logo

Soạn + Gợi ý Câu hỏi trên lớp bài Sài Gòn tôi yêu

Soạn bài Sài Gòn tôi yêu nhanh nhất chỉ với 10 phút??? Trọn bộ các câu hỏi giáo viên đặt ra cho học sinh trên lớp về tác phẩm Sài Gòn tôi yêu??? Đúng vậy, tất cả sẽ có tại bài viết này của Toploigiai, mời các bạn cùng tham khảo


Soạn bài: Sài Gòn tôi yêu (trong 10 phút)

Soạn bài Sài Gòn tôi yêu | Soạn văn 7 siêu ngắn tại TopLoigiai

TÓM TẮT:

Bằng những tình cảm sâu sắc và những cảm nhận tinh tế về mảnh đất sài gòn yêu dấu, tác giả đã bộc lộ trực tiếp những tình cảm của mình. Tác giả yêu thời tiết đôi lúc thất thường, yêu những con đường, phố xá, yêu cả những hàng cây nhiệt đới, yêu không khí đêm về, yêu cái tĩnh lặng buổi sáng tinh sương. Đặc biệt hơn cả, điều tác giả trân trọng là tình người nơi đất Sài thành, những con người bộc trực thẳng thắn, những cô gái tóc dài ngang lưng hay tết bím. Sài Gòn của tác giả yêu không chỉ có vậy, nó còn là những phung tục lễ nghi mnag tính cổ điể nhưng thể hiện được tính dân chủ của một đất nước. Cảnh vật, thiên nhiên, con người nơi mảnh đất Sài Gòn đều là những điều tác giả dành trọn yêu thương và trân quý. Tác giả kết bài bằng sự mong ước với tất cả tấm lòng, tác giả yêu Sài Gòn sâu sắc, vì thế mà cũng mong các thế hệ mai sau cũng yêu Sài Gòn như vậy.

ĐỌC - HIỂU TÁC PHẨM

Câu 1

Bằng những cảm nhận tinh tế của tác giả, Sài Gòn được hiện lên ở nhiều phương diện:

Thời tiết, khí hậu: nắng sớm (thứ nắng ngọt ngào), buổi chiều lộng gió nhớ thương, yêu thời tiết trai chứng với trời đang ui ui buồn bã bỗng nhiên trng vắt như thủy tinh, không khí mát dịu, thanh sạch trên một số dường còn nhiều hàng cây che chở.

Âm thanh: đêm khuya thưa thớt tiếng ồn, phố phường náo động, dập dìu xe cộ, cái tĩnh lặng của buổi sáng tinh sương.

Thiên nhiên, cảnh vật: những hàng cây nhiệt đới, là một miền đô thị ôn hòa (đến mùa chim nhạn, chim én bay về trú đóng, những tòa nhà cao tầng, mái chùa, mái đình, nhiều loại chim khác được nhắc đến như Quạ, Sáo, Vành Khuyên, Se Sẻ

Con người: ăn nói tự nhiên, nhiều lúc hề hà, dễ dãi, ít dàn dựng, tính toán, rất chơn thành và bộc trực. Hình ảnh những cô gái hồn nhiên, trong sáng, họ có cái đẹp đơn sơ, đôn hậu nhưng khi trong chiến đấu thì các chàng trai cô gái sài Gòn lại bất khuất, hi sinh cả tính mạng của mình,…

Bố cục của tác phẩm có thể chia thành 3 phần

Phần 1: từ đầu đến tông chi họ hàng: Những cảm nhận đầu tiên về những điều tạo nên ấn tượng của Sài Gòn đối với tác giả:

Phần 2: tiếp đến leo lên hơn năm triệu : Những lời bình luận, đánh giá về con người về phong cách sống cũng như những thay đổi của Sài Gòn theo thời gian.

Phần 3: Phần còn lại: Tác giả bộc lộ trực tiếp tình cảm của mình đối với Sài Gòn và những mong ước của tác giả về tình yêu của mọi người dành cho Sài Gòn

Câu 2 

Những nét riêng biệt về thời tiết, khí hậu của Sài Gòn được hiện lên qua những cảm nhận tình tế của tác giả là: nắng sớm (thứ nắng ngọt ngào), buổi chiều lộng gió nhớ thương, yêu thời tiết trai chứng với trời đang ui ui buồn bã bỗng nhiên trng vắt như thủy tinh, không khí mát dịu, thanh sạch trên một số dường còn nhiều hàng cây che chở.

