logo

Soạn + Gợi ý Câu hỏi trên lớp bài Hai chữ nước nhà

Soạn bài Hai chữ nước nhà nhanh nhất chỉ với 10 phút??? Trọn bộ các câu hỏi giáo viên đặt ra cho học sinh trên lớp về tác phẩm Hai chữ nước nhà??? Đúng vậy, tất cả sẽ có trong bài viết này của Toploigiai, mời các bạn cùng tham khảo nhé


Soạn bài: Hai chữ nước nhà (trong 10 phút)

ĐỌC - HIỂU TÁC PHẨM

Câu 1

Bài thơ có giọng điệu trữ tình pha thống thiết, buồn thương.

Thể thơ song thất lục bát điêu luyện với tứ thơ, vần thơ kết hợp hài hòa vào tạo nên sự da diết. Mỗi câu, mỗi chữ đều thấm đượm từng nỗi niềm, những nghĩ suy, và cả nỗi  tự hào, thiết tha nơi tâm hồn tác giả. 

Câu 2

Phần 1: nỗi lòng của cha trước cảnh trái ngang

Phần 2: nước nhà đau thương bị xâm phạm

Phần 3: lời trao gửi và dặn dò của người cha dành cho con.

Câu 3

Không gian: 

Nơi tận cùng của đất nước, biên giới xa xôi, heo hút: mây sầu, hổ thét, chim kêu, ải Bắc,...

Hoàn cảnh éo le:

Á Nam Nguyễn Phi Khanh bị giặc bắt giải sang Trung Quốc, con trai của ông là Nguyễn Trãi theo cùng để phụng dưỡng cha già nhưng đến biên ải ông khuyên Nguyễn Trãi trở về mà lo toan việc nước

Tâm trạng nhân vật: cả hai cha con đều xót xa, đau lòng khi phải chấp nhận chia ly người ruột thịt của mình, lại càng đau nỗi đau của đất nước, của dân tộc. Cảnh nước mất, nhà tan,..thật nghẹn lòng. Trong hoàn cảnh, tâm trạng ấy, lời khuyên của cha như một lời trăng trối cuối cùng. Đó cũng chính là điều khiến sự xúc động thêm mãnh liệt, mỗi lời đều tràn đầy sự thiêng liêng, đều dạt dào nỗi suy tư khiến người nghe phải dặn lòng mà khắc cốt ghi tâm.

Câu 4

+ Tâm sự yêu nước của tác giả được thể hiện qua:

- Sự căm phẫn trước những tội ác giặc

- Niềm tự hào trước anh hùng, nhân kiệt và truyền thống tốt đẹp của đất nước mình

- Nỗi xót thương trước cảnh chia lìa, trước báo nỗi đau mà nhân dân Tổ quốc phải gồng mình gánh chịu

+ Sự gợi cảm:

- Viết bằng cảm xúc chân thành gợi được xúc động mạnh

- Kết hợp các yếu tố tự sự với biểu cảm và các biện pháp tu từ hiệu quả

- Giọng điệu thơ như một tiếng than thể hiện nỗi đau lớn gây rung động

- Là tiếng nói của muôn triệu tấm lòng của con người lúc bấy giờ

Câu 5

Mục đích trong lời tâm sự về thế bất lực của người cha nhằm:

+ Nhằm kích thích động lực chiến đấu trong cơn

+ Kính thích ý chí gánh vác thấy cha trong cơn

+ Làm cho lời trao gửi của cha thêm sức nặng, khiến con phải nghĩ suy mà phấn đấu, mà cố gắng.

TỔNG KẾT

Soạn bài: Hai chữ nước nhà (siêu ngắn) | Soạn văn 8 siêu ngắn - TopLoigiai


Gợi ý Câu hỏi giáo viên đặt ra trên lớp bài Hai chữ nước nhà

Nêu xuất xứ của bài thơ “Hai chữ nước nhà”.

