logo

Soạn + Gợi ý Câu hỏi trên lớp bài Cảnh khuya, Rằm tháng giêng

Soạn bài Cảnh khuya, Rằm tháng giêng nhanh nhất chỉ với 10 phút??? Trọn bộ các câu hỏi giáo viên đặt ra cho học sinh trên lớp về tác phẩm Cảnh khuya, Rằm tháng giêng??? Đúng vậy, tất cả sẽ có tại bài viết này của Toploigiai, mời các bạn cùng tham khảo


Soạn bài: Cảnh khuya, Rằm tháng giêng (trong 10 phút)

Soạn bài Cảnh khuya, Rằm tháng giêng | Soạn văn 7 siêu ngắn tại TopLoigiai

ĐỌC - HIỂU TÁC PHẨM

Câu 1

- Hai bài thơ này được làm theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt.

- Đặc điểm

      + số câu: 4 câu trên một bài thơ

      + số chữ trong một câu: 7 chữ trong một câu thơ

      +  Hiệp vần: Chữ cuối cùng của dòng 1- 2- 4

      + Ngắt nhịp:  Câu 1: 3/4

Câu 2 và 3 ngắt nhịp 4/3

Câu 4 ngắt nhịp 2/5

Rằm tháng giêng: Toàn bài ngắt nhịp 4/3

Câu 2 

Phân tích hai câu thơ đầu của bài cảnh khuya

- Âm thanh: tiếng suối được so sánh với tiếng hát xa => âm thanh trong trẻo, cao vút và có tiếng nhạc. Tiếng hát xa tạo nên không gian vắng lặng của sự vật có thể nghe được tiếng suối dù là ở rất xa

- Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa: trăng, tạo sự ánh sáng huyền ảo trong đêm, ánh sáng của trăng đã chiếu uống cây cổ thụ ròi cái bóng đó trùm lên hoa => sự quan sát tinh tế, tỉ mỉ, đầy chất thơ của Hồ Chí Minh.

=> Hai câu thơ hiện lên bức tranh cảnh khuya đẹp vừa có âm thanh, vừa có màu sắc, vừa có hình ảnh huyền ảo.

Câu 3 

- Hai câu thơ cuối trong bài cảnh khuya là sự hòa quyện của người và cảnh sự say đắm đến mê mẩn của tác giả với cảnh đêm khuya. Không gian và thời gian tĩnh lặng làm nên cho tâm trạng và cảm xúc của Bác. Hiện lên ở hai câu thơ cuối chính là tâm trạng lo âu, lo lắng, trăn trở của Bác vì dân vì nước. Qua đó chúng ta thấy được tấ lòng yêu nước, thương dân vô cùng của một vị lãnh tụ tài dức.

- Bằng việc lặp lại của từ chưa ngủ thể hiện nỗi trăn trở của Bác. Vì lo cho nước cho dân, cho sự nghiệp dân tộc mà Bác đã bao đêm thao thức không ngủ.

Câu 4

- Không gian trong bài thơ Rằm tháng riêng được hiện ra với sự rộng lớn, mênh mông của dòng sông, của bầu trời và đặc biệt là hình ảnh trăng tròn đang rọi chiếu lấp lánh xuống dòng sông. Sự hòa quyện của sông nước, mây trời và ánh trăng tạo cho bức tranh đêm rằm thật nên thơ, thật đẹp và bình yên

- Thời gian: đêm trăng rằm, là thời điểm trăng sáng nhất, đẹp nhất

- Hình ảnh được nhấn mạnh là đêm trăng rằm tháng riêng, đây là đêm trăng rằm đầu tiên của năm. Câu thơ mang hàm ý về sự khởi đầu của một năm mới, sự dẫn đường của ánh sáng cũng như sự nảy nở tinh khôi của đất trời.

- Câu thơ thơ sử dụng màu sắc: ở đây xuất hiện màu xuân: sông xuân, nước xuân, trời xuân => màu sắc của sự tươi mới, sự phát triển báo hiệu những điều tốt lành sẽ tới => Không gian là sự quyện hòa, đan vào nhau của sông nước và trời tạo ra không gian rộng lớn và thống nhất.

Câu 5

Những câu thơ trong bài Nguyên tiêu gợi nhớ đến những câu thơ trong bài Phong Kiều dạ bạc của Trương Kế “Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền”. Trương Kế nói tới hình ảnh con thuyền trên sông nước.

Câu 6 

Tuy rằng, cả hai bài thơ đều được ra đời trong hoàn cảnh đất nước đang trong tình trạng nguy hiểm, đối mặt với cuộc chiến đấu chống thực dân Pháp, nhưng cả hai bài thơ của Bác đều toát tinh thần lạc quan và tư thế ung dung của Bác:

+ Sự lạc quan đó thể hiện ở chỗ thưởng cảnh, chiêm ngưỡng cảnh đẹp: những hình ảnh con Thuyền, ánh trăng đều mang vẻ đẹp cổ điển mà ta vẫn thường thấy trong thơ xưa.