Tác giả bộc lộ tình yêu nồng nhiệt, thiết tha với thành phố Sài Gòn qua các câu nói trực tiếp

“tôi yêu sài Gòn da diết”

Tác giả yêu tất cả mọi thứ từ cảnh vật, thiên nhiên, nhịp sống, không gian, các thời điểm trong ngày

Sử dụng biện pháp điệp ngữ “yêu” được sủ dụng 6 lần liên tiếp => nhấn mạnh tình cảm, tình yêu dành cho Sài Gòn

Thể hiện niềm vui về phát triển của thành phố trẻ Sài Gòn.

Câu 3

Trong phần 2 của tác phẩm, tác giả đã nêu những nét đặc trưng về phong cách của con người Sài Gòn, điều đó được thể hiện cụ thể như sau:

Tác giả viết “ ở trên đất này, không có người Bắc, không có người Trung, người Hoa, người Khơ – me,… mà chỉ toàn là người Sài Gòn cả => Câu văn thể hiện sự gắn kết của các cộng đồng dân tộc tại Sài Gòn, không phân biệt khác miền, không phân biệt sắc tộc, tất cả mọi người sống trên mảnh đất Sài Gòn đều được gọi là người Sài Gòn, và những người dân đã từng sống trên mảnh đất này cũng coi nơi đây là nơi mình sinh ra và họ thừa nhận đây là quê quán của mình.

Những con nguời Sài Gòn dù già trẻ, gái trai, họ đều mang tring mình tính cách chân thành, bộc trực, tự nhiên, cởi mở, táo bạo mà vẫn ý nhị

Hình ảnh những cô gái hồn nhiên, trong sáng, họ có cái đẹp đơn sơ, đôn hậu nhưng khi trong chiến đấu thì các chàng trai cô gái sài Gòn lại bất khuất, hi sinh cả tính mạng của mình, …

* Thái độ của tác giả đối với con người Sàn Gòn: đó là sự trân trọng, và sự tự hào đấy mến thương với những con người đã tạo nên lịch sử. Tác giả không biểu hiện một cách trực tiếp về tình của mình đối với người Sài Gòn, nhưng những câu văn, giọng điệu viết về con người và phong cách người Sàn Gòn đều thể hiện tình cảm của tác giả một cách gián tiếp mà sâu sắc.

Câu 4

Ở đoạn cuối là sự khẳng định chắc nịch tình cảm của tác giả dành cho Sài Gòn, đó là tình cảm tha thiết, sâu sắc và đầy sự trân trọng. Hơn thế nữa, từ sự trân trọng và tình yêu của mình, tác giả mong muốn cho thế hệ mai sau, truyền đến cho họ tình yêu Sài Gòn như tác giả vẫn từng yêu Sài Gòn như thế.  

Câu 5 

Trong bài tùy bút này, tác giả đã vận dụng khéo léo, phù hợp các biện pháp nghệ thuật đối từng mạch dòng cảm xúc của tác giả.

Sử dụng biện pháp điệp ngữ ‘yêu” và điệp cấu trúc “tôi yêu” => Nhấn mạnh tình yêu tha thiết và sâu đậm của tác giả dành cho Sài Gòn

Sử dụng nhiều phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả, bình luận, thuyết minh, lập luận => làm nổi bật lên những nét đẹp và đặc trưng của thiên nhiên, cảnh vật, con người Sài Gòn, từ đó bộc lộ cảm xúc của tác giả.

Cách thể hiện tình yêu theo dòng chuyển của thời gian và cảm xúc mang tính hợp lí biểu hiện qua bố cục rõ ràng của bài tùy bút.

LUYỆN TẬP

Câu 1

Ví dụ bài thơ Mùa Thu Hà Nội của tác giả Hoàng Thi

Hà Nội bây giờ còn trong nỗi nhớ,

Những chiều se lạnh bên phố chờ ai,

Cơn mưa phùn rơi không ngại ướt áo,

Từng cội me già nhẹ tiếng lao sao.

