logo

Soạn + Gợi ý Câu hỏi trên lớp bài Ca dao than thân, yêu thương, tình nghĩa

Soạn bài Ca dao than thân, yêu thương, tình nghĩa nhanh nhất chỉ với 10 phút??? Trọn bộ các câu hỏi giáo viên đặt ra cho học sinh trên lớp về tác phẩm Ca dao than thân, yêu thương, tình nghĩa??? Đúng vậy, tất cả sẽ có trong bài viết này của Toploigiai, mời các bạn cùng tham khảo nhé

Soạn văn 10 siêu ngắn: Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa - TopLoigiai


Soạn bài: Ca dao than thân, yêu thương, tình nghĩa (trong 10 phút)

Bố cục:

+ Bài ca dao 1, 2: Là những bài ca dao than thân thường gặp. Là những lời than bộc bạch cảm xúc than thân trách phận của người phụ nữ về số phận cuộc đời

+ Bài ca dao 3, 4, 5, 6: Ca dao yêu thương tình nghĩa. Những bài ca dao đều có nội dung chung là bộc bạch, giãi bày tâm sự, thể hiện tình cảm yêu thương, nỗi nhớ nhung mong chờ, sự yêu thương, tấm lòng tình nghĩa giữa người với người.

Đọc - Hiểu

Câu 1

a. Hai lời than thân đều có câu mờ đầu bằng “ Thân em như…”

àNgười than thân hay chủ thể được nhắc đến trong câu ca dao có thể là người con gái hay người phụ nữ. Họ chỉ là những người tồn tại bình thường trong xã hội cũ, cuộc sống không có quyền lựa chọn, không được hưởng những an nhàn, hạnh phúc mà phải gồng gánh những nặng nhọc, đớn đau, khó nhọc, phó mặc mình cho những may rủi cuộc đời.

b. 

- Hình ảnh tấm lụa đào phất phơ giữa chợ:

→ tấm lụa đào: lụa đào là một loại lụa đẹp nhất, sang nhất, chất lượng nhất à ẩn dụ cho hình ảnh của người con gái đẹp cả về nhan sắc cả về phẩm chất, nét đẹp này vừa nhẹ nhàng, thướt tha, vừa cao quý, sang trọng

→ phất phơ giữa chợ: trạng thái bất định của tấm lụa hay cũng chính là sự bất định trong cuộc đời người phụ nữ; họ luôn sống trong chông gai, bấp bênh, không có lấy một bến đỗ bình yên

⇒ Thể hiện nỗi đau, nỗi xót xa đến thấu tâm can trước tình cảnh éo le của những người bị khinh thường, thân phận bị rẻ rúng, bị coi như một món hàng để đổi chác giữa chợ

- Hình ảnh củ ấu gai

→ vỏ ngoài đen: cái nhìn bể nổi với vẻ ngoài xù xì, không được trau chuốt, không bắt mắt

→ ruột trong trắng: đây là “tảng băng chìm”, là vẻ đẹp tiềm ẩn, nó chỉ thể hiện ra khi có sự tìm hiểu nhất định

⇒ Thể hiện sự buồn bã, nỗi đau, sự thất vọng của người phụ nữ về cuộc đời, về số phận lắm những chông gai, trắc trở của mình. Họ không được đánh giá một cách công tâm, đúng mực chỉ vì hình thức bên ngoài; chính điều đó đã cản trở họ bước đi, cản trở họ cố gắng. Tuy nhiên, khách quan nhìn nhận thì trong chính bản thân họ đã ngời sáng vẻ đẹp phẩm chất đáng quý, đó là vẻ đẹp tâm hồn đáng trân trọng hơn bất cứ thứ gì.

