cố tình gieo rắc vào đầu bé Hồng những hoài nghi

- Cố ý ngân dài hai tiếng "em bé" khiến tâm can bé Hồng xoắn chặt lại

  => Bà cô cố ý chia rẽ tình cảm của mẹ con bé Hồng,muốn đứa cháu "khinh miệt và ruồng rẫy"mẹ mình bằng những lời nói mang ý nghĩa cay độc, những cử chỉ hành động giả dối, ý nghĩ xấu xa

Câu 2

 Tình yêu thương của chú bé Hồng đối với người mẹ bất hạnh:

- Không hề trách móc,oán hận vì mẹ bỏ đi không có tin tức

- Dù xa cách lâu ngày vẫn tưởng tưởng ra vẻ mặt rầu rầu hiền từ của mẹ   -Dù bà cô cố ý gieo rắc những ý nghĩ độc ác,hoài nghi nhưng vẫn một mực tin yêu mẹ

- Muốn nghiền nát, cắn  xé những cổ tục đã đày đọa mẹ

- Cảm xúc vỡ òa, vui sướng khi gặp lại mẹ cùng ước muốn bé lại để được mẹ ôm ấp, vỗ về

Câu 3

 Chất trữ tình trong văn của Nguyên Hồng:

- Tình huống truyện và nội dung đặc sắc:

+ Hồng lớn lên trong sự cay nghiệt, ruồng rẫy của họ hàng

+ Mẹ Hồng phải chịu đựng tủi nhục của những hủ tục trong xã hội xưa tới mức phải đi tha phương cầu thực

+ Tình yêu thương dành cho mẹ lại càng tăng thêm,không bị lung lay bởi những ý nghĩ,lời nói xấu xa,cay độc của bà cô.

- Cảm xúc của bé Hồng

+ Xót xa,tủi hờn

+Thấu hiểu và yêu thương mẹ

-Hình ảnh so sánh gợi cảm,giàu xúc biểu đạt

 - Kết hợp tả,kể,bộc lộ cảm xúc một cách nhuần nhuyễn và tài tình

Câu 4

Hồi kí là truyện kể từ bằng chính ngôi kể của tác giả về những việc có thật một cách sinh động chân thật mà tác giả đã trải qua hoặc chứng kiến trong quá khứ

Câu 5

Nguyên Hồng là nhà văn của phụ nữ và nhi đồng:

- Sáng tác của ông đa số là về phụ nữ và trẻ em

- Thấu hiểu và cảm thông với những số phận nhỏ bé bị chèn ép trong xã hội.

- Đồng cảm và ca ngợi phẩm chất cao đẹp của người phụ nữ -Nhìn thấy sự ngấy thơ,trong sáng,hồn nhiên của trẻ thơ

- Trong đoạn trích"Trong lòng mẹ":

+ Người mẹ vất vả,tần tạo,chịu nhiều điều tiếng

+ Người cô là những hủ tục phong kiến trong xã hội xưa

+ Bé Hồng thiếu thốn tình cảm gia đình


Gợi ý Câu hỏi giáo viên đặt ra trên lớp bài Trong lòng mẹ

Văn bản “Trong lòng mẹ” thuộc thể loại gì?

Trả lời:

- Thể loại: hồi kí

Ý nghĩa của văn bản “Trong lòng mẹ” là gì?

Trả lời:

Đoạn trích thể hiện tình mẫu tử thiêng liêng và xúc động thông qua những rung động mãnh liệt của một tâm hồn trẻ thơ luôn khao khát tình yêu thương. Đến khi gặp mẹ, được nằm gọn trong lòng mẹ, Hồng có những cảm xúc rạo rực, nồng ấm, vui sướng mong đợi bấy lâu. Qua đó thể hiện tình cảm đáng thương của chú bé Hồng và lên án những hủ tục lạc hậu đã chia rẽ tình cảm gia đình.

Những nét đặc sắc nghệ thuật của văn bản “Trong lòng mẹ” là gì?

Trả lời:

Thành công trong nghệ thuật kể chuyện của văn bản “Trong lòng mẹ” thể hiện ở:

- Nghệ thuật miêu tả ngoại hình để bộc lộ tính cách và nội tâm nhân vật.

- Thể loại hồi kí có đan xen giữa tự sự, miêu tả và biểu cảm (kể chuyện với giọng văn thấm đẫm chất trữ tình) giúp diễn tả đầy đủ, sâu sắc chủ đề văn bản.

Nhan đề của văn bản “Trong lòng mẹ” có ý nghĩa gì?

Trả lời:

- Tên văn bản trước hết có ý nghĩa tả thực, gắn với một sự việc cụ thể: Hồng được gặp mẹ, được ngồi trong lòng mẹ, được mẹ yêu thương, âu yếm.

- Nhan đề văn bản còn mang ý nghĩa tượng trưng: “Trong lòng mẹ” là được sống trong tình thương của mẹ, là những khoảnh khắc bình yên, hạnh phúc của cậu bé khi được mẹ chở che, vỗ về.