Trả lời:

- “Hai chữ nước nhà” là bài thơ mở đầu tập thơ “Bút quan hoài” (1924); lấy cảm hứng từ đề tài lịch sử thời quân Minh xâm lược nước ta: Nguyễn Phi Khanh (cha Nguyễn Trãi) bị giặc bắt đưa sang Trung Quốc, Nguyễn Trãi đi theo, nhưng tới biên giới phía Bắc, Nguyễn Phi Khanh đã khuyên con nên quay trở về để lo tính chuyện trả thù nhà; đền nợ nước. Á Nam đã mượn lời người cha dặn dò con để gửi gắm tâm sự yêu nước của mình.

- Đoạn trích trong sách giáo khoa là phần mở đầu của bài thơ.

Nội dung chính của bài thơ “Hai chữ nước nhà” là gì?

Trả lời:

- Qua đoạn trích “Hai chữ nước nhà”, Á Nam trần Tuấn Khải đã mượn một câu chuyện lịch sử có sức gợi cảm lớn để bộc lộ cảm xúc của mình và khích lệ lòng yêu nước, ý chí cứu nước của đồng bào. Tình cảm sâu đậm, mãnh liệt đối với nước nhà, sự lựa chọn thể thơ thích hợp và giọng điệu trữ tình, thống thiết của tác giả đã tạo nên giá trị đoạn thơ trích.

Trình bày những nét nghệ thuật của bài thơ “Hai chữ nước nhà”.

Trả lời:

- Bài thơ sử dụng thành công thể thơ song thất lục bát, phù hợp để diễn tả những cảm xúc của tâm hồn, những tâm sự cần mọi người chia sẻ.

- Giọng điệu da diết thông thiết và có sức gợi cảm mạnh mẽ, chan chứa tình cảm, thể hiện nỗi lòng đau đớn, thống thiết đối với đất nước và giống nòi.

- Những thanh trắc ở câu bảy, hiệp vần ở hai câu lục bát làm tăng nhạc tính ở từng khổ thơ.

Em có nhận xét gì về giọng điệu của bài thơ “Hai chữ nước nhà”. Thể thơ song thất lục bát đã góp phần vào việc thể hiện giọng điệu đó như thế nào?

Trả lời:

- Đoạn thơ là lời trăng trối của người cha đối với con trước giờ vĩnh biệt, trong cảnh nước mất nhà tan. Lời người cha sâu nặng ân tình và tràn đầy nỗi xót xa, đau đớn. Đoạn thơ có giọng điệu, lâm li, chan chứa tình cảm, thể hiện nỗi lòng đau đớn, thống thiết đối với đất nước và giống nòi.

- Bài thơ được làm theo thể song thất lục bát, một thể thơ truyền thống của dân tộc rất phù hợp để diễn tả những cảm xúc của tâm hồn, những tâm sự cần mọi người chia sẻ. Hai câu bảy chữ như trào dâng, dồn dập. Hai câu lục bát da diết, chậm mà xoáy sâu, nhức nhối. Những thanh trắc ở câu bảy, hiệp vần ở hai câu lục bát làm tăng nhạc tính ở từng khổ thơ.

 Trong phần cuối đoạn thơ “Hai chữ nước nhà”, người cha nói đến cái thế bất lực của mình và sự nghiệp của tổ tông nhằm mục đích gì?

Trả lời:

- Trong phần cuối đoạn thơ, người cha nói đến cái thế bất lực của mình (tuổi già sức yếu, lỡ sa cơ, đành chịu bó tay, thân lươn) và sự nghiệp của tổ tông nhằm mục đích khơi dậy trách nhiệm, ý chí gánh vác non sông của người con, khích lệ để người con nối gót tổ tông làm nên nghiệp lớn.

- Bài thơ không mang tính chất hoài cổ mà mượn cổ để nói nay. Khép lại đoạn thơ là hình ảnh ngọn cờ độc lập vừa là của cha ông dặn dò con cháu phải kế tục truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm, vừa là niềm tin vào thế hệ trẻ và tương lai của đất nước.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021