Câu 2

a. - Bài ca dao này không mở đầu một cách trực tiếp bằng cụm từ than thân "thân em". Ở đây, sử dụng đại từ phiếm chỉ “ai” với cách nói đẩy đưa, vừa lời mời gợi chuyện, vừa tạo cảm hứng. Bài ca dao không chỉ đích danh một đối tượng cụ thể nào mà sử dụng hình thức của một câu hỏi tu từ nhằm giải tỏa, giãi bày suy tư, cảm xúc.

b. – Đại từ phiếm chỉ “ai” với câu hỏi tu từ ở đây mang hàm ý nói đến những yếu tố làm cản trở sự nên duyên lứa đôi. Thế nhưng cản trở không có nghĩa sẽ buông xuôi, người con trai vẫn giữ trọn nghĩa tình. Và để làm nổi bật điều này tác giả dân gian sử dụng biện pháp so sánh ẩn dụ qua các hình ảnh cụ thể như: sao Hôm, sao Mai, sao Vượt, trăng , trời. Rõ ràng, các yếu tố tự nhiên thì muôn đời không thay đổi cũng như tình cảm vậy, một lòng thủy chung, bển bỉ. Như vậy, tác giả muốn khẳng định tính vĩnh cửu của tình cảm cũng sánh ngang với những yếu tố của tự nhiên

c. - Sao Vượt là cách gọi khác của sao Hôm, hay chính là tên cổ của sao Hôm. Nó thường mọc lên rất sớm, vào khoảng buổi chiều, khi sao đã đến đỉnh bầu trời thì mới là lúc trăng mới bắt đầu lên. Vì thế câu thơ cuối là lời khẳng định chắc chắn, là minh chứng cho sự thủy chung của tình yêu cũng như sức mạnh của tình yêu là động lực để người ta vượt mọi khó khăn, chông gai .

Câu 3

- Nỗi nhớ luôn là trạng thái tâm lý, tình cảm khó nắm bắt, khó nhận thấy. Vậy nhưng nỗi nhớ trong bài ca dao như tan ra như hòa vào lòng người nhờ những thủ pháp nghệ thuật như sử dụng các hình tượng nghệ thuật: nhân hóa, hoán dụ và biện pháp điệp - Hiệu quả nghệ thuật:

→ biện pháp điệp tạo ra những điểm nhấn nhất định, dẫn dắt mạch cảm xúc, tạo điểm đọng cho suy tư, tất cả như đang cất lên tiếng lòng, vang lên lời tâm sự thay cho nhân vật trữ tình. Nỗi nhớ dường như trào về nhanh hơn, mãnh liệt hơn, ngổn ngang trăm lối.

→ kết hợp với cách gieo vần ở cuối mõi câu thơ không chỉ cos tác dụng tạo nhịp điệu, nối liền mạch cảm xúc bài thơ mà còn khiến nỗi nhớ như trải dài theo nhịp thơ, theo nhịp thời gian, bao trùm không gian.

→ Như vậy, bằng những biện pháp nghê thuật nỗi nhớ đã xuất hiện không chỉ tràn đầy trong nhân vật trữ tình mà còn tràn đầy trong lòng người đọc. Nó trở nên cụ thể và dễ cảm nhận hơn bao giờ.

Câu 4

- Xưa nay hình ảnh chiếc cầu luôn gần gũi, quen thuộc và không hề xa lạ đối với thơ ca. Ở đây, trong câu ca dao đang bàn luận thì Chiếc cầu – dải yếm là một hình ảnh ẩn dụ. Nó dường như thể hiện cho ước mơ lứa đôi, sự nên duyên, cho chiếc cầu nối cho những mối lương duyên, cho những tình cảm chứa chan mà bị ngăn cách, gắn kết tình cảm giữa người với người.

