logo

Soạn + Gợi ý Câu hỏi trên lớp bài Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người

Soạn bài Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người nhanh nhất chỉ với 10 phút??? Trọn bộ các câu hỏi giáo viên đặt ra cho học sinh trên lớp về tác phẩm Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người??? Đúng vậy, tất cả sẽ có tại bài viết này của Toploigiai, mời các bạn cùng tham khảo


Soạn bài: Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người (trong 10 phút)

Soạn bài Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người | Soạn văn 7 siêu ngắn tại TopLoigiai

ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN

Câu 1

Ý đúng là b và c

- Trong bài ca có 2 phần phần một là các cau hỏi của chàng trai và phần 2 là sự đối đáp của cô gái

-  Chúng ta có thể khẳng định rằng, hình thức đối đáp thường rất phổ biến trong ca dao dân ca, Người ta hát đối đáp với nhau để thể hiện sự khéo léo, hóm hỉnh hài hước, đôi khi là để thi tài, cũng có lúc như lời sự tìm hiểu về tài năng, ứng xử khéo léo của đối phương. Hơn thế nữa, các bài ca thường được đối đáp qua lại trong những lúc người dân đi làm ruộng làm đồng, để gairi tỏa sự mệt mỏi, cũng như thể hiện niềm tin yêu cuộc sống và yêu lao động.

Câu 2

Trong bài ca một, chúng ta thấy, chàng tải và cô gái hỏi đáp nhau về những địa danh và đặc điểm của từng địa danh một.

+ Chàng trai muốn thử thi tài với cô gái về sự hiểu biết và cách thức ứng xử của cô gái

+ Các địa được nhắc đến đều là những nơi gắn liền với lịch sử, văn hóa của Đất nước=> Khi hỏi và đáp như vậy để chứng minh về học vấn, kiến thức của mình về nguồn gốc, về văn hóa lịch sử của quê hương, đất nước của chàng trai và cô gái cũng rất tường tận, cụ thể.

+ Cách thi tài hỏi đáp như vậy, để khẳng định tình yêu quê hương và tự hào về đất nước của chàng trai và cô gái. Chắc hẳn, phải có sự gắn bó bền chặt, tình yêu quê hương sâu thì mới hiểu biết sâu sắc như vậy về quê hương Đất nước mình.

Câu 3

Phân tích cụm từ “rủ nhau” trong bài 2

Đây là cụm từ chúng ta cũng hay gặp trong các bài ca dao dân ca, từ cụm đó chúng ta có thể thấy rằng

+ Hành động rủ: thể hiện mối quan hệ thân thiết giữa các nhóm người

+ Trong số những người được rủ và người rủ ắt hẳn phải đang cùng hướng đến một chủ đề, cùng một phương diện của sự việc.

+ Rủ nhau: có thể là lời rủ của các nhóm người cùng ngang hàng nhau về độ tuổi, về sở thích.

* Các địa danh được nhắc đến đều thuộc về một vùng đất với hàng nghìn năm lịch sử, mang trong mình những dấu ấn văn hóa của dân tộc => Bài ca là lời thể hiện sự tự hào về một đất nước trù phú nền văn hóa văn minh lâu đời tạo nên âm hưởng của dân tộc.

- Các địa danh cùng cộng hưởng tạo nên một bức tranh thơ mộng mà thiêng liêng của sông nước, cây cầu vắt mình trên sông, tháp bút huyền thoại và ngôi chùa thiêng liêng.

* Câu hỏi cuối bài như một lời nhắc nhớ về công ơn những người đã gây dựng lên đất nước cũng như lời dạy các thế hệ phải gìn giữ và xây dựng non sông đất nước.

Câu 4

Xứ Huế được hiện lên với những đường nét, màu sắc thật nên thơ qua hình ảnh con đường “quanh quanh”, qua hình ảnh “non xanh nước biếc” đẹp như tranh họa đồ.Những hình ảnh đó tạo nên sự thơ mộng, nhẹ nhàng với vẻ đẹp của thiên nhiên kết hợp với bàn tay khéo léo của con người Huế.

