logo

Soạn + Gợi ý Câu hỏi trên lớp bài Nối oán của người phòng khuê

Soạn bài Nối oán của người phòng khuê nhanh nhất chỉ với 10 phút??? Trọn bộ các câu hỏi giáo viên đặt ra cho học sinh trên lớp về tác phẩm Nối oán của người phòng khuê??? Đúng vậy, tất cả sẽ có trong bài viết này của Toploigiai, mời các bạn cùng tham khảo nhé

Soạn văn 10 siêu ngắn: Khe chim kêu (Vương Duy)- TopLoigiai


Soạn bài: Nối oán của người phòng khuê (trong 10 phút)

Đọc - Hiểu

Câu 1 

- Chi tiết nhà thơ cảm nhận hoa quế rơi cho thấy đêm mùa xuân vô cùng vắng vẻ, yên lặng và tĩnh mịch đến mức có thể nghe từng âm thanh nhỏ nhất. Điều này chứng tỏ nhà thơ có tâm hồn vô cùng nhạy bén, tinh tế để cảm nhận được từng sự xoay chuyển, từng âm thanh dù là nhỏ bé.

Câu 2

- Mỗi quan hệ giữa động và tĩnh, hình ảnh và âm thanh hiện ra rất cụ thể, rõ ràng và chi tiết. Trong bài thơ, cái động và cái tĩnh luôn song hành, bổ trợ lẫn nhau và có sự đồng nhất, nhờ cái động mà cái tĩnh được rõ ràng; ngược lại cãi tĩnh là đòn bẩy cho cái động thêm nổi bật. Nói cụ thể tác giả đã sử dụng bút pháp lấy động tả tĩnh.

Nhận xét – Ý nghĩa

Qua bài thơ học sinh thấy được sự yên ắng, tĩnh lặng của không gian. Từ đó nhận biết được bút pháp lấy động tả tĩnh đặc biệt kết hợp các hình ảnh, biểu tượng trong nghệ thuật của nhà thơ.


Gợi ý Câu hỏi giáo viên đặt ra trên lớp bài Nối oán của người phòng khuê

Em có nhận xét gì về nghệ thuật cấu tứ của “Nỗi oán của người phòng khuê” thể hiện qua quá trình chuyển biến tâm trạng của người khuê phụ.

Trả lời:

Điểm độc đáo của “Khuê oán” ở cấu tứ, Vương Xương Linh thể hiện qua sự biến chuyển tâm trạng của người khuê phụ.

    + Tâm trạng ấy “bất tri sầu” sang “hối”. Cái “bản lề” của quá trình chuyển biến tâm trạng trong câu “liễu là màu của mùa xuân và tuổi trẻ”.

    + Nó là màu của sự li biệt, nhìn vào bản thân, cô gái thấy tuổi trẻ bị trôi qua trong cô quạnh.

    + Hoàn cảnh ấy quả thực không thể không khiến cho người thiếu phụ sầu hận, xót thương.

Trong “Nỗi oán của người phòng khuê”, vì sao khi thấy "màu dương liễu" nàng lại hối hận vì đã để chồng đi kiếm tước hầu?

Trả lời:

- Màu dương liễu, màu của mùa xuân và tuổi trẻ, cũng là màu “li biệt”

   - Vì thế khi nhìn thấy “màu dương liễu” tâm trạng của khuê phụ thay đổi:

       + Từ sự vô tư nàng hối hận vì để chồng đi kiếm tước hầu

       + Nàng oán thán, ghét chiến tranh phi nghĩa

⇒ Người khuê phụ hiểu giá trị của chia li, sự phi lí của chiến tranh.

Vì sao chỉ với 28 chữ, tác phẩm “Nỗi oán của người phòng khuê” lại được coi là bài thơ tiêu biểu cho tinh thần phản đối chiến tranh phi nghĩa của con người đời Đường?

Trả lời:

- Bài Khuê oán tiêu biểu cho tinh thần phản đối chiến tranh phi nghĩa của con người thời Đường.

   - Qua nỗi đau, sự xót xa của người chinh phụ trước tình cảnh u ám, buồn bã trước mắt.

       + Chiến tranh phi nghĩa tạo ra sự chia ly, chôn vùi hạnh phúc, tuổi trẻ của con người

       + Chiến tranh làm mất đi sự lạc quan, yêu đời, niềm tin vào cuộc sống

⇒ Từ cảm xúc tâm trạng, và sự oán thán của người chinh phụ là giá trị tố cáo chiến tranh phi nghĩa.

Nội dung chính của bài “Nỗi oán của người phòng khuê” là gì?

Trả lời:

Nhà thơ mượn tâm trạng của người chinh phụ để thông qua đó lên án chiến tranh phi nghĩa gây đau thương, mất mát cho mọi gia đình, tinh yêu, hạnh phúc của bao người.

Ý nghĩa nhan đề của “Nỗi oán của người phòng khuê” là gì?

Trả lời:

Nhan đề: “Nỗi oán của người phòng khuê”

   - “Oán”: giận, trách hận hoặc sự bất mãn.

   - “Phòng khuê” là căn buồng của người phụ nữ và ở đây “Người phòng khuê” ý chỉ người phụ nữ có chồng đi chiến trận.

⇒ Có thể hiểu nhan đề là: nỗi trách hận của người phụ nữ có chồng đi chiến trận.

Đề tài của “Nỗi oán của người phòng khuê” là gì?

Trả lời:

Đề tài

   - Đề tài bài thơ là khuê oán, nói về nỗi oán hờn của người khuê phụ.

   - Thuộc chủ đề chiến tranh, bài thơ thể hiện tinh thần phản đối chiến tranh phi nghĩa.

Đặc sắc nghệ thuật của “Nỗi oán của người phòng khuê” là gì?

Trả lời:

 - Bút pháp miêu tả và phân tích tâm lí nhân vật tinh tế.

   - Cấu trúc ngôn ngữ ngắn gọn gợi nhiều hơn tả.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021