- Đây là một câu ca dao đầy trữ tình, đậm chất họa, chất thơ một hình ảnh vừa lạ, vừa quen lại rất độc đáo, rất táo bạo. Chiếc cầu cũng chính là văn hóa, là truyền thống cho sự giản dị, thân quen của nền văn; chiếc yếm hay chính là vật kỉ niệm, vật trao duyên biểu trưng cho tình yêu màu hồng của tuổi trẻ. Trong câu ca dao hai hình ảnh kết hợp tạo nên chiếc “ cầu dải yếm” là cái nhìn, là phép liên tưởng chỉ xuất hiện ở ca dao, thể hiện mơ ước lứa đôi đầy táo bạo nhưng cũng rất chính đáng. Câu 5 (trang 84 sgk Văn 10 Tập 1):

- Muối và gừng là những hình ảnh quen thuộc trong ca dao Việt Nam bởi lẽ, xét về tính chất thì chúng mang nhiều đặc điểm tương đồng với tính cách, tình cảm con người. Gừng cay đấy nhưng sau cay còn để lại dư vị, muối mặn đấy nhưng sau cái mặn mà lại là hậu vị rõ ràng. Cả hai đều cần thiết trong cuộc sống của con người, đều thỏa mãn những nhu cầu nhất định cũng như đem lại cảm giác thoải mái… Cũng bởi thế gừng và muối được ví như tình cảm của con người, luôn nồng hậu, mặn mà, chân thành nhất

- Muối mặn – gừng cay là biểu trưng cho tình nghĩa, tình cảm trước sau như một, không dễ gì lung lay, không dễ gì xoay chuyển, luôn giữ nồng đượm

- ba năm- chín tháng, ba vạn sáu ngàn ngày là biểu trưng cho những mốc thời gian trong cuộc đời, cho sự lâu dài, bền bỉ, vĩnh cửu, vĩnh hằng đến suốt cả cuộc đời

- Một số câu ca dao khác:

Muối mặn ba năm còn mặn,

Gừng cay chín tháng còn cay

Để anh lên xuống cho dày,

Bao giờ thầy mẹ không gả, em cũng bày mùi cho

 

 Hạt muối ba năm còn mặn

Lát gừng cay sắc chín nước còn cay

Anh thương em cha mẹ không hay

Ngọn đèn trao trước gió, chẳng biết xoay phương nào

Câu 6

- Những biện pháp nghệ thuật thường được dùng trong ca dao gồm: các biện pháp nghê thuật so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, điệp ngữ, nói quá, các hình tượng nghệ thuật quen thuộc trong đời sống...

- Về các biện pháp nghệ thuật như so sánh, ẩn dụ, hoán dụ thì  ca dao thường sử dụng những hình ảnh thân thuộc, gần gũi, bình dị, đơn giản gắn với đời sống sinh hoạt, lao dộng thường ngày của nhân dân sao cho tạo được giá trị lớn nhất, tạo được ấn tượng với người đọc và thể hiện một cách trọn vẹn nhất, đủ đầy nhất những tư tưởng, tình cảm, cảm xúc đến với nhân dân

Luyện tập

Câu 1

"Thân em như thể bèo trôi

Sóng dập gió dồi biết tấp vào đâu"

      

"Thân em như miếng cau khô

Người thanh tham mỏng, người thô tham dày"

 

 "Thân em như cá giữa rào

Kẻ chài, người lưới biết vào tay ai ?"

 

"Thân em như trái bần trôi

Sóng dập gió dồi biết tấp vào đâu"

      

"Thân em như cam quýt bưởi bòng

Ngoài tuy cay đắng trong lòng ngọt ngon"

Các bài ca dao trên đều bắt đầu với tiếng than “ Thân em…” là ca dao than thân, trách phận. Nhìn chung các bài ca dao này đều mang đến sắc thái biểu cảm là:

- Lời than trách, nỗi buồn, sự bất lực, hờn dỗi và tủi thân của người con gái khi bản thân không được trân trọng, không được bứt phá, khi vẻ đẹp luôn bị chìm sâu bởi vỏ bọc xấu xí, khi nét duyên dáng của mình bị đánh giá sai lầm

- Thể hiện được cái nhìn, sự nhận thức, ý thức tự đánh giá bản thân của người con gái về giá trị cao đẹp, đáng quý của mình

Câu 2

Rủ nhau xuống biển mò cua

Đem về nấu quả mơ chua trên rừng

Em ơi, chua ngọt đã từng

Non xanh nước bạc xin đừng quên nhau

      