+ Xứ Huế nhắc nhớ người ta nhớ đến một vùng đất đẹp và thơ mộng vừa có đường nét, vừa có núi có sông, có màu sắc, sự kết hợp đó người ta vẫn thường khen đẹp rằng “như tranh họa đồ”( là vẽ lên bằng đôi tay của những , người nghệ sĩ với bàn tay khéo léo và tâm hồn yêu Huế sâu sắc)

- Đại từ “Ai” là cách phiếm chỉ bất kì đối tượng nào có thể lá chỉ rát nhiều người

- Qua câu thơ “Ai vô xứ Huế thì vô” là một lời mời gọi ngọt ngào dành cho tất cả mọi người có thể vào thăm xứ Huế mộng mơ, xinh đẹp, cũng như những mong muốn khát khao muốn chia sẻ vẻ đẹp của quê hương đất nước mình đến bạn bè bốn phương.

Câu 5

Trong bài 4, sự đặc biệt về từ ngữ của 2 câu đầu là các từ đối lập : bên ni >< bên tê, các đảo ngữ : mênh mông bát ngát và bát ngát mênh mông, các từ láy: mênh mông, bát ngát và lặp lại một số từ

Sự đặc biệt của các từ ngữ tạo ra chiều rộng của cảnh vật, từ các góc độ, và nhấn mạnh về sự rộng lớn của nó. Từ đó, câu văn trở nên nhịp điệu, nhẹ nhàng, vần điệu du dương.

Câu 6

Phân tích hình ảnh cô gái trong 2 câu cuối của bài 4:

Hình ảnh cô gái được so sánh với chẽn lúa đòng đòng (lúa sắp trổ bông), đúng đang độ tuổi mới lớn, vui tươ, hồn nhiên, trẻ trung trong nắng hồng ban mai. Hình ảnh cô thôn nữ đầy sức xuân chính là điểm nhấn giữa cảnh vật bao la của toàn bài ca.

Câu 7 

Trong bài ca 4 , đây là lời của chàng trai. Đây là cách tỏ tình khéo léo của chàng trai, mượn cảnh để khen người, nhìn cảnh vật nhưng bị cuốn hút bởi cô thôn nữ mảnh mai, trẻ trung đầy sức sống.

*Có một cách hiểu khác đây là lời của cô gái. Đó là tâm trạng lo lắng về số phận, về sự nhỏ bé bấp bênh của bản thân (phất phơ) trước thiên nhiên rộng lớn.

LUYỆN TẬP

Câu 1

 Cả 4 bài ca đều sử dụng thể thơ lục bát biến thể (có câu không đủ 6 tiếng, có câu lại hơn 8 tiếng) khác với thể lục bát (1 câu 6 tiếng và một câu 8 tiếng truyền thống). Cách sử dụng linh hoạt thể thơ lục bát biến thể là để phù hợp với tâm trạng, suy nghĩ cảm xúc của người hát, không muốn bị gò bó, hạn chế bởi các quy luật, giới hạn của thể thơ, nhưng vẫn giữ được những nét nhẹ nhàng, ngọt ngào của thể thơ truyền thồng.

Câu 2

Tình cảm chung được thể hiện trong 4 bài là tình yêu quê hương, đát nước và con người. Tình cảm đó được thể hiện qua việc ca ngợi và tự hào về những địa danh mang âm hưởng hào hùnng của lịch sử, yêu thương những vùng đất mang trong mình những giá trị văn óa truyền thống tốt đẹp, và tình yêu thương con người đối với nhau, trân trọng và quý mến nhau.


Gợi ý Câu hỏi giáo viên đặt ra trên lớp bài Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người

Trong bài ca dao số 1 “Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người”, vì sao chàng trai, cô gái lại dùng những địa danh với những đặc điểm (của từng địa danh) như vậy để hỏi - đáp?

Trả lời:

Trong bài 1, chàng trai và cô gái lại dùng những địa danh để hỏi - đáp nhau, vì đây là lời mà các chàng trai và các cô gái hát giao duyên trong chặng hát đố – chặng hát thử tài hiểu biết của nhau về lịch sử, địa lí,…của các vùng miền.