+ Tư thế ung dung ở chỗ, Bác đã đắm chìm với thiên nhiên, hình ảnh bàn bạc việc quân trong bài Nguyên tiêu thật đặc biệt, “giữa dòng bàn bạc việc quân” => Giữa chốn thơ mộng, mênh mông của sông nước ấy, hình ảnh con người hiện lên như một điểm nhấn của bức tranh xuân và con người đã hòa cùng cùng thiên nhiên, sông nước.

=> Cả hai bài thơ đều miêu tả cảnh đẹp của thiên nhiên, nhưng ẩn sâu trong đó, tác giả muốn khắc họa hình ảnh những người chiến sĩ cộng sản một lòng vì nước vì dân.

Câu 7

Cả hai bài thơ đều miêu tả vẻ đpẹ của trăng ở chiến khu Việt Bắc, nhưng khi phân tích bài thơ, chúng ta thấy dược những vẻ đẹp riêng biệt của ánh trăng trong hai bài thơ của Bác

- Bằng việc sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa, cùng với sự miêu tả chi tiết hình ảnh ánh trăng: trăng lồng vào cây cổ thụ, in bóng cây xuống mặt đất, rồi lòng vào những bông hoa => tạo nên từng tầng, từng lớp mà ánh trăng đã chiếu sáng. Giữa không gian thanh tĩnh mịch của đêm khuya, xuất hiện âm thanh tiếng suối như tiếng hát xa, tạo nên bức tranh đêm càng thêm tính nhạc, ánh trăng như càng chiếu sáng, tiếng hát như quyện vào ánh trăng

- Trong bài Nguyên tiêu, trăng hòa quyện với sông, với nước, với trời tạo nên sự lung linh huyền ảo. Ở đây, trăng mang hương sắc của mùa xuân, chiếu rọi vào cảnh như sự thúc đẩy sự sinh sôi, nảy nở, tạo nên một không gian xuân tươi mới, đầy hi vọng. Hình ảnh ánh trăng được miêu tả đong đầy thuyền=> tạo ra những line tưởng của sự đủ đầy, phù hợp với hoàn cảnh tâm trạng của Bác lúc bấy giờ, đó là niềm hi vọng về sự thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

LUYỆN TẬP

Câu 1

Học thuộc lòng hai bài thơ

Câu 2

Sưu tầm các bài thơ về thiên nhiên và về trăng của Bác

Đối nguyệt 

Ngoài song, trăng rọi cây sân, 

Ánh trăng nhích bóng cây gần trước song. 

Việc quân, việc nước bàn xong, 

Gối khuya ngon giấc bên song trăng nhòm.

------------------------------------------------

Cảnh rừng Việt Bắc 

Cảnh rừng Việt Bắc thật là hay, 

Vượn hót chim kêu suốt cả ngày, 

Khách đến thì mời ngô nếp nướng, 

Săn về thường chén thịt rừng quay, 

Non xanh, nước biếc tha hồ dạo, 

Rượu ngọt, chè tươi mặc sức say. 

Kháng chiến thành công ta trở lại, 

Trăng xưa, hạc cũ với xuân này.


Gợi ý Câu hỏi giáo viên đặt ra trên lớp bài Cảnh khuya, Rằm tháng giêng

Bài thơ “Cảnh khuya” được sáng tác trong hoàn cảnh nào?

Trả lời:

- “Cảnh khuya” là bài thơ thất ngôn tứ tuyệt hay được Bác viết trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.

Bài thơ “Cảnh khuya” được viết theo thể thơ nào?

Trả lời:

- Thể thơ: thất ngôn tứ tuyệt

Hai câu cuối của bài thơ “Cảnh khuya” thể hiện tâm trạng gì của tác giả?

Trả lời:- Hai câu thơ cuối của bài thơ là cái tình say đắm của tác giả trước vẻ đẹp của thiên nhiên. Có thể nói lí do khiến “người chưa ngủ” ấy chính là vì cảnh thiên nhiên quá đẹp và một nỗi lo về vận mệnh nước nhà. Hai nét tâm trạng ấy thống nhất hoà hợp trong con người của Bác.

Trong hai câu cuối bài thơ “Cảnh khuya” có từ nào được lặp và điều đó có tác dụng như thế nào?

Trả lời:

Tác dụng sự lặp lại của điệp từ:" chưa ngủ":

- Thể hiện sự hòa hợp giữa con người và cảnh vật - > cảnh càng khuya càng làm nỗi rõ con người; con người càng thức khuya càng thấy sự hữu tình của cảnh.