 

Mái đình rêu phong muôn đời cổ kính,

Con đường gạch đỏ ngại bước chân ai.

Mặt nước hồ Gươm miệt mài soi bóng,

Những cuộc tình làm gợn sóng lung linh,

 

Từ dạo Thu về phố bỗng hoang vu,

Héo hắt hồ Gươm khi gió Thu về,

Hàng me chết lặng khi Thu chợt đến,

Tàn tạ hao gầy vào độ Thu sang.

 

Phố xá đìu hiu bầy chim vỡ tổ,

Soải cánh tìm về một chốn nương thân,

Kiếp sống tha phương thân phận lưu đầy,

Giọt lệ âu sầu nghẹn nấc từng đêm.

 

Hà Nội vẫn chờ cơn gió mùa Xuân,

Chờ nắng vàng hanh những chiều vào Hạ,

Chờ cơn se lạnh của những mùa Đông,

Chờ những con người Hà Nội năm xưa.

Câu 2

Viết một đoạn văn ngắn về quê hương mình

Bài làm

Sinh ra và lớn lên tại vùng quê Yên Bái– một vùng quê miền núi và thật bình yên tôi đã có những tháng ngày rong ruổi theo tuổi thơ thật ý nghĩa. Những năm tháng tuổi thơ vui tươi, hồn nhiên bao kỉ niệm với những đám bạn trong làng. Sau này, khi đã trưởng thành, người ta vẫn coi quê hương là nơi để trở về, và tôi cũng vậy, sau những năm tháng lê thê, mệt nhoài ở nơi xứ lạ, tôi lại kháo khát, momg mỏi những ngày đặt chân lên mảnh miền núi bình yêm ngày nào. Mỗi lần, nghĩ về quê hương, trong đầu tôi hiện lên những hình ảnh rặng tre già rung rinh trong nắng chiều, những cánh đồng lúa xanh mượt trải dài trong nắng, những con trâu no cỏ nằm nghỉ ngơi trên những đồi cỏ, lũ trẻ con lại tấm tít gọi nhau thả diều mỗi khi chiều về,… Nhưng có lẽ, qua theo những bước đi của thời gian, quê hương tôi ít nhiều có những đổi thay, đổi thây theo hướng tích cực, phát triển hơn, tôi vui vì điều đó. Nhưng tất cả mọi thứ, không xóa đi trong tôi những kỉ niệm về tuổi thơ về quê hương biết bao điều gắn bó. Quê hương luôn là nơi níu bước chân môi chúng ta quay về. Với tôi quê hương như một phần trong tôi, nuôi nấng, nâng đỡ và chứng kiến những bước đi của tôi.


Gợi ý Câu hỏi giáo viên đặt ra trên lớp bài Sài Gòn tôi yêu

Tác giả đã cảm nhận Sài Gòn về những phương diện nào trong văn bản “Sài Gòn tôi yêu”?

Trả lời:

- Trong bài viết, tác giả đã cảm nhận về Sài Gòn trên các phương diện: thiên nhiên, khí hậu, thời tiết, cuộc sống, sinh hoạt của thành phố, cư dân và phong cách của con người Sài Gòn.

Nét riêng biệt của thiên nhiên, khí hậu Sài Gòn qua sự cảm nhận khá tinh tế của tác giả trong văn bản “Sài Gòn tôi yêu” được thể hiện như thế nào?

Trả lời:

Nét riêng biệt của thiên nhiên và khí hậu Sài Gòn qua sự cảm nhận của tác giả là:

- Những hiện tượng thời tiết với những nét riêng: nắng sớm, gió lộng buổi chiều, cơn mưa nhiệt đới ào ào và mau dứt.

- Sự đổi thay nhanh chóng, đột ngột của thời tiết: trời đang ui ui buồn bã bỗng nhiên trong vắt lại như thuỷ tinh.

- Cảm nhận về không khí, nhịp điệu cuộc sống đa dạng của thành phố trong nhiều thời khắc khác nhau: đêm khuya, những giờ cao điểm, buổi sáng tinh sương

Tình cảm của tác giả với Sài Gòn đã được thể hiện như thế nào trong văn bản “Sài Gòn tôi yêu”? Biện pháp nghệ thuật nào đã được sử dụng để biểu hiện tình cảm của tác giả?

