logo

Soạn + Gợi ý Câu hỏi trên lớp bài Chiếc lá cuối cùng

Soạn bài Chiếc lá cuối cùng nhanh nhất chỉ với 10 phút??? Trọn bộ các câu hỏi giáo viên đặt ra cho học sinh trên lớp về tác phẩm Chiếc lá cuối cùng??? Đúng vậy, tất cả sẽ có tại bài viết này của Toploigiai, mời các bạn cùng tham khảo


Soạn bài: Chiếc lá cuối cùng (trong 10 phút)

BỐ CỤC:

- Phần 1 (từ đầu…Hà Lan): Cảnh Giôn xi nằm trên giường bệnh chờ đợi cái chết

- Phần 2 (tiếp…vịnh Naplơ): Giôn-xi vượt qua cái chết

- Phần 3 (còn lại): Chiếc lá diệu kỳ

TÓM TẮT

Soạn bài: Chiếc lá cuối cùng (siêu ngắn) | Soạn văn 8 siêu ngắn - TopLoigiai

ĐỌC - HIỂU TÁC PHẨM

Câu 1

- Cụ Bơ- men cùng Xiu sợ sệt nhìn  ra ngoài cửa sổ trên cây thường xuân-> tấm lòng yêu thương và lo lắng của cụ Bơ –men dành cho cô gái trên giường bệnh.

Lặng lẽ vẽ chiếc lá kiệt tác trong âm thầm mà chẳng ai biết đến ý định đó-> cao thượng, chấp nhận  hy sinh vì người khác.

- Nhà văn đã không lựa chọn việc kể sự việc kẽ chiếc lá một cách cụ thể nhằm gây bất ngờ cho cả nhân vật và người đọc, làm cho câu chuyện thêm phần hứng thú và hấp dẫn cũng như khắc sâu hình ảnh đẹp đẽ của cụ Bơ – men.

Câu 2

- Xiu không hề biết ý định của cụ Bơ –men, vì:

+ Hai người trước đó đã chẳng hề nói năng gì, cụ Bơ – men chỉ lặng lẽ làm mẫu cho Xiu vẽ

+ Khi Giôn – xi bảo kéo tấm mành lên thì Xiu làm việc đó một cách đầy chán nản

+ Xiu cũng thật bất ngờ khi nhìn thấy chiếc lá vẫn còn đó sau đêm mưa gió bão bùng

+ Xiu biết tin cụ Bơ – men bị ốm qua lời bác sĩ

- Nếu Xiu biết trước thì câu chuyện sẽ kém đi sự bất ngờ và hấp dẫn hơn cũng như ta không thể thấy được tình cảm sâu sắc của hai người bạn dành cho nhau như vậy.

Câu 3

- Giôn-xi là cô gái không may bị bệnh nặng, với cô lúc đó xem chiếc lá như số phận mình, khi chiếc lá cuối cùng lìa cành cũng là lúc cô không còn nữa.

Sau trận mưa tuyết, chiếc lá vẫn còn đó, sự gan góc và can trường của chiếc lá đã thúc đẩy cô, khiến cô hồi sinh và yêu cuộc sống, tin tưởng hơn vào cuộc sống.

- Truyện kết thúc bằng lời của Xiu mà không có hành động hay phản ứng gì từ cô bạn Giôn – xi nhằm làm cho câu chuyện thêm phần dư âm, người đọc có thêm những suy nghĩ, dự đoán về cảm xúc của nhân vật.

Câu 4

Đoạn trích có hai lần đảo ngược tình huống:

- Giôn-xi là người bị ốm, trong tâm trạng đầy tuyệt vọng ngỡ như cái chết gần kề thì bỗng vui trở lại và dần khoẻ mạnh-> tình huống đảo ngược lần 1

- Cụ Bơ-men đang khoẻ mạnh bỗng bất ngờ bị ốm rồi ra đi mãi mãi-> tình huống đảo ngược lần 2

Nghệ thuật đảo ngược tình huống truyện góp phần gây bất ngờ và hứng thú cho người đọc khi thưởng thức tác phẩm


Gợi ý Câu hỏi giáo viên đặt ra trên lớp bài Chiếc lá cuối cùng

Văn bản “Chiếc lá cuối cùng” thuộc thể loại gì?

Trả lời:

- Thể loại: truyện ngắn

Ngôi kể của văn bản “Chiếc lá cuối cùng” là ngôi thứ mấy?

Trả lời:

- Ngôi kể: ngôi thứ 3

Ý nghĩa của văn bản “Chiếc lá cuối cùng” mang lại là gì?

Trả lời:

- Ý nghĩa: đoạn trích này là phần cuối của truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng”. Mấy trang kết thúc truyện “Chiếc lá cuối cùng” trên đây của O.Hen-ri đủ chứng tỏ truyện dược xây dựng theo kiểu có nhiều tình tiết hấp dẫn, sắp xếp chặt chẽ khéo léo, kết cấu đảo ngược tình huống hai lần, gây hứng thú và làm cho chúng ta rung cảm trước tình yêu thương cao cả giữa những con người nghèo khổ.

Giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của văn bản “Chiếc lá cuối cùng” .

Trả lời:

- Nội dung: Truyện ca ngợi tình yêu thương cao cả giữa những con người nghèo khổ. Tôn vinh giá trị, sức mạnh của nghệ thuật chân chính mang đến niềm vui và hạnh phúc cho con người..

- Nghệ thuật:

+ Cốt truyện dàn dựng chu đáo, tình tiết sắp xếp khéo léo, hấp dẫn

+ Nghệ thuật đảo ngược tình huống truyện hai lần đã tạo ra hứng thú với người đọc

Nhan đề của văn bản “Chiếc lá cuối cùng” có ý nghĩa như thế nào?

Trả lời:

- Đó là chiếc lá thường xuân do cụ Bơ-men đã vẽ với mong muốn truyền thêm niềm tin và hi vọng để Giôn-xi chiến thắng bệnh tật. Chiếc lá sinh động giống như thật, được vẽ bởi một ngươi nghệ sĩ tâm huyết, ông đã vẽ bằng cả tấm lòng.

- Chiếc lá cuối cùng là hình tượng nghệ thuật, xuyên suốt tác phẩm. Đó chính là biểu tượng của lòng nhân ái, vị tha cao cả. Đó còn là biểu tượng của nghệ thuật chân chính- nghệ thuật vì con người.

Vì sao các nhân vật trong truyện sợ sệt, lo lắng khi nhìn cây thường xuân trong văn bản “Chiếc lá cuối cùng” ?

Trả lời:

- Các nhân vật trong truyện sợ sệt lo lắng khi nhìn cây thường xuân vì: Mọi người lo sợ chiếc lá cuối cùng sẽ rụng và Giôn-xi sẽ chết

Nguyên nhân sâu xa nào quyết định tâm trạng hồi sinh của Giôn-xi trong văn bản “Chiếc lá cuối cùng”?

Trả lời:

- Nguyên nhân sâu xa quyết định tâm trạng hồi sinh của Giôn-xi là: Do chiếc lá cuối cùng đã chống chọi với mưa bão nên Giôn-xi đã quyết định phải sống mạnh mẽ như chiếc lá đó

Hãy lí giải vì sao nhà văn bỏ qua không kể sự việc của cụ đã vẽ chiếc lá trên tường trong đêm mưa tuyết. Vì sao có thể nói chiếc lá cuối cùng cụ vẽ là một kiệt tác?

Trả lời:

- Lí do nhà văn không kể lại sự việc cụ Bơ-Men đã vẽ chiếc lá trên tường: Để tạo cho câu chuyện sự bất ngờ đột ngột, gây hứng thú cho người đọc. Đồng thời khiến tác giả cảm thấy xúc động về đức hi sinh thầm lặng của cụ đã khích lệ Giôn-xi hướng về sự sống ở phía trước.

- “Chiếc lá cuối cùng” cụ vẽ là một kiệt tác vì: Đó không chỉ là một bức tranh nghệ thuật của người nghệ sĩ tài ba. Mà đó còn là bức tranh được vẽ bởi tấm lòng yêu thương con người. Tác phẩm đó được tạo ra bằng sự hi sinh mạng sống của cụ để cứu lấy một tâm hồn đang tuyệt vọng. Tác phẩm đã tác động mãnh liệt vào tâm hồn con người, đánh thức niềm tin, sự hi vọng của con người vào cuộc đời.

Chứng minh truyện “Chiếc lá cuối cùng” của O. Hen-ri được kết thúc trên cơ sở hai sự kiện bất ngờ đối lập nhau tạo nên hiện tượng đảo ngược tình huống hai lần. Nêu tác dụng của cách kết thúc truyện đó.

Trả lời:

- Truyện đã sử dụng thành công thủ pháp đảo lộn tình thế hai lần một cách đột ngột, bất ngờ để hấp dẫn người đọc và bộc lộ chủ đề. Chính nghệ thuật đảo ngược tình huống đã gây hứng thú cho người đọc:

+ Giôn-xi bị ốm và rất tuyệt vọng, nằm chờ chết. Thế nhưng cô đã hồi sinh, khoẻ lại.

+ Cụ Bơ-men khoẻ mạnh, chỉ bị ốm có hai ngày, nhưng cụ đã đột ngột ra đi, để lại một tác phẩm để đời cứu rỗi một sinh mệnh

→ Tác dụng của các kết thúc: Truyện đã sử dụng thành công thủ pháp đảo lộn tình thế hai lần một cách đột ngột, bất ngờ để hấp dẫn người đọc và bộc lộ chủ đề, để lại dư âm, suy nghĩ sâu lắng trong lòng người đọc.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021