logo

Soạn + Gợi ý Câu hỏi trên lớp bài Tam đại con gà

Soạn bài Tam đại con gà nhanh nhất chỉ với 10 phút??? Trọn bộ các câu hỏi giáo viên đặt ra cho học sinh trên lớp về tác phẩm Tam đại con gà??? Đúng vậy, tất cả sẽ có trong bài viết này của Toploigiai, mời các bạn cùng tham khảo nhé


Soạn bài: Tam đại con gà (trong 10 phút)

Soạn văn 10 siêu ngắn: Tam đại con gà - TopLoigiai

Tóm tắt:

Tam đại con gà là câu chuyện cười nhằm phê phán sự ngu ngốc, dốt nát cũng như hành động thiếu chủ động, dấu dốt của một anh học trò. Từ câu chuyện đó, tác giả dân gian chỉ ra và tỏ thái độ phê phán, châm biếm những tính xấu của con người nhờ đó đưa ra cho người đọc, người nghe những bà học nhất định.

Bố cục:

+ Phần 1 (từ đầu đến "trong lòng vẫn thấp thỏm"): Đặt ra những mâu thuẫn trái tự nhiên để cho thấy  sự ngu dốt của anh học trò

+ Phần 2 (tiếp theo đến "dủ dỉ là con dù dì"?): Các tình huống tạo tiếng cười, sự ngu dốt của anh học trò suyt bị phát hiện.

+ Phần 3 (đoạn còn lại): Hành động lấp liếm và sự dấu dốt của anh học trò.

Đọc - hiểu

Câu 1

- Tình huống đặt ra

"Thầy": bản thân là một người không biết chữ nhưng lại làm nghề dạy chữ cho trẻ.

"Thầy" đem việc khấn thổ công ra như một cách để tìm ra sự đúng-sai

Phụ huynh là bố của học trò đưa ra ý kiến  thắc mắc

- Giải quyết tình huống

Dạy học trò theo kiểu liều lĩnh, ngu dốt, nhắc trò đọc nhỏ sợ người khác nghe

Sự ngu dốt đến ngu muội, tin vào những quẻ rồi cho trò đọc lớn

Dùng lí lẽ của một kẻ ngu dốt kiểu khôn lỏi để che dấu bản thân.

- Nhân vật tự bộc lộ

Ngu dốt nhưng dám làm liều.

Bản thân ngu dốt nhưng không tự nhận thức, khong chịu học hỏi, tìm tòi

Sự dốt nát có che đậy bao nhiêu cũng không đủ, càng cố gắng che đi sẽ càng khiến nó lộ ra và trở thành trò cười của thiên hạ.

Câu 2 

 Ý nghĩa phê phán của truyện:

+ Đầu tiên phê phán những đối tượng học trò thiếu học, ngu dốt

+ Thứ hai, phê phán một bộ phận những người làm thầy không có kiến thức, không có chuyên môn nhưng lại đòi đi dạy chữ

+ Cuối cùng, phê phán những thói hư tật xấu của cn người, luôn tìm mọi cách che đậy, dấu đi khiếm khuyết của bản thân mà không chịu nhìn nhận bản thân để học hỏi

Luyện tập

- Hành động của nhân vật:

+ Yêu cầu học trò đọc nhỏ

+ Xin đài âm dương rồi cho trò đọc lớn

+ Bào chữa cho sự ngu dốt của mình tước mặt phụ huynh

 Hành động hoàn toàn đi ngược với lẽ tự nhiên, cho thấy sự ngu dốt từ người thầy và có cả sự khôn lỏi, dùng chính sự ngu dốt để bào chữa cho sự ngủ dốt

- Lời nói của nhân vật: "Tôi vẫn biết chữ ấy là chữ "kê",…tam đại con gà kia"; "Dủ dỉ là con dù dì, dù dì là chị con công, con công là ông con gà"

 Lời nói và hành động càng làm bộc lộ bản chất dốt nát của người làm thầy, mỗi lời nói ra hoàn toàn phi lý với mục đích chống chế, dấu diếm, khổn lỏi è Đây là yếu tố tạo nên tiếng cười tự nhiên trong câu  chuyện

Nhận xét – Ý nghĩa

Truyện cười Tam đại con gà mang lại tiếng cười tự nhiên và để lại bài học sâu sắc cho con người. Trong cuộc sống, cái dốt hay cái xấu có che đậy bao nhiêu thì cũng có ngày bị phát hiện, càng dấu càng lộ và có thể trở thành trò cười của thiên hạ. Câu chuyện đã khai thác các yếu tố trong đời sống xã hội của chính con người để nhằm gây tiếng cười qua những mâu thuẫn, những tình huống trái với tự nhiên. Tiếng cười này đầy châm biếm, phê phán.


Gợi ý Câu hỏi giáo viên đặt ra trên lớp bài Tam đại con gà

Trong truyện “Tam đại con gà”, thầy đồ liên tiếp bị đặt vào tình huống nào?

Trả lời:

Thầy không biết chữ kê, bị học trò hỏi gấp thầy nói liều “dủ dỉ là con dù dì”- sự liều lĩnh và dốt nát được bộc lộ.

Người ta cười về sự giấu dốt và sĩ diện hão của ông thầy “thầy xấu hổ bảo trò đọc khe khẽ”, anh ta dùng sự láu cá để lấp liếm che giấu dốt.

