logo

Soạn + Gợi ý Câu hỏi trên lớp bài Chữ người tử tù

Soạn bài Chữ người tử tù nhanh nhất chỉ với 10 phút??? Trọn bộ các câu hỏi giáo viên đặt ra cho học sinh trên lớp về tác phẩm Chữ người tử tù??? Đúng vậy, tất cả sẽ có tại bài viết này của Toploigiai, mời các bạn cùng tham khảo


Khái quát tác phẩm Chữ người tử tù

Soạn bài Chữ người tử tù ngắn nhất | Soạn văn 11 ngắn nhất – TopLoigiai


Soạn bài Chữ người tử tù (trong 10 phút)

Câu 1

Tình huống truyện được xây dựng dựa trên sự đối lập giữa hình tượng nhân vật đối lập: viên quản tù đại diện cho tầng lớp thống trị có quyền nhưng lại một lòng với cái đẹp, còn phạm nhân đại diện cho tầng lớp bị trị lại có tài năng tuyệt vời. Hai người họ lại gặp nhau trong tình yêu thích với cái đẹp.

Câu 2

Huấn Cao hiện lên với tài năng hơn người: viết chữ đẹp. Tài năng của ông được miêu tả chi tiết là người viết chữ rất nhanh và rất đẹp, chữ ông viết vuông lắm, có được chữ Huấn Cao viết mà treo là có một báu vật trên đời,…

Huấn Cao còn là một người có khí phách hiên ngang, bất khuất. Ông bị bắt vì đứng lên chống lại triều đình. Nó khẳng định sự dũng cảm không sợ cường quyền của ông. Khi đứng trước quan lính, ông vẫn thản nhiên giỗ gông, kể cả khi tên lính quát tháo và đe dọa, ông vẫn giữ thái độ than nhiên coi thường cái chết. Khi viên quản ngục mang rượu thịt đến tặng, ông thản nhiên nhận và đuổi thẳng viên quản ngục vì trong lòng ông, những kẻ đại diện cho tầng lớp thống trị chỉ là một lũ tiểu nhân thị oai nên ông tỏ ra khinh bạc chúng.

Huấn Cao coi khinh tiền bạc, quyền thế, ông cho chữ vì cái duyên chứ không cho vì bị ép buộc. Ông là người có thiên lương trong sáng nên ông đã nhận ra tấm lòng biệt nhỡn liên tài của quản ngục. Trước sở nguyện cao quý của viên quản ngục, cảm động vì tấm lòng của ông, Huấn Cao đã đồng ý cho chữ.

Nhân vật Huấn Cao được nhà văn xây dựng là con người hoàn hảo, trọn vẹn cảm xúc với bút pháp lãng mạn và bút pháp lý tưởng hóa của Nguyễn Tuân: một còn người vừa có tâm vừa có tài. Con người ấy không vì tài hoa mà kiêu ngạo, coi trọng tiền tài mà còn rất dũng cảm, bất khuất, quan trọng hơn là giữ được cho mình một tấm lòng trong sáng, thấu cảm với người khác.

Nguyễn Tuân đã thể hiện rõ quan điểm của bản thân về cái đẹp qua chữ người tử tù. Đó là sự không thể tách rời được của cái đẹp và cái tài. Ông cho rằng con người dù tài năng đến đâu nhưng luôn phải giữ cho mình một nhân cách cao đẹp, một tâm hồn trong sáng, sự hòa quyện giữa tài hoa và đức độ sẽ là cảnh giới cao nhất của con người.

Câu 3 

Tấm lòng say mê cái đẹp, coi trọng người tài của viên quản ngục thể hiện ngay từ đầu tác phẩm. Khi chưa gặp Huấn Cao, ông đã coi trọng tài năng, đề cao chữ viết của Huấn Cao. Đến khi gặp được Huấn Cao, ông đối xử đặc biệt với Huấn Cao, thiết đãi tử tế với kẻ tử tù đại nghịch.

Là một con người đứng trong đội ngũ cầm quyền nhưng ông vẫn giữ cho mình tâm hồn nghệ sĩ. Ông có thú vui tao nhã là chơi chữ, say mê thư pháp. Ta có thể thấy ông thực sự yêu thích thư pháp, bởi lẽ ước nguyện cả đời của ông là có được chữ của Huấn Cao treo trong nhà.

Câu 4 

Cảnh cho chữ diễn ra trong một hoàn cảnh đặc biệt: vào buổi đêm tại một trại giam tỉnh Sơn, trong một không gian nhỏ hẹp ẩm ướt, tường đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột, phân gián. Giữa không gian ấy hiện lên ánh sáng duy nhất là ánh lửa đỏ rực từ bó đuốc tẩm dầu, và vuông lụa trắng tinh hiện lên đối lập không gian đó.

Trong không gian đó hiện lên hình ảnh ba con người với dáng vẻ khác nhau: Huấn Cao cổ đeo gông, chân vướng xiềng xích nhưng lại đang chuyên tâm sáng tạo cái đẹp, đậm to từng nét trên vuông lụa, quản ngục thì khúm núm cất giữ những đồng tiền đánh dấu, thơ lại tay run run bưng chậu mực.