Địa danh và cảnh trí trong bài ca dao số 2 “Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người” gợi lên cho em điều gì?

Trả lời:

Địa danh và cảnh trí gợi cho người đọc nhớ đến truyền thống lịch sử vẻ vang của dân tộc. Đây là địa danh nổi tiếng bậc nhất của chốn kinh kì ngàn năm văn vật, đã đi vào máu thịt tâm hồn của mọi người. Cảnh vừa có hồ (hồ Hoàn Kiếm) vừa có đền (đền Ngọc Sơn) vừa có cầu (cầu Thê Húc) lại vừa có Đài Nghiên, Tháp Bút, một quần thể thiên tạo và nhân tạo hài hòa với nhau, làm cho cảnh không chỉ hữu tình mà còn rất thiêng liêng bởi yếu tố văn hóa và lịch sử. Qua đó gợi tình yêu, niềm tự hào về quê hương đất nước.

Em hãy nêu ý hiểu của mình về đại từ “ai” trong bài ca dao số 3 “Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người”.

Trả lời:

Đại từ "Ai" trong lời mời, lời nhắn gửi ("Ai vô xứ Huế thì vô") là một từ phiếm chỉ (đa nghĩa, có thể chỉ trực tiếp người mà tác giả quen nhưng cũng có thể hiểu đó là lời nhắn gửi đến mọi người). Điều đó thể hiện tình yêu, lòng tự hào đối với cảnh đẹp xứ Huế và lời mời gọi mọi người hãy đến thăm xứ Huế đẹp mộng mơ.

Bài ca dao số 4 “Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người” đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào? Nêu tác dụng của việc sử dụng ấy.

Trả lời:

Các biện pháp nghệ thuật: đảo ngữ, điệp ngữ và phép đối xứng giúp cho người đọc như đang đứng trước một cánh đồng không chỉ rộng lớn mà còn rất đẹp và đầy sức sống. Thể hiện sự sống căng nồng, tốt tươi của cánh đồng đang thì con gái.

Đứng bên ni đồng - Đứng bên tê đồng ⇒ Điệp từ và đối

Mênh mông bát ngát - Bát ngát mênh mông ⇒ Đảo ngữ

Bài ca dao số 4 “Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người” là lời của ai? Người ấy muốn biểu hiện tình cảm gì?

Trả lời:

●   Bài 4 là một cách bày tỏ tình cảm của chàng trai đối với cô gái, thông qua việc ca ngợi cánh đồng và vẻ đẹp của đối tượng trữ tình- một vẻ đẹp đầy sức sống, trẻ trung. Bởi vậy, có thể kết luận rằng đây chính là lời của chàng trai. Chàng trai thấy cánh đồng mênh mông bát ngát và thấy cô gái hồn nhiên, trẻ trung, đầy sức sống.

●   Nhưng ngoài ra, còn có cách hiểu khác cho rằng đây là lời của cô gái. Trước không gian rộng lớn thì “chẽn lúa đòng đòng” lại trở nên nhỏ nhoi, vô định, nên đó phải chăng còn là tâm trạng lo âu của cô gái, cô không biết số phận của mình sẽ ra sao?

●   Dù hiểu theo cách nào, ta cũng thấy được vẻ đẹp, sự hòa hợp giữa con người với thiên nhiên rộng lớn.

Em có nhận xét gì về thể thơ trong bốn bài ca dao “Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người”?

Trả lời:

●   Cả bốn bài thơ đều sử dụng thể thơ lục bát - sự sáng tạo độc đáo của nhân dân ta. Đặc trưng của thể thơ lục bát là sự cân đối trong thanh bằng trắc, sự đăng đối giữa các tiếng trong câu, và các tiếng giữa các cặp câu với nhau. Chính sự đăng đối, cân bằng ấy đã tạo ra nhịp điệu cho thể thơ, khiến cho thơ lục bát rất giàu nhạc tính. Đồng thời, thể thơ này cũng phù hợp với việc thể hiện cảm xúc, bày tỏ tình cảm của nhân vật trữ tình.

●   Cả bốn bài thơ đều sử dụng thể thơ lục bát, đây cũng là dụng ý của tác giả dân gian. Bởi lẽ, tình yêu quê hương, đất nước, con người là tình cảm muôn thuở và thiêng liêng của mỗi dân tộc cho nên, không có thể thơ nào có thể thích hợp với việc bày tỏ cảm xúc thiêng liêng ấy hơn thể lục bát.

●   Thêm nữa, văn học dân gian được sáng tạo bởi những người dân lao động, chủ yếu tồn tại theo phương thức truyền miệng nên thơ phải dễ nhớ, dễ thuộc, có vần và nhạc điệu. Những câu ca dao về tình yêu quê hương, đất nước, con người sở dĩ gần gũi, thân thuộc và có sức sống bền bỉ đến tận bây giờ có lẽ cũng là nhờ thế.

Tình cảm chung thể hiện trong bốn bài ca dao “Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người” là gì?

Trả lời:

Tình cảm chung trong cả bốn bài ca dao là tình yêu chân chất, tinh tế và lòng tự hào vô hạn của nhân dân đối với con người và quê hương, đất nước. Tình cảm ấy được ẩn đằng sau những câu hỏi, lời đáp, lời mời, lời nhắn gửi và các bức tranh phong cảnh của những mảnh đất, vùng quê trên khắp dải đất hình chữ S này.

Tìm thêm những câu ca dao nói về tình yêu quê hương, đất nước.

Trả lời:

 Dù ai đi ngược về xuôi 

Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba

Dù ai buôn bán gần xa

Nhớ ngày giỗ tổ tháng ba mùng mười

  

Ngày xuân cái én xôn xao

Con công cái bán ra vào chùa Hương

Chim đón lối, vượn đưa đường,

Nam mô đức Phật bốn phương chùa này.

 

Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ

Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn

Đài Nghiêng, Tháp Bút chưa mòn

Hỏi ai gây dựng nên non nước này?

Ai về đến huyện Đông Anh,

Ghé xem phong cảnh Loa Thành Thục Vương. 

Cổ Loa hình ốc khác thường,

Trải qua năm tháng, nẻo đường còn đây

 

Bình Định có núi vọng phu,

Có đầm Thị Nại, có cù lao xanh.

Em về Bình Định cùng anh,

Được ăn bí đỏ nấu canh nước dừa

 

Cần Thơ gạo trắng nước trong, 

Ai đi đến đó lòng không muốn về.

 

Nhất cao là núi Ba Vì,

Thứ ba Tam Đảo, thứ nhì Độc Tôn.

Sâu nhất là sông Bạch Đằng,

Ba lần giặc đến, ba lần giặc tan.

Cao nhất là núi Lam Sơn

Có ông Lê Lợi trong ngàn bước ra.

 

Bắc Cạn có suối đãi vàng,

Có hồ Ba Bể, có nàng áo xanh.

 

Phồn hoa thứ nhất Long Thành

Phố giăng mắc cửi, đường quanh bàn cờ.

 

Hỡi cô thắt lưng bao xanh,

Có về Vạn Phúc với anh thì về.

Vạn Phúc có cội cây đề,

Có sông uốn khúc, có nghề quay tơ.

Kẻ Dầu có quán Đình Thành,

Kẻ Hạc ta có Ba Đình, Ba Voi.

Mười tám cất thuyền xuống bơi,

Mười chín giã bánh, hai mươi rước thần.

 

Bát Tràng có mái đình cong.

Vui nhất là chợ Đồng Xuân

Trông lên thấy dãy hàng cà

Bánh đúc, bánh đậu, bánh đa, xôi vò

Trông lên thấy dãy thịt bò

Chú bồi, chú khách đợi chờ bán mua

Trông lên thấy dãy hàng cua

Em xách một rỏ, anh mua mấy hào

Trông lên dãy phố Hàng Đào

Miệng chào hớn hở anh vào cùng em.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021