logo

Soạn + Gợi ý Câu hỏi trên lớp bài Đập đá ở Côn Lôn

Soạn bài Đập đá ở Côn Lôn nhanh nhất chỉ với 10 phút??? Trọn bộ các câu hỏi giáo viên đặt ra cho học sinh trên lớp về tác phẩm Đập đá ở Côn Lôn??? Đúng vậy, tất cả sẽ có trong bài viết này của Toploigiai, mời các bạn cùng tham khảo nhé


Soạn bài: Đập đá ở Côn Lôn (trong 10 phút)

THỂ LOẠI:

Thất ngôn bát cú Đường luật cổ điển

BỐ CỤC:

- Hai câu Đề: tư thế phóng khoáng, ngạo nghễ của người từ

- Hai câu Thực: sức mạnh phi thường của người tù

- Hai câu Luận: dạ chí son sắt, vững bên trong gian khó của người tù

- Hai câu Kết: lý tưởng anh hùng của người tù

PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT:

Biểu cảm kết hợp với tự sự

ĐỌC - HIỂU TÁC PHẨM

Câu 1

Công việc: đập đá

Không gian: đất trời Côn Lôn ( ngoài Côn Đảo)

Tính chất công việc: khó khăn, nặng nhọc, tốn nhiều sức lực

Hoàn cảnh làm việc: thiếu thốn, chịu sự đày đọa của bọn lính nhà tù thực dân

Câu 2

Bốn câu đầu:

Hai lớp nghĩa:

+ Lớp nghĩa thứ nhất:Thể hiện một cách chân thực công việc khổ sai của người tù nơi Côn Đảo

+ Lớp nghĩa thứ hai:

Khắc hoạ hình ảnh người tù với tầm vóc lớn lao, có khí thế mãnh liệt, bằng hành động quyết liệt và phi thường với sức mạnh thần kỳ đánh tan đá núi

** Giá trị nghệ thuật:

Nói quá

***Khẩu khí

Khẩu khí  vô cùng hiên ngang và lẫm liệt của người chiến sĩ yêu nước đầy anh hùng, dũng cảm, coi thường mọi thách thức

Câu 3 

4 câu cuối

Ý nghĩa:

+ Thời gian nơi đây đã tôi luyện người tù mạnh mẽ hơn " thân sành sỏi"

+ Nắng mưa, những khắc nghiệt, bất thường của thời tiết, những đày đọa của thực dân không làm mất đi ý chí, bản lĩnh, không làm vơi đi được những quyết tâm của người cách mạng, vẫn sắt son một lòng.

+ Đã mang thân nghiệp " vá trời" cứu nước, có chút giận nan thì sá gì, đó âu cũng chỉ là " việc cỏn con" mà thôi

=> Vẻ đẹp tinh thần của một chiến sĩ đầy lẫm liệt, oai phong.

***Cách bộc lộ cảm xúc:

Tạo sự đối lập trong câu từ, ý nghĩa

Gian nan >< sức bền

Khó khăn >< ý chí sắt son

TỔNG KẾT

Soạn bài: Đập đá ở Côn Lôn (siêu ngắn) | Soạn văn 8 siêu ngắn - TopLoigiai


Gợi ý Câu hỏi giáo viên đặt ra trên lớp bài Đập đá ở Côn Lôn

Công việc đập đá của người tù ở Côn Đảo trong bài thơ “Đập đá ở Côn Lôn” là được thể hiện như thế nào? (Chú ý không gian, điều kiện làm việc và tính chất công việc.)

Trả lời:

- Không gian: Côn Lôn, cái tên đảo ấy từ lâu đã gắn liền với một nỗi ghê sợ hãi hùng: nơi lưu đày ấy là nơi một đi khó có ngày trở lại, ở đó là lao động khổ sai đến kiệt sức, là cùm gông, đánh đập, tra tấn dã man, là bắn giết…

- Điều kiện làm việc: Đập đá vốn là công việc nặng nhọc. Đập đá ở Côn Đảo lại càng cực nhọc hơn vì nhà tù và thiên nhiên đều khắc nghiệt

- Đặc điểm công việc: công việc đập đá công việc khổ sai cưỡng bức để tàn phá dữ dội thân thể và tiêu hao sức lực của người tù, khiến nhiều người kiệt sức hòng khuất phục ý chí của họ.

Bốn câu thơ đầu bài thơ “Đập đá ở Côn Lôn” gợi lên những lớp ý nghĩa nào?

Trả lời:

Bốn câu thơ có 2 tầng nghĩa:

- Tầng nghĩa thứ nhất, miêu tả chân thực một công việc lao động khổ sai, cực nhọc của người tù ở những hòn núi ngoài Côn Đảo.

- Tầng nghĩa thứ hai (Lớp nghĩa tưởng tượng): quan trọng hơn, khắc họa nổi bật tầm vóc khổng lồ của người anh hùng với những hành động phi thường.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021