logo

Soạn + Gợi ý Câu hỏi trên lớp bài Lầu Hoàng Hạc

Soạn bài Lầu Hoàng Hạc nhanh nhất chỉ với 10 phút??? Trọn bộ các câu hỏi giáo viên đặt ra cho học sinh trên lớp về tác phẩm Lầu Hoàng Hạc??? Đúng vậy, tất cả sẽ có trong bài viết này của Toploigiai, mời các bạn cùng tham khảo nhé

Soạn văn 10 siêu ngắn: Lầu Hoàng Hạc (Thôi Hiệu)- TopLoigiai


Soạn bài: Lầu Hoàng Hạc (trong 10 phút)

Bố cục:

+ Sáu câu thơ đầu: Tâm trạng hoài niệm.

+ Hai câu thơ cuối: Tâm trạng và nỗi lòng của nhà thơ trước khung cảnh thiên nhiên.

Đọc - Hiểu

Câu 1

- Dụng ý của tác giả qua nhan đề bài thơ là nhằm khắc họa rõ nét hơn mối liên hệ, sự tương quan giữa cảnh và tình, giữa người và vật. Từ đó để tạo chất xúc tác cho cảm xúc nhằm thể hiện cảm xúc, cảm nghĩ của tác giả về sự đời.

Câu 2 

- Tất cả cảnh đều đẹp nhưng vẫn “khiến người buồn” bởi trong cảnh thiếu sự trữ tình, cảnh đẹp nhưng đơn sơ và trống vắng khiến lòng người càng đơn độc và hơn hết vì từ lòng người vốn đã âu sầu, ảm đạm.

Câu 3

- Ý kiến thứ hai phù hợp hơn. Vì chữ “ sầu” được bật ra cũng là khi mọi cảm xúc, tâm trạng đã dồn nén được vỡ òa và trải dài ra, càng xoáy sâu thêm vào nỗi buồn của lòng người. Khi tâm trạng đang âu sầu thì cảnh đẹp mấy cũng khiến lòng người thêm cô quạnh.

 Nhận xét – Ý nghĩa

Qua bài thơ, học sinh sẽ nắm được đặc trưng phong cách nghệ thuật và hình ảnh thơ độc đáo trong thơ Tô Hiệu. Từ đó, hiểu sâu sắc những hoài niệm bao trùm bài thơ.


Gợi ý Câu hỏi giáo viên đặt ra trên lớp bài Lầu Hoàng Hạc

Ý nghĩa nhan đề bài thơ “Lầu Hoàng Hạc”.

Trả lời:

- Nhan đề bài thơ “Lầu Hoàng Hạc” ngoài sự xác định vị trí của lầu Hoàng Hạc ở “nơi đây”, bài không hoàn toàn không nói gì về “lầu”.

   - Dụng ý mà nhà thơ muốn nói đến ở đây là chuyện quan hệ giữa người xưa và người nay, giữa thời gian quá vãng và không gian mở rộng, giữa cảnh với tình, giữa hư với thực

Tất cả cảnh trong bài thơ “Lầu Hoàng Hạc” đều đẹp, tại sao khiến người buồn?

Trả lời:

- Cảnh xưa và nay, xa và gần, thực và hư cảnh nào cũng đẹp.

- Thế nhưng tất cả cảnh lại đến khiến người buồn:

    + Đối diện với cái đẹp hoàn mỹ của thiên nhiên, của nghệ thuật, của cuộc đời, tình người…

    + Tác giả bâng khuâng nhận ra hình như mình chưa thật toàn vẹn, hình như mình đang khuyết thiếu một điều gì giúp ta được trọn vẹn

    + Nỗi buồn còn xuất phát từ việc “hạc vàng đã đi, đi biệt”, nuối tiếc những vàng son đã qua.

Nhận xét về thể thơ bản nguyên tác và bản dịch của bài thơ “Lầu Hoàng Hạc”.

Trả lời:

- Nguyên tác và bản dịch thơ của Khương Hữu Dụng: thể thất ngôn bát cú Đường luật.

- Bản dịch của Tản Đà: thể lục bát- một trong những bản dịch được hâm mộ, đánh giá cao nhất.

Nêu cảm nhận của em về tâm trạng của tác giả trong hai câu đầu bài thơ “Lầu Hoàng Hạc”.