Trả lời:

- Tình cảm của tác giả với Sài Gòn được thể hiện là một tình yêu nồng nhiệt, sâu sắc, yêu từ những gì gần gũi, thân quen, từ thiên nhiên đến con người, đến cả những “trái chứng giở trời” của thời tiết trong tâm trí tác giả cũng trở nên thành những cái đáng nhớ, đáng yêu.

- Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật điệp cấu trúc và điệp từ. Điệp từ Yêu được lặp lại tới 6 lần, đứng đầu câu mở ra sau động từ yêu ấy là mở ra một không gian, cảnh vật, nét riêng của thành phố. Cụm từ “Tôi yêu...” được lặp lại 4 lần.

- Qua đó tác giả đã thể hiện được tình yêu tha thiết của mình với một thành phố trẻ, phát triển vô cùng năng động của cả nước.

Trong văn bản “Sài Gòn tôi yêu”, nét đặc trưng của phong cách người Sài Gòn là gì? Thái độ, tình cảm của tác giả đối với con người Sài Gòn được biểu hiện như thế nào?

Trả lời:

- Tác giả đã đánh giá: đây là nơi hội tụ của con người ở khắp bốn phương nhưng đã hoà hợp, không còn phân biệt nguồn gốc mà chỉ còn là những người con của Sài Gòn.

- Phong cách nổi bật của con người Sài Gòn được tác giả khái quát là tự nhiên, chân thành, bộc trực, khỏe khoắn, cởi mở, mạnh bạo, mà vẫn ý nhị. Vừa ý tứ mà lại mang những nét đẹp cổ xưa song vẫn toát lên tinh thần dân chủ.

- Người Sài Gòn còn hào phóng mở rộng, sẵn sàng dang tay đón nhận người khắp mọi nơi về Sài Gòn sinh sống lập nghiệp, dân số Sài Gòn đã leo lên tới 5 triệu.

Hãy nêu lên vị trí và ý nghĩa của đoạn cuối văn bản “Sài Gòn tôi yêu” trong việc thể hiện tình cảm của tác giả với Sài Gòn.

Trả lời:

- Đoạn cuối của bài, một lần nữa tác giả khẳng định lại tình cảm của mình với mảnh đất và con người nơi đây. Đó như một “tuyên ngôn” của tác giả đồng thời mong muốn thế hệ trẻ cũng đều dành tình cảm yêu mến cho mảnh đất này.

Hãy nêu lên những đặc điểm trong nghệ thuật biểu cảm của bài văn “Sài Gòn tôi yêu”.

Trả lời:

Những đặc điểm trong nghệ thuật biểu cảm của bài văn:

- Văn bản được thể hiện dưới dạng tùy bút, ghi lại những cảm nhận của tác giả.

- Biểu cảm kết hợp miêu tả.

Qua văn bản “Sài Gòn tôi yêu”, viết một đoạn văn ngắn nói về tình cảm của mình với quê hương hay một vùng đất mà mình đã từng gắn bó.

Trả lời:

“Quê hương là gì hả mẹ?

Mà cô giáo dạy phải yêu

Quê hương là gì hả mẹ?

Ai đi xa cũng nhớ nhiều.”

Quê hương với mỗi người là một miền kí ức thiêng liêng. Đó có thể là một vùng quê thanh bình, thơ mộng cũng có thể là một thành phố năng động, sôi động. Với tôi, quê hương là một vùng trung du yên ả với đồi núi nhấp nhô, trập trùng. Mảnh đất ấy có con sông nhỏ đưa nước về tưới mát những ruộng lúa, nương dâu xanh tốt. Đất vùng trung du không được màu mỡ, tươi tốt như phù sa đồng bằng, đất chỉ thích hợp với trồng hoa màu và  những rừng cọ, đồi chè. Quê hương tôi bình yên đến lạ, là những câu hát vang xa trên những khoảng đồi của người làm nương rẫy, là chia nhau củ sắn ngọt bùi của những người hàng xóm thân quen. Những kỉ niệm ngọt ngào về quê hương sẽ là hàng trang theo tôi suốt cuộc đời.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021