- Chưa ngủ là vì chưa muốn ngủ - thế chủ động - > dành thời gian để ngắm cảnh, để lo việc nước, chứ không phải là vì không ngủ được - > sự sâu sắc của tâm trạng và tình cảm

⇒ Điệp ngữ “chưa ngủ” đặt lặp lại ở cuối câu thứ ba và đầu câu thứ tư là một bản lề mở ra hai phía của tâm trạng trong một con người Hồ Chí Minh.

Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong 2 câu thơ đầu bài thơ “Cảnh khuya”? Phân tích hiệu quả của phép tu từ đó.

Trả lời:

- Biện pháp nghệ thuật so sánh tiếng suối trong với tiếng hát ca.

- Tác dụng: gợi lên sự thanh bình êm ái nhẹ nhàng của tiếng suối, đưa tiếng suối gần gũi với con người hơn, có sức sống trẻ trung hơn và bắt nhịp vào không khí đầy lạc quan của cuộc sống ở núi rừng chiến khu.

Câu thơ thứ 2 bài “Cảnh khuya” có gì đặc biệt về từ ngữ và đã gợi ra vẻ đẹp của cảnh trăng rừng như thế nào?

Trả lời:

Câu thơ thứ 2 đặc biệt ở: Điệp từ “lồng” được nhắc lại 2 lần nhằm nhấn mạnh vào vẻ đẹp của trăng in trên mặt đất.

- Lồng (1): ánh trăng soi vào bóng cây cô thụ lồng vào tán cây.

- Lồng (2): bóng tán cây được trăng chiếu vào in hình xuống mặt đất thành những bông hoa tuyệt đẹp.

Từ vẻ đẹp của cảnh trăng rừng trong bài “Cảnh khuya”, em nghĩ gì về tình cảm của tác giả đối với thiên nhiên?

Trả lời:

- Từ vẻ đẹp của cảnh trăng rừng là tình cảm yêu thiên nhiên của tác giả xen lẫn trong mỗi câu từ. Phải là người yêu thiên nhiên thì Bác mới có cái nhìn, sự cảm nhận về thiên nhiên, vạn vật một cách chi tiết sống động như vậy

Từ hoàn cảnh sáng tác bài “Cảnh khuya”, em hiểu gì về con người Hồ Chí Minh?

Trả lời:

- Mặc dù ra đời trong hoàn cảnh hết sức khó khăn của đất nước, vận mệnh dân tộc đang nghìn cân treo sợi tóc, nhưng hai bài thơ vẫn thể hiện được phong thái ung dung, tình thần lạc quan, tâm hồn chan hòa thiên nhiên, say đắm thưởng ngoạn vẻ đẹp của thiên nhiên trong mọi hoàn cảnh. Đồng thời ẩn trong mỗi câu thơ tả cảnh ngụ tình ấy là nỗi niềm lo lắng, canh cánh trong lòng suy nghĩ cho nhân dân, vận mệnh nước nhà của Bác

Hai câu thơ cuối bài “Cảnh khuya” đã cho thấy vẻ đẹp và chiều sâu tâm hồn của tác giả như thế nào?

Trả lời:

Câu thơ mở ra hai thế giới tâm trạng của nhân vật, hai khía cạnh của một tâm hồn tác giả:

- Chưa ngủ vì cảnh khuya quá đẹp, say mê tận hưởng vẻ đẹp chứa cùng tri âm tuyệt vời của cảnh đến độ không ngủ được ⇒ tâm hồn nghệ sĩ.

- Chưa ngủ vì thao thức lo lắng vì vận mệnh của đất nước ⇒ tâm hồn chiến sĩ – đây mới là ý chính của câu thơ.

Bài thơ “Cảnh khuya” có những nét đặc sắc gì về nghệ thuật, đặc biệt là nghệ thuật tả cảnh ngụ tình?

Trả lời:

* Nghệ thuật:

- Vận dụng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt.

- Biện pháp tu từ so sánh, ẩn dụ, điệp từ.

- Vẻ đẹp đêm trăng vừa cổ điển mang nét đẹp hiện đại.

- Ngôn từ giản dị, trong sáng toát lên tình yêu thiên nhiên, yêu nước và sự lạc quan, yêu đời của Bác.

- Đặc biệt là nghệ thuật tả cảnh ngụ tình, vừa trực tiếp giãi bày tình cảm, tâm trạng của Bác vào những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp đầy gian khổ . Thể hiện tình yêu thiên nhiên, lòng yêu nước sâu nặng, tinh thần trách nhiệm lớn lao đối với dân, với nước.