Đó là cảnh tượng chưa từng có, tạo một bức tranh đối lập: người nghệ sĩ sáng tạo thì manh xiềng xích, thân phận của kẻ tù đại nghịch, còn viên quan lại vốn phải có tư thế oai phong, uy nghi, lại đang khúm núm, run run. Sự đối lập hoàn toàn của khung cảnh và con người đã khẳng định sức mạnh của cái đẹp. Nó chiến thắng tất cả xấu xa, tỏa sáng giữa nghịch cảnh. Ta có thể khẳng định được điểm chung của những con người trong bức tranh này. Đó là tấm lòng yêu thích cái đẹp, yêu thích nghệ thuật bất kể thân phận.

Câu 5

Các nhân vật trong chuyện được tác giả xây dựng với hình tượng lý tưởng hóa mang đầy cảm hứng lãng mạn. Không gian được xây dựng tương phản làm nổi bật sự đối lập giữa cái đẹp- cái xấu, cái thiện- cái ác.

Truyện tập trung miêu tả khung cảnh trang trọng, thiêng liêng của cảnh cho chữ, nó đã bộc lộ tài năng của Nguyễn Tuân trong việc sử dụng ngôn từ điêu luyện, có tính gợi hình, gợi cảm cao, kết hợp bút pháp miêu tả đối lập trong miêu tả cảnh.


LUYỆN TẬP

Câu 1

Nhân vật Huấn Cao trong truyện trước hết hiện lên là người nghệ sĩ tài ba, chữ của ông đẹp lắm, vuông lắm, có chữ của ông treo trong nhà như có báu vật. Ông cũng là người có khí phách hiên ngang, bất khuất. Ông dám đứng lên chống lại triều đình mà ông căm ghét, trước bè lũ cầm quyền, ông vẫn ngang nhiên giỗ gông, mặc kệ sự đe dọa. Nét đẹp nổi bật của Huấn Cao là người có thiên lương trong sáng. Thiên lương ấy giúp ông nhận ra tấm lòng biệt nhỡn liên tài của viên quản ngục và quyết định cho chữ ông. Có thể nói, nhân vật Huấn Cao được xây dựng với hình tượng lý tưởng hóa, khắc họa sâu sắc tinh thần nhân nghĩa của tác giả.


Gợi ý Câu hỏi trên lớp bài Chữ người tử tù

Tình huống truyện của tác phẩm “Chữ người tử tù” là gì? Nêu tác dụng của tình huống ấy.

Lời giải:

Tình huống truyện: Xây dựng tình huống truyện độc đáo đó là hình tượng hai nhân vật Huấn Cao và quản ngục, hai nhân vật này trên bình diện xã hội là hai nhân vật hoàn toàn đối lập nhau. Một người là tên đại nghịch cầm đầu để nổi loạn, nay bi bắt còn một người là viên quản ngục đại diện cho trật tự xã hội đương thời (đại diện cho quyền lực tối tăm nhưng lại khao khát ánh sáng và chữ nghĩa). Ấy vậy mà, họ đều là những người nghệ sĩ , trên bình diện nghệ thuật họ là tri kỷ. Nguyễn Tuân đã tạo dựng lên một tình huống truyện độc đáo, một cuộc gặp gỡ khác thường giữa hai con người khác thường.

Tác dụng của tình huống truyện trong việc thể hiện tính cách nhân vật và kịch tính của truyện: Cuộc hội ngộ diễn ra giữa chốn ngục tù căng thẳng, đầy kịch tính. Đồng thời, cho thấy giữa cái đẹp, cái thiên lương với quyền lực độc ác, tối tăm cuối cùng cái thiên lương đã thắng thế. Chính tình huống độc đáo này đã giúp làm nổi bật trọn vẹn vẻ đẹp của hình lượng Huấn Cao, đồng thời cũng làm sáng tỏ tấm lòng "biệt nhỡn liên tài" của viên quản ngục. Từ dó mà chủ đề của tác phẩm cũng được thể hiện sâu sắc.

Hình tượng nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm “Chữ người tử tù” được xây dựng bằng bút pháp nào là chủ yếu và trên những phương diện nào?

Lời giải:

Miêu tả bằng bút pháp lãng mạn, lí tưởng hóa và tương phản đối lập.

Các phương diện phẩm chất: tài hoa uyên bác, khí phách hiên ngang bất khuất, thiên lương trong sáng và nhân cách cao cả.

Qua nhân vật Huấn Cao trong truyện “Chữ người tử tù”, em có nhận xét gì về quan niệm cái đẹp của Nguyễn Tuân?

Lời giải:

Qua hình tượng Huấn Cao, Nguyễn Tuân đã thể hiện quan niệm về cái đẹp, khẳng định sự bất tử của cái đẹp và bộc lộ thầm kín tấm lòng yêu nước.

Trong truyện, Huấn Cao được xây dựng không chỉ là người có tài mà còn có tâm, có "thiên lương" (bản tính tốt lành).

