logo

Soạn + Gợi ý Câu hỏi trên lớp bài Những câu hát châm biếm

Soạn bài Những câu hát châm biếm nhanh nhất chỉ với 10 phút??? Trọn bộ các câu hỏi giáo viên đặt ra cho học sinh trên lớp về tác phẩm Những câu hát châm biếm??? Đúng vậy, tất cả sẽ có tại bài viết này của Toploigiai, mời các bạn cùng tham khảo


Soạn bài: Những câu hát châm biếm (trong 10 phút)

Soạn bài Những câu hát châm biếm | Soạn văn 7 siêu ngắn tại TopLoigiai

Đọc - Hiểu văn bản

Câu 1

“Chú tôi” được giới thiệu qua các đặc điểm, trạng thái như : Hay tửu hay tăm (hay uống rượu), hay nước chè đặc, hay nằm ngủ trưa ( lười biếng), Ngày thì ước những ngày mưa (mưa để không phải đi làm), đêm thì ước những đêm thừa trồng canh (có nhiều thời gian để ngủ hơn)

Hai câu mở đầu hiện lên hình ảnh con cò lặn lội (sự chăm chỉ) và cô yếm đào (nói về một cô gái xinh đẹp) =>Tạo tiền đề cho sự đối lập với “chú tôi” . Đó là đối lập giữa sự châm chỉ>< lười biếng, sự xinh đẹp >< người nhiều tật xấu. Sự đối lập ở các câu mở đầu, là cách để triển khai nội dung châm biếm ở các câu sau.

Bài này dùng để châm biếm những người lười lao động, chỉ muốn hưởng thụ mà lại có nhiều tật xấu trong xã hội.

Câu 2 

Bài 2 nhại lại lời nói của của Thầy bói nói với cô gái (người đi xem bói)

Nhận xét về lời nói của thầy bói: đó là những lời nói nước đôi, và nói về sự thật hiển nhiên, chứ không phải là những lời dự đoán mới mẻ. Vì đương nhiên bố là đàn ông, mẹ là đàn bà, ngày ba mươi tết nhà nào chẳng có thịt treo trong nhà, số không giàu thì đương nhiên sẽ nghèo, sinh con đầu lòng cũng sẽ chỉ là trai hoặc gái. Những lời nói hiển nhiên, sự việc hiển nhiên thì ai cũng có thể nhận ra chứ không cần nhờ đến thầy bói.

Nhận xét về bài ca

+ Bài ca phê phán hiện tượng bói toán, và những người hành nghề bói toán lừa bịp, lừa dối lòng tin của người khác

+ Phê phán những người có tư tưởng mê tín dị đoan, hay đi xem bói toán, để rồi kết quả nhận được chẳng có gì ngoài mất thời gian, tiền của và lòng tin vào mấy ông thầy bói

Một số câu ca dao tương tự:

Bói cho một quẻ trong nhà

Con heo bốn cẳng, con gà bốn chân

--------

Nhất hào, nhì hào, tam hào

Chó chạy bờ rào… quẻ này có động!

Nhà này có quái trong nhà,

Có con chó mục cắn ra đằng mồm.

Nhà bà có con chó đen,

Người lạ nó cắn, người quen nó mừng.

Nhà bà có cái cối xay

Bốn chân xuống đất, ngõng ngay lên trời

Câu 3 

 Bài ca tái hiện lại cảnh đám ma theo phong tục cũ của xã hội ngày xưa, ở đây, các con vật là hình ảnh ẩn dụ để nói về từng kiểu người trong xã hội xưa.