Cảnh thiên nhiên ở hai câu đầu bài thơ “Rằm tháng giêng” được miêu tả trong thời gian, không gian nào?

Trả lời:

Cảnh thiên nhiên được miêu tả trong:

- Thời gian: vào buổi tối lúc trăng tròn nhất

- Không gian: Không gian được miêu tả trong bài “Rằm tháng riêng” là một không gian rộng lớn của trời mây sông nước. Bầu trời, mặt nước, dòng sông như nối liền, trải rộng bởi sắc xuân bát ngát

Việc lặp từ "xuân'' ở câu thơ thứ hai bài thơ “Rằm tháng giêng” đã gợi ra vẻ đẹp của không gian đêm rằm tháng giêng như thế nào ?

Trả lời:

- Từ "xuân" được lặp lại ba lần như ùn ùn trỗi dậy một sức xuân, sắc xuân.

- Thanh điệu hài hoà (với năm thanh ngang) tạo nên cảm giác trong trẻo, thảnh thơi thi vị.

Cảm xúc của tác giả được gợi lên từ cảnh xuân ở hai câu thơ đầu bài “Rằm tháng giêng” như thế nào?

Trả lời:

- Hai câu thơ vẽ lên một cảnh vật mùa xuân tràn đầy sức sống, đang vận động trỗi dậy, không phải mùa xuân yên lặng. Tâm hồn Bác chan hoà với cảnh sắc đất trời, sông nước mùa xuân với một tình yêu tha thiết, nồng nàn

Câu thơ thứ ba trong bài thơ “Rằm tháng giêng” đã cho biết điều gì về công việc của những người kháng chiến?

Trả lời:

- Câu thơ thứ ba đã cho biết vể công việc của những người kháng chiến chính là bàn mưu tính kế việc quân.

 Hình ảnh nào được gợi lên trong câu thơ cuối bài thơ “Rằm tháng giêng” ? Nêu nhận xét về mối quan hệ giữa cảnh và người ở câu thơ này.

Trả lời:

- Hai câu thơ cuối của bài thơ là cái tình say đắm của tác giả trước vẻ đẹp của thiên nhiên. Người vì say đắm trước vẻ đẹp thiên nhiên mà không nỡ ngủ.

- Song hai câu thơ cuối còn khắc hoạ một phương diện khác của Hồ Chí Minh. Bác tràn trề nỗi băn khoăn về vận nước, điều đó đủ cho thấy tấm lòng thiết tha vì dân vì nước của Bác Hồ

Bài thơ “Rằm tháng giêng” cho ta hiểu gì về tình yêu thiên nhiên và tình cảm cách mạng của nhà thơ ?

Trả lời:

- Bài thơ thể hiện một phong thái ung dung, tự tin và lạc quan của Bác. Đó là sự gắn bó tuyệt vời giữa tình yêu thiên nhiên và tình yêu nước, tâm hồn nghệ sĩ và bản chất chiến sĩ của Bác

Tình cảm, cảm xúc của nhà thơ trong bài thơ “Rằm tháng giêng” được thể hiện bằng những nghệ thuật đặc sắc nào?

Trả lời:

Tình cảm, cảm xúc của nhà thơ được thể hiện bằng những nghệ thuật đặc sắc:

- Bài thơ viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt, ngôn ngữ thơ hàm súc, giàu hình ảnh.

- Bài thơ kết hợp hài hoà giữa biểu cảm và miêu tả, giữa những thi liệu cổ và không khí của thời đại đó là cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc.

So sánh điểm giống và khác nhau giữa bài thơ “Cảnh khuya” và “Rằm tháng giêng”

Trả lời:

Giống nhau:

- Đều được sáng tác ở Việt Bắc những năm đầu chống Pháp.

- Đều làm theo thể thất ngôn tứ tuyệt.

- Đều miêu tả cảnh trăng ở chiến khu Việt Bắc.

- Đều bộc lộ tâm hồn yêu thiên nhiên, lòng yêu nước, phong thái ung dung, tự tại, sự kết hợp giữa tâm hồn nghệ sĩ và chiến sĩ của Bác.

Khác nhau:

- Bài “Cảnh khuya” viết bằng tiếng Việt. Là hình ảnh trăng rừng lồng vào vòm cây hoa lá nhiều tầng, nhiều đường nét. Nhà thơ một mình ngắm trăng và cảm nhận vẻ đẹp của trăng trong đêm khuya

- Bài “Rằm tháng giêng” viết bằng tiếng Hán. Bài “Rằm tháng giêng” là trăng trên sông nước, không gian bát ngát, tràn đầy sắc xuân. Nhà thơ cùng đồng chí của mình bàn việc quân.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021
/* */ /* */
/*
*/