Nhớ ai em những khóc thầm

Hai hàng nước mắt đầm đầm như mưa

      

Nhớ ai ngơ ngẩn, ngẩn ngơ

Nhớ ai, ai nhớ, bây giờ nhớ ai

      

Nhớ ai bổi hổi bồi hồi

Như đứng đống lửa, như ngồi đống rơm

      

Khăn đào vắt ngọn cành mai

Mình xuôi đàng ấy, bao giờ mình lên

Em xuôi em lại ngược ngay

Sầu riêng em để trên này cho anh

      

Ước gì anh hóa ra hoa

Để em nâng lấy rồi mà cài khăn

Ước gỉ anh hóa ra chăn

Để cho em dắp, em lăn, em nằm

Ước gì anh hóa ra gương

Để cho em cứ ngày thường em soi

Ước gì anh hóa ra cơi

Để cho em đựng cau tươi trầu vàng.

      

Em về anh mượn khăn tay

Gói câu tình nghĩa, lâu ngày sợ quên.

- Câu thơ "Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm" là câu thể hiện sự yêu thương tình nghĩa. Sử dụng hình ảnh "khăn" rất gần gũi, thân thuộc cả trong ca dao và trong đời sống để truyền tải nỗi nhớ của "em" đối với "anh". Từ đó, mở rộng ra là nỗi nhớ lớn hơn, là tình cảm, tình nghĩa, mỗi quan hệ gắn bó giữa con người với con người, xa hơn nữa là nỗi nhơ que hương, đất nước, là tình đồng bào thủy chung, tình cảm dân tộc khăng khít. Tóm lại, tình cảm cá nhân đã hòa chung trong tình cảm cộng đồng. Như vậy, câu thơ đem đến định nghĩa mới về Đất Nước: Đất Nước không chỉ có tình cảm lứa đôi mà còn có tình cảm đồng bào, tình cảm lứa đôi đã hòa chung với tình yêu đất nước.

Nhận xét – Ý nghĩa

Qua những bài ca dao than thân, ca dao yêu thương tình nghĩa, học sinh hiểu, nhận thức đúng đắn và cảm nhận được những đắng cay, tủi hờn, những vất vả, gian nan của người phụ nữ trong xã hội cũ đồng thời nhìn nhận được vẻ đẹp trong tình yêu quê hương, đất nước, con người, tình cảm gắn bó thủy chung giữa con người. Qua những bài ca dao đã được phân tích, học sinh có thể tự tổng hợp kiến thức nhằm nhận thức nghệ thuật điển hình sử dụng trong ca dao và giá trị biểu đạt của những biện pháp đó.


Gợi ý Câu hỏi giáo viên đặt ra trên lớp bài Ca dao than thân, yêu thương, tình nghĩa

Người than thân trong bài ca dao số 1 và số 2 là ai và thân phận họ như thế nào?

Trả lời:

Hai lời than thân này đều có hình thức mở đầu là cụm từ "thân em như…." kèm theo một âm điệu ngậm ngùi, xót xa.

Đây là lời của cô gái đang trong độ tuổi xuân thì. Họ khao khát hạnh phúc nhưng họ không tự quyết định được số phận và cuộc đời của mình.

Bài ca dao là những ngậm ngùi, xót xa của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

Em có cảm nhận gì về những thân phận trong bài ca dao số 1 và số 2 qua mỗi hình ảnh?

Trả lời:

 – Bài ca 1: người phụ nữ – tấm lụa đào.

      + Thân phận trôi nổi, không tự quyết định được tương lai (phất phơ giữa chợ biết vào tay ai)

  – Bài ca 2: người phụ nữ – củ ấu gai (xấu ngoài, đẹp trong)

      + Lời bộc bạch tha thiết của cô gái ý thức được giá trị bản thân

      + Khát khao muốn khẳng định giá trị chân thực vẻ đẹp.