Huấn Cao không chỉ có thái độ hiên ngang, bất khuất, coi thường cái chết và tiền bạc mà còn có tấm lòng yêu quý cái thiện, mềm lòng trước tấm lòng "biệt nhỡn liên tài" của viên quản ngục (sẵn lòng cho chữ khi hiểu rõ thiện căn và sở thích cao quý của ông ta) và thậm chí còn biết sợ cái việc “chút nữa phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ”.

Với Nguyễn Tuân, cái tài phải đi đôi với cái tâm. Cái đẹp và cái thiện không thể tách rời nhau. Đó là một quan niệm thẩm mĩ tiến bộ của tác giả.

Nhân vật viên quản ngục trong truyện “Chữ người tử tù” có phẩm chất gì khiến Huấn Cao coi trọng?

Lời giải:

Quản ngục là người coi ngục, là công cụ trấn áp của bộ máy thống trị đương thời. Thế nhưng, quản ngục lại có một thú vui tao nhã là say mê chơi chữ đến lạ kỳ. Vì có sở thích cao quý nên ông coi thường tính mạng của mình. Đó là ông muốn xin Huấn Cao chữ, nhờ thầy thơ lại xin chữ, và đối đãi đặc biệt với tử tù.

Quản ngục có một tâm hồn nghệ sĩ tài hoa đã lạc vào chốn nhơ bẩn. Tuy làm nghề thất đức nhưng y vẫn có một tâm hồn cao đẹp.

Quản ngục còn là người tuy không sáng tạo ra cái đẹp, nhưng lại là người biết trân trọng và giữ gìn cái đẹp, là một nhân cách đẹp, một "tấm lòng trong thiên hạ" tri âm, tri kỉ với Huấn Cao. Đó là "một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ".

Vì sao tác giả cho rằng cảnh cho chữ trong tác phẩm “Chữ người tử tù” là “một cảnh tượng xưa nay chưa từng có”?

Lời giải:

Cảnh tượng xưa nay chưa từng có:

Cái đẹp được sáng tạo nơi từ ngục nhơ bẩn, thiên lương cao cả lại tỏa sáng nơi bóng tối, nơi cái ác đang ngự trị.

Huấn Cao không chỉ cho chữ mà còn cho quản ngục bài học về lẽ sống ở đời.

Cái đẹp và cái thiện đã chiến thắng cho dù thực tại có tăm tối đến đâu cũng không tiêu diệt được.

Đặc sắc nghệ thuật của truyện “Chữ người tử tù” là gì?

Lời giải:

Tạo dựng tình huống truyện độc đáo, đặc sắc.

Sử dụng thành công thủ pháp đối lập, tương phản.

Xây dựng thành công nhân vật Huấn Cao - người hội tụ nhiều vẻ đẹp.

Ngôn ngữ góc cạnh, giàu hình ảnh, có tính tạo hình, vừa cổ kính vừa hiện đại.

Đặc sắc nghệ thuật của truyện “Chữ người tử tù” là gì?

Lời giải:

Tạo dựng tình huống truyện độc đáo, đặc sắc.

Sử dụng thành công thủ pháp đối lập, tương phản.

Xây dựng thành công nhân vật Huấn Cao - người hội tụ nhiều vẻ đẹp.

Ngôn ngữ góc cạnh, giàu hình ảnh, có tính tạo hình, vừa cổ kính vừa hiện đại.

Ca ngợi tài hoa của nhân vật Huấn Cao, tác giả muốn bộc lộ thái độ gì qua truyện ngắn “Chữ người tử tù”?

Lời giải:

Khẳng định và tôn vinh chiến thắng của ánh sáng, cái đẹp, cái thiện và nhân cách cao cả của con người, đồng thời bộc lộ tấm lòng yêu nước thầm kín.

Lời khuyên của Huấn Cao ở cuối truyện “Chữ người tử tù” có ý nghĩa như thế nào?

Lời giải:

Ý nghĩa lời khuyên của Huấn Cao: Cái đẹp có thể sinh ra từ đất chết - nơi tội ác ngự trị nhưng không thể sống chung với cái ác. Con người xứng đáng được thưởng thức cái đẹp khi giữ được thiên lương.

Tại sao trong truyện “Chữ người tử tù” tác giả lại chọn nhà tù là nơi để Huấn Cao cho chữ?

Lời giải:

Tác giả chọn cảnh nhà tù vì trong cái cảnh tăm tối của nhà tù, cái đẹp, cái thiện, cái cao cả đang được tôn vinh làm chủ. Đây là sự chiến thắng giữa ánh sáng và bóng tối, cái đẹp và cái nhơ bẩn, cái thiện và cái ác.

Cái đẹp được tỏa sáng ngay cả trong nơi nhơ bẩn nhất.

Trong truyện “Chữ người tử tù”, viên quản ngục biệt đãi Huấn Cao có phải để xin chữ hay không? Vì sao?

Lời giải:

Viên Quản ngục biệt đãi Huấn Cao không phải lí do muốn xin chữ mà là vì bản thân ông là một con người có tâm hồn nghệ sĩ, yêu cái đẹp cho nên ông biệt đãi Huấn Cao vì lòng yêu cái đẹp, tôn trọng người tài mà bất chấp nguy hiểm.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021