logo

Soạn + Gợi ý Câu hỏi trên lớp bài Ca dao, dân ca những câu hát về tình cảm gia đình

Soạn bài Ca dao, dân ca những câu hát về tình cảm gia đình nhanh nhất chỉ với 10 phút??? Trọn bộ các câu hỏi giáo viên đặt ra cho học sinh trên lớp về tác phẩm Ca dao, dân ca những câu hát về tình cảm gia đình??? Đúng vậy, tất cả sẽ có trong bài viết này của Toploigiai, mời các bạn cùng tham khảo nhé


Soạn bài: Ca dao, dân ca những câu hát về tình cảm gia đình (trong 10 phút)

Soạn bài Ca dao, dân ca những câu hát về tình cảm gia đình | Soạn văn 7 siêu ngắn tại TopLoigiai

ĐỌC - HIỂU TÁC PHẨM

Câu 1

Mỗi bài ca, ca dao được sáng tác, đều mang những ý nghĩa sâu sắc và hướng dến các đối tượng cụ thể, nhằm truyền tải những thông điệp tớ người nghe, người đọc. Trong các bài dân ca , ca dao trong bài, cụ thể như sau:

Bài 1: Đây là những lờ ru của người mẹ, nhằm nhắc nhớ những đứa con phải nhớ đến công ơn sinh thành trời biển, sự vất vả, hi snh nuôi nấng con khôn lớn và tình cảm thiêng liêng của bố mẹ dành cho con.

Bài 2: Đây là những lời tâm sự của một cô gái đi lấy chồng xa. Xa mẹ, xa gia đình, và đặc biệt, hình ảnh người mẹ càng làm cô nhớ đến quê nhà. Bao nhiêu suy nghĩ, nỗi nhớ nhung trong lòng và sự mong ngóng về quê mẹ bấy nhiêu.

Bài 3 : Đây là những lời biết ơn của con cháu đối với ông bà, những người đã để lại cho con cháu những kinh nghiệm quý báu, những kỉ niệm sâu sắc.

Bài 4: Các câu ca thể hiện về tình anh em thắm thiết, gắn kết, đây có lẽ là những lời chia sẻ, tâm sự giữa các anh em trong nhà, hoặc những lời dạy bảo, mong muốn của bố mẹ về tình thân giữa anh em ruột thịt.

Mỗi bài đều có nội dung khác nhau và hướng đến từng đối tượng cụ thể, vì vậy mà chúng ta có thể xác định được nội dung và đối tượng của các bài ca dao, dân ca.

Câu 2 

Tình cảm mà bài 1 muốn thể hiện là : Công ơn sinh thành, dưỡng dục của bố mẹ. Bố mẹ là những người dành hết tình cảm, sự yêu thương, trân quý cho những đứa con. Những tháng ngày vất vả, cực nhọc cũng sẽ qua đi chỉ mong các con sẽ khôn lớn thành người. Đây cũng chính là những tâm sự, hi vọng và khẳng định một tình cảm thiêng liêng sánh bằng núi cao biển rộng.

Cái hay trong bài ca dao, dân ca này:

Ngôn ngữ: Sử dụng các từ tượng hình, giúp người đọc dễ hình dung được nội dung được nhắc đến trong bài

Biện pháp nghệ thuât so sánh: Công cha và nghĩa mẹ với các hình tượng lớn lao cao cả ( núi cao ngất và biển mênh mông).

Thể thơ: Với thể thơ lục bát, vừa có vần điều, vừa có nhịp điệu, các âm sắc trầm bổng, lắng lọng làm câu ca trở nên nhẹ nhàng, ngọt ngào và dễ đi vào lòng người.

Một số câu ca dao, dân ca tương tự :

“Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ “Hiếu” mới