Trả lời:

Tâm trạng: nuối tiếc, bàng hoàng, ngẩn ngơ trước thực tại.

Ý nghĩa của việc sử dụng các thanh điệu trong 2 câu thực của bài thơ “Lầu Hoàng Hạc” là gì?

Trả lời:

Thể hiện cảm xúc của tác giả một cách chân thật:

   - Nhấn mạnh cái đã mất

   - Sự bừng tỉnh sau những hoài niệm

   - Tâm trạng hụt hẫng, nuối tiếc, thảng thốt

   - Điểm nhìn có sự thay đổi, vận động.

Cảnh thiên nhiên được miêu tả như thế nào trong 2 câu luận của bài thơ “Lầu Hoàng Hạc”?

Trả lời:

Cảnh thiên nhiên được miêu tả đó là cảnh của thực tại, gắn bó với đời thường, có địa danh cụ thể.

Hai câu luận bài thơ “Lầu Hoàng Hạc” tả cảnh nhưng ẩn sâu trong cảnh là tâm trạng gì của tác giả?

Trả lời:

Tâm trạng: quay trở lại thực tại, cảnh vật tĩnh lặng không một dấu hiệu của sự sống, hơi ấm con người. Tác giả thấy nỗi cô đơn dâng lên trong lòng khi phải đối diện với một không gian vắng lặng trong thời gian chiều tối.

Hai câu kết bài thơ “Lầu Hoàng Hạc” được miêu tả trong thời gian và không gian nào?

Trả lời:

- Thời gian: chiều tối

   - Không gian: sông nước, khói sóng

⇒ Gợi nỗi lòng “chiều hôm nhớ nhà”

Hai từ “Quê hương” trong hai câu kết bài thơ “Lầu Hoàng Hạc” được hiểu theo những nghĩa nào?

Trả lời:

“quê hương”

   - Nghĩa đen: nơi chôn rau cắt rốn của con người

   - Nghĩa biểu tượng: điểm tựa, chốn dừng chân, niềm an ủi những thân phận, những cuộc đời bấp bênh trôi dạt không tìm thấy được sự bình an.

Chữ “sầu” kết lại bài thơ “Lầu Hoàng Hạc” có phải chỉ đem lại ý vị buồn bã?

Trả lời:

 - Chữ “sầu” với thanh bằng gợi cảm giác mênh mang, lan tỏa của nỗi buồn.

  - Đó là nỗi buồn nhớ quê hương, thể hiện tình cảm gắn bó, tình yêu quê hương tha thiết, là tình cảm nhân bản của con người, buồn nhưng không hề bi quan.

Quan niệm nhân sinh tích cực mà tác giả muốn gửi gắm trong bài thơ “Lầu Hoàng Hạc” là gì?

Trả lời:

 - Khẳng định ý nghĩa của cuộc đời.

   - Hồn người lữ khách không đắm chìm mãi trong cảnh tiên, không mãi triền miên suy tư về quá khứ mà cuối cùng vẫn quay lại nhìn thẳng vào hiện thực. Đó là tình cảm nhân bản lành mạnh của bài thơ.

Nghệ thuật đặc sắc của bài thơ “Lầu Hoàng Hạc”.

Trả lời:

- Những phá cách độc đáo: không kết vần (câu 1, 2 các thanh trắc, thanh bằng đi liền nhau...), ...

   - Thủ pháp đối lập được sử dụng hiệu quả.

Hoàn cảnh sáng tác của bài thơ “Lầu Hoàng Hạc”.

Trả lời:

Đến thăm lầu Hoàng Hạc, nhà thơ đã nhớ đến huyền thoại xưa, nuối tiếc điều tốt đẹp đã qua và suy ngẫm về cuộc sống. Nhà thơ đã thổi linh hồn vào lầu Hoàng Hạc, nhắc lại chuyện người xưa để thể hiện một quan niệm nhân sinh sâu sắc.

Giá trị nội dung của bài thơ “Lầu Hoàng Hạc”.

Trả lời:

Bài thơ miêu tả khung cảnh ở lầu Hoàng Hạc nhưng chủ yếu bộc lộ nỗi hoài vọng về thời xa xưa cùng nỗi nhớ quê hương da diết của nhà thơ.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Xem thêm các bài cùng chuyên mục