      + Nỗi ngậm ngùi, chua xót cho thân phận người phụ nữ xưa.

 – Bài ca 1: người phụ nữ – tấm lụa đào.

      + Thân phận trôi nổi, không tự quyết định được tương lai (phất phơ giữa chợ biết vào tay ai)

  – Bài ca 2: người phụ nữ – củ ấu gai (xấu ngoài, đẹp trong)

      + Lời bộc bạch tha thiết của cô gái ý thức được giá trị bản thân

      + Khát khao muốn khẳng định giá trị chân thực vẻ đẹp.

      + Nỗi ngậm ngùi, chua xót cho thân phận người phụ nữ xưa.

Cách mở đầu bài ca dao số 3 có gì khác với hai bài trên? Em hiểu từ “ai” trong câu “Ai làm chua xót lòng này, khế ơi” như thế nào?

Trả lời:

 - Bài ca dao mở đầu bằng: Trèo lên cây khế nửa ngày... (dùng lối đưa đẩy, gợi cảm hứng từ một sự việc bên ngoài).

   - Lối mở đầu này cũng đã thành mô típ trong ca dao: Trèo lên cây bưởi hái hoa..., Trèo lên cây gạo cao cao... thường được dùng trong trường hợp người con trai thất tình, lỡ duyên.

   - Từ "Ai" ở đây là đại từ, có thể là cha mẹ hai bên ngăn cản, là những hủ tục phong kiến, hay có khi là chính người tình…

   - Câu ca như lời trách móc, vì lí do nào đó khiến tình duyên đôi lứa lỡ dở. Nỗi buồn, nỗi chua xót dành cho người ở lại

Vì sao các tác giả lại lấy các hình ảnh của thiên nhiên, vũ trụ để khẳng định tình nghĩa con người?

Trả lời:

 – Sử dụng hình ảnh thiên nhiên, vũ trụ (tính bền vững) gắn với đời sống của con người, để dễ liên tưởng, cũng là để khẳng định tính thủy chung, son sắt của lòng người.

   – Hình ảnh thiên nhiên gần gũi đời sống, có vẻ đẹp riêng, ngụ ý, diễn tả tâm hồn của con người.

Trong bài ca dao số 4 tác giả đã sử dụng thủ pháp nghệ thuật gì và thủ pháp đó đã tạo được hiệu quả nghệ thuật như thế nào?

Trả lời:

Các thủ pháp diễn tả tình thương nhớ trong bài ca dao và tác dụng:

   - Ẩn dụ và hoán dụ

       + Chiếc khăn ẩn dụ cho việc gửi gắm nỗi lòng, tình cảm của cô gái tới chàng trai, chiếc khăn còn là hiện thân của cô gái

       + Đôi mắt: hoán dụ nỗi lòng thao thức vì thương nhớ.

   - Phép điệp (lặp từ ngữ)

       + “Khăn thương nhớ ai”: được lặp nhiều lần, nhằm nhấn mạnh, tô đậm nỗi nhớ.

       + Nỗi nhớ có nhiều trạng thái, cung bậc khác nhau.

   - Câu hỏi tu từ “khăn thương nhớ ai- khăn rơi xuống đất? / Đèn thương nhớ ai- Mà đèn chẳng tắt? / Mắt thương nhớ ai- Mà mắt không yên?”

   Tình cảm, sự nhớ nhung, bồn chồn vì người yêu thể hiện trong mọi hoạt động, mọi khung cảnh.

 - Những câu thơ ngắn gồm 4 tiếng: thôi thúc, diễn tả tâm trạng bồn chồn.

   - Kết hợp với câu lục bát nhằm làm nổi bật sự mong ngóng, trông chờ tới khắc khoải của người con gái.

Qua bài ca dao số 5, hãy làm rõ vẻ đẹp độc đáo của hình ảnh nghệ thuật thường thấy trong ca dao: chiếc cầu- dải yếm.