Cái dốt bị lật tẩy, thầy lòi ra cái đuôi dốt nhưng vẫn gượng gạo giấu dốt, cái dốt tầng tầng lớp lớp chồng chất lên nhau.

Trong truyện “Tam đại con gà”, thầy đồ đã giải quyết tình huống ra sao?

Trả lời:

Tình huống 1: Gặp chữ “kê” khi học trò hỏi gấp thầy không biết chữ đấy là chữ gì liền đoán bừa một phen “dủ dỉ là con dù dì”. Sau đó còn dặn học trò khe khẽ kẻo người khác nghe thấy biết cái sai của mình. Không chỉ vậy thầy đồ lại còn bày trò cúng thổ công xem đúng hay sai, xem cho chắc chắn, rồi lại cho mình là đúng còn bắt học trò đọc to.

   ⇒ Cách xử lí ở đây là nhờ đến thổ địa, nhưng là dốt nên mê tín để giúp che giấu sự dốt của mình.

Tình huống 2: Khi bố của học trò hỏi thì vẫn cái việc che giấu dốt của mình, thầy đồ vẫn biện đủ lí do, lí sự chống chế, giải thích theo cái lí sự cùn của mình.

   ⇒ Cách xử lý của thầy đồ luôn giải thích vòng vo, thiếu logic, tự lật tẩy bản chất dốt của chính mình.

Trong quá trình giải quyết các tình huống, thầy đồ đã tự bộc lộ cái dốt của mình như thế nào ở truyện “Tam đại con gà”?

Trả lời:

Trong mỗi lần giải quyết tình huống, cái dốt của thầy đồ dần được bộc lộ chân tướng. Thầy càng che giấu cái dốt càng chồng chất.

Mâu thuẫn là thầy dốt nhưng không chịu nhận dốt, liên tục ngụy biện, giấu dốt.

Hãy chỉ ra ý nghĩa phê phán của truyện “Tam đại con gà”.

Trả lời:

Ý nghĩa phê phán của truyện:

   – Phê phán bộ phận người dốt nát nhưng thích tỏ ra hay chữ

   – Phê phán thói mê tín dị đoan trong dân gian

   – Tuy nhiên câu chuyện này vẫn là câu chuyện giải trí, chưa tới mức đả kích và tiêu diệt đối tượng.

Đối tượng phê phán của truyện “Tam đại con gà” là ai?

Trả lời:

Đối tượng phê phán của truyện: thầy đồ dốt nát.

Em có nhận xét gì về những điều ông thầy đã làm trong truyện “Tam đại con gà”?

Trả lời:

Những điều ông thầy đã làm đều trái lẽ tự nhiên, không thể có trong công việc dạy học của một người thầy đích thực.

Tiếng cười trong truyện “Tam đại con gà” được tác giả dân gian xây dựng như thế nào?

Trả lời:

Tiếng cười được thể hiện qua 2 lần thắt nút và mở nút:

    - Lần 1: chữ Kê thầy không rõ, buộc học trò đọc nhỏ, sau đó khấn thổ công 3 đài được cả 3 nên bắt trò gào to.

    - Lần 2: chủ nhà nghe thấy phát hiện ra cái sai của thầy, ông thầy gỡ bí thanh minh về cái dốt của mình.

Cách giải quyết, gỡ rối của thầy trong truyện “Tam đại con gà” thể hiện điều gì?

Trả lời:

Cách giải quyết, gỡ rối của thầy phản ánh: càng giải thích càng chứng minh sự dốt nát của mình.

Hãy phân tích hành động và lời nói của nhân vật "thầy" để làm sáng tỏ thủ pháp gây cười trong truyện “Tam đại con gà”.

Trả lời:

 - Lời nói của nhân vật:

    + Dủ dỉ là con dù dì

    + Tôi vẫn biết chữ ấy là chữ "kê", mà "kê" nghĩa là "gà", nhưng tôi dạy thế là dạy cho cháu biết đến tận tam đại con gà kia.

    + Dủ dỉ là con dù dì, dù dì là chị con công, con công là ông con gà!

    ⇒ Những lời nói của ông "thầy" càng nói càng bộc lộ rõ cái dốt nát bởi đó là những lời vô nghĩa để ngụy biện nhằm che giấu cái dốt của mình. Nhưng thói đời, cái dốt càng giấu nó lại càng lộ ra, càng cho thấy bản chất của ông "thầy" là một kẻ sĩ diện, không hiểu biết nhưng vẫn tỏ vẻ ta đây, huênh hoang, khoác lác.

    - Hành động của nhân vật ông "thầy": bí quá nên nói liều, bảo học sinh đọc nhỏ lại vì sợ người ta nghe thấy; về nhà xin ba đài âm dương ở ban thổ công; hôm sau bảo lũ trẻ đọc cho to.

    ⇒ Hành động của ông thầy càng làm cho tiếng cười thêm sảng khoái: Ban đầu là thận trọng bảo học sinh đọc nhỏ nhưng cuối cùng, khi được sự "đồng thuận" qua ba lần gieo quẻ âm dương, thầy lấy làm đắc chí lắm tin tưởng tuyệt đối vào thổ công.

Nghệ thuật đặc sắc của truyện “Tam đại con gà” là gì?

Trả lời:

  - Truyện ngắn gọn, kết cấu chặt chẽ.

   - Cách vào truyện tự nhiên, kết thúc truyện bất ngờ.

   - Ngôn ngữ giản dị, sử dụng yếu tố vần điệu để tăng tính bất ngờ và yếu tố gây cười.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021