- Từ nhan đề văn bản, người đọc đã phần nào hiểu được tình yêu thương mẹ tha thiết, sự khao khát được sống trong tình mẹ của chú bé Hồng, một chú bé có tuổi thơ đầy cay đắng và phải sống giữa những cay nghiệt của người đời

Qua đoạn trích “Trong lòng mẹ”, hãy chứng minh rằng nhà văn Nguyên Hồng giàu chất trữ tình.

Trả lời:

Chất trữ tình được thể hiện qua các phương diện sau :

- Tình huống truyện: bà cô với ý đồ thâm độc, dùng những lời lẽ mỉa mai, cay nghiệt muốn Hồng sẽ oán ghét mẹ mình nhưng ngược lại, Hồng càng thương mẹ mình hơn. Tình cảm của người con vẫn tràn đầy niềm yêu thương, tin tưởng và còn có mơ ước phá tan mọi hủ tục để cho mẹ không bị đau khổ.

- Dòng cảm xúc phong phú của chú bé Hồng được miêu tả qua những chi tiết rất cảm động, sự xót xa túi nhục, lòng căm giận sâu sắc, quyết liệt, cũng như tình yêu thương nồng nàn, thắm thiết.

- Cách thể hiện tâm trạng nhân vật của tác giả thông qua việc kết hợp giữa cách kể và biểu lộ cảm xúc, những hình ảnh gợi cảm và giàu tính nhân văn trong dòng cảm xúc dạt dạo tình yêu thương.

Tình yêu thương mãnh liệt của chú bé Hồng đối với người mẹ bất hạnh được thể hiện như thế nào qua văn bản “Trong lòng mẹ” ?

Trả lời:

- Mặc dù đã ngót một năm chú bé không nhận được tin tức gì của mẹ, đặc biệt mặc dầu bị bà cô chia rẽ tình mẹ con, nhưng tình thương và lòng kính mẹ của bé Hồng vẫn nguyên vẹn.

- Bé Hồng không hề trách mẹ nếu quả là mẹ "đã chửa đẻ với người khác". Tuy non nớt, nhưng bé hiểu "vì tội góa chồng, vì túng bần quá mà mẹ mình phải bỏ các con đi tha phương cầu thực".

- Chú bé Hồng khi nghe những lời giả dối, thâm độc của bà cô xúc phạm đến người mẹ bất hạnh của mình càng thương mẹ mình hơn. Chú cố kìm nén nhưng “nước mắt ròng ròng rớt xuống hai bén mép rồi chan hòa đầm đìa ở cằm và ở cổ”.

- Hồng căm ghét cực độ những hủ tục đã đày đọa mẹ mình."Cô tôi nói chưa dứt câu, cổ họng tôi đã nghẹn ứ không ra tiếng. Giá những cổ tục đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá, cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiền cho kì nát vụn mới thôi".

- Chỉ cần thoáng qua, bé đã phát hiện ra chính xác mẹ mình. Gặp mẹ, Hồng vui sướng cao độ. Niềm vui sướng ấy như thấm vào da thịt.

↠ Qua đó có thể thấy, chú bé Hồng dù còn rất nhỏ nhưng là người con hiếu thảo, thấu hiểu cho hoàn cảnh gia đình và nỗi lòng của mẹ. Dù người khác có tác động, Hồng vẫn giữ một niềm tin và sự kính trọng với mẹ của mình.

Từ đoạn trích “Trong lòng mẹ”, hãy viết đoạn văn về tình yêu thương của em với mẹ mình.

Trả lời:

Hạnh phúc nhất của bạn khi trở về nhà là gì? Với tôi, là được nhìn thấy bóng dáng mẹ trong căn bếp nhỏ xinh, cảm giác ấy thật bình yên và ấm áp. Bao năm qua, mẹ không quản ngại gian nan và vất vả, nuôi dưỡng tôi nên người. Dù công việc bận rộn đến đâu, mẹ cũng không quên quan tâm từng miếng ăn, giấc ngủ, việc học hành của tôi mỗi ngày. Mẹ còn luôn tâm sự cùng tôi những chuyện về bạn bè, cuộc sống, mẹ dạy tôi phải biết ứng xử và yêu thương mọi người. Với tôi, mẹ luôn là điểm tựa bình an, là bờ vai tin tưởng, là người bạn thân thiết nhất để tôi chia sẻ mọi tâm tư buồn vui. Mẹ đã cho tôi cuộc sống và tôi luôn trân trọng hạnh phúc thiêng liêng đó. Nếu có một điều ước, tôi mong mẹ mãi mạnh khỏe và có nhiều niềm vui, không phải lo lắng muộn phiền. Mỗi khi đi đâu xa, tôi luôn ước ao được trở về, gối đầu lên vai mẹ để được mẹ vuốt ve và chở che như những ngày thơ bé. Có thể con không tài giỏi nhưng con hứa sẽ luôn luôn cố gắng học tập và tu dưỡng thật tốt để mẹ luôn tự hào về con. Từ đáy lòng, tôi luôn muốn được nói với mẹ: "Mẹ ơi! Con yêu mẹ nhiều lắm và tình yêu ấy mãi vẹn nguyên trong trái tim con."

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021