Trả lời:

 + Chiếc cầu: hình ảnh ẩn dụ tượng trưng cho sự nối kết khoảng cách tình cảm giữa con người với con người.

   + Chiếc cầu- dải yếm là hình tượng độc đáo, kì lạ trong ca dao, thể hiện khát vọng tình cảm mặn nồng của nam nữ

   + Chiếc cầu phản ánh ước mơ chính đáng của các cặp đôi yêu nhau, đó cũng là ý tưởng táo bạo của cô gái.

Qua bài ca dao số 6, hãy nêu ý hiểu về nghĩa biểu tượng và giá trị biểu cảm của hình ảnh muối- gừng.

Trả lời:

Cặp hình ảnh ẩn dụ quen thuộc trong ca dao truyền thống gừng cay- muối mặn.

       + Được xây dựng từ hình ảnh thực chỉ gia vị trong bữa ăn hằng ngày.

       + Hình ảnh nghệ thuật có tính sóng đôi, biểu trưng cho hương vị của tình người trong cuộc sống- tình nghĩa thủy chung gắn bó son sắt.

       + Bài ca dao nói về tình nghĩa thủy chung, hướng nhiều tới tình nghĩa vợ chồng son sắt, thủy chung.

   – Ba năm, chín tháng: sự bền lâu, vĩnh cửu.

Ba vạn, sáu ngàn ngày là 100 năm: trọn kiếp, suốt đời, vĩnh hằng.

   → Bài ca dao là câu hát thủy chung, nghĩa tình hướng tới tình cảm vợ chồng mặn nồng, son sắt.

Qua chùm ca dao đã học, em thấy những biện pháp nghệ thuật nào thường được dùng trong ca dao?

Trả lời:

Những biện pháp nghệ thuật mà ca dao thường sử dụng:

   + Sự lặp lại mô thức mở đầu bài ca: Thân em như..., Ai làm, Chiều chiều…

   + Những hình ảnh trở thành biểu tượng trong ca dao: Cái cầu, bến nước, con thuyền, tấm khăn, ngọn đền, gừng cay - muối mặn, ...

   + Hình ảnh so sánh, ẩn dụ, nhân hóa lấy từ trong cuộc sống đời thường: tấm lụa đào..., củ ấu gai...

   + Thời gian và không gian nghệ thuật có sức gợi cảm

   + Thể thơ lục bát; lục bát biến thể; song thất lục bát (biến thể).

   + Các mô típ thời gian ly biệt, không gian xa xôi cách trở, về tình yêu bị ngăn cách...

Vì sao khi nói đến tình nghĩa của con người, ca dao lại dùng hình ảnh muối – gừng.

Trả lời:

Muối và gừng là hai hình ảnh nghệ thuật cũng được xây dựng từ những hình ảnh có thực trong đời sống (những gia vị trong bữa ăn). Gừng có vị cay nồng nhưng thơm, muối có vị mặn đậm đà.

Từ hai ý nghĩa ấy, gừng và muối đã được chọn để biểu trưng cho hương vị của tình người trong cuộc sống - tình nghĩa thủy chung gắn bó sắt son.

Tìm năm bài ca dao mở đầu bằng “Thân em như…’’

Trả lời:

– Thân em như hạt mưa sa

Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày

– Thân em như hạt mưa rào

Hạt rơi xuống giếng, hạt vào vườn hoa

– Thân em như trái bần trôi

Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu

– Thân em như miếng cau khô

Kẻ thanh tham mỏng, người thô tham dày

– Thân em như giếng giữa đàng

Người khôn rửa mặt, người phàm rửa chân.

Bằng hiểu biết của mình, em hãy lí giải ý nghĩa câu thơ của Nguyễn khoa Điềm: “Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn tay trong nỗi nhớ thầm” (trích trường ca Mặt đường khát vọng)

Trả lời:

Câu thơ: “Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm” (Nguyễn Khoa Điềm) lấy ý từ ca dao nhưng sáng tạo vượt bậc khi tình cảm nam nữ hòa quyện vào tình yêu đất nước.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021