+ Con cò: tượng trưng người nông dân thường ở làng xã

+ Cà cuống: những kẻ có thể lực, tai to mặt lớn ( không quan tâm đến chuyện làng chuyện nước, chỉ mải ăn chơi, uống rượu)

+ Chim ri, chào mào: cai lệ, lính lệ (những người làm chân lon ton, chạy việc cho các ông quan lớn để tranh thủ kiếm phần)

+ Chim chích: gợi ra hình ảnh những anh mõ làng ( chuyên đi thông báo tin tức cùng với tiếng mõ cho cả làng khi làng có chuyện)     

- Việc chọn các con vật để nói nói về nội dung bài ca làm cho bài ca trở nên hài hước, gần gũi sinh động, hấp dẫn, và mang những ẩn ý sâu xa, thê rhiện cách nói kín đáo mà sâu sắc.

- Cảnh tượng trong bài đối lập hoàn toàn với đám tang, đó là sự vô tâm của những kẻ cầm quyền trong xã hội, mặc kệ sự đau khổ, khóc thương của gia đình người chết.

- Bài ca phê phán những hủ tục trong xã hội cũ, và người gánh chịu những hủ tục đó không ai khác ngoài người nông dân. Ngoài ra còn lên án tố cáo gay gắt các tầng lớp trong xã hội, sự vô tâm, của giai cấp cầm quyền.

Câu 4 

Chân dung “cậu cai” trong bài 4 được hiện lên với nhiều chi tiết tương phản đối lập

+ Thể hiện quyền lực : Nón dấu lông gà

+ Tính cách khoe mẽ: ngón tay đeo nhẫn

+ Nhưng thực chất: áo ngắn đi mượn, quần dài đi thuê

Nghệ thuật châm biếm trong bài ca này là:

+Sử dụng phép tương phản đối lấp : vẻ bề ngoài ><bản chất (bên ngoài thì khoe mẽ, tỏ ra giàu có, nhưng thực chất là không có gì áo quần phải đi thuê đi mượn)

+ Với cái tên gọi “cậu cai” nghe có vẻ có quyền lực nhưng thực chất là jhông có quyền hành gì, 3 năm mới được 1 chuyến sai.

+ Nghệ thuật phóng đại: 3 năm được một chuyến sai

Cách nói châm biếm về hình ảnh tên lính cai khoe mẽ khoe khoang, thực chất là không có gì và cũng chỉ là tay sai không có quyền hành gì

LUYỆN TẬP

Câu 1

Nhận xét sự giống nhau của 4 bài ca dao trên: Cả nội dung và nghệ thuật châm biếm

Câu 2

Các bài ca trên giống với truyện cười dân gian ở chỗ:

- Đều hướng đến các đối tượng : có thói hư tật xấu, lười biếng, đáng chê cười trong xã hội.

- Nghệ thuật: sử dụng các cách nói phóng đại và nêu ra sự mâu thuẫn của nhân vật hay sự việc.


Gợi ý Câu hỏi giáo viên đặt ra trên lớp bài Những câu hát châm biếm

 “Những câu hát châm biếm” có điểm gì giống với truyện cười dân gian?

Trả lời:

- Những câu hát châm biếm nói trên có điểm tương đồng với truyện cười dân gian ở đối tượng châm biếm và nghệ thuật châm biếm.

- Đối tượng châm biếm của những câu hát châm biếm và truyện cười dân gian là những thói hư tật xấu của các hạng người và sự việc mâu thuẫn, đáng cười trong xã hội.

- Cả truyện cười dân gian và những câu hát châm biếm đều sử dụng các thủ pháp nghệ thuật giống nhau như các hình ảnh ẩn dụ, tượng trưng, biện pháp nói ngược, thủ pháp phóng đại,...

Bài ca dao số 1 “Những câu hát châm biếm” giới thiệu về “chú tôi” như thế nào? Bài này châm biếm hạng người nào trong xã hội?

Trả lời:

Chân dung của chú tôi:

- Là người nát rượu nghiện ngập ("hay tửu hay tăm")

- Là người thích hưởng thụ ăn chơi ("hay chè đặc, hay ngủ trưa")

- Là người lười biếng lao động ("ước ngày mưa, ước đêm thừa")

Bài ca dao là lời chế giễu những hạng người lười biếng, thích ăn chơi rượu chè. Hạng người này ở thời đại nào cũng có, cần phải lên án và phê phán.

Bài ca dao số 2 “Những câu hát châm biếm” nhại lại lời của ai nói với ai? Bài ca này phê phán hiện tượng nào trong xã hội?

Trả lời:

- Đọc bài ca dao số 2 ta nhận thấy: Tác giả dân gian nhại lại lời của thầy bói khi thầy phán cho người đi xem bói. Vì vậy, nó vừa mang tính khách quan lại vừa có tác dụng gây cười và châm biếm rất sâu cay.

- Mặc dù tác giả dân gian không bình luận, nhưng bài ca vẫn toát lên ý nghĩa châm biếm sâu sắc về hiện tượng mê tín dị đoan trong xã hội đối với những hạng người hành nghề mê tín, lợi dụng lòng tin của người khác để lừa bịp kiếm tiền, trong khi bản thân thầy bói cũng dốt nát. Bên cạnh đó, bài ca dao còn châm biếm những kẻ mê tín một cách mù quáng do ít hiểu biết.

Việc chọn các con vật để miêu tả, “đóng vai” trong bài ca dao số 3 “Những câu hát châm biếm” lí thú ở điểm nào? Bài ca dao này phê phán, châm biếm cái gì?

Trả lời:

Bài ca dao số 3 có nội dung phê phán châm biếm vừa kín đáo lại rất sâu sắc. Có được điều đó là nhờ vào việc chọn lựa các nhân vật để miêu tả, “đóng vai” rất lí thú ở các điếm sau:

- Làm cho cảnh tượng trở nên sinh động lí thú. Một xã hội loài người được thực hiện ra qua xã hội của loài vật.

- Từng con vật với những đặc điểm riêng đầy sinh động. Nó tiêu biểu cho các hạng người trong xã hội.

- Dùng thế giới loài vật đế ngụ ý nói về con người.

Qua đây, bài ca dao muốn tố cáo, phê phán và châm biếm những hủ tục ma chay trong xã hội cũ. Phê phán hủ tục ma chay vô lí làm khổ người dân.

Em có nhận xét gì về nghệ thuật châm biến của bài ca dao số 4 “Những câu hát châm biếm”?

Trả lời:

Nghệ thuật châm biếm:

- Miêu tả có tính chất điểm xuyết.

- Nghệ thuật phóng đại có tác dụng làm cho nhân vật cậu cai càng trở nên nực cười và thảm hại hơn: Ba năm được một chuyến sai, Áo mượn, quần thuê.

- Tác giả dân gian đã khéo léo chọn từ xưng hô là: cậu cai (một từ vừa có tính chất nịnh bợ, vừa có tính chất châm biếm).

Nhận xét về sự giống nhau của 4 bài ca dao “Những câu hát châm biếm”.

Trả lời:

- Cả bốn bài đều có nội dung và nghệ thuật châm biếm.

- Nội dung châm biếm của bốn bài ca dao là phơi bày các sự việc mâu thuẫn, phê phán những thói hư, tật xấu của các hạng người khác nhau cùng những sự việc đáng cười trong xã hội: loại người lười biếng, ham chơi, thích hưởng thụ; thói mê tín, dị đoan và những kẻ lợi dụng lòng tin của con người để trục lợi bất chính; những hủ tục lạc hậu khiến người nông dân khổ cực; thói sĩ diện, thích khoe mẽ của con người...

- Nghệ thuật trào lộng dân gian được thể hiện đặc sắc qua các hình ảnh ẩn dụ, tượng trưng, biện pháp nói ngược và phóng đại...

⇒ Vừa tạo nên tiếng cười châm biếm, vừa là sự phê phán nghiêm khắc những thói hư, tật xấu cũng như những sự việc đầy mâu thuẫn, đáng cười trong xã hội đương thời. Điều đó cũng đồng nghĩa với mong muốn những điều đó sẽ được thay đổi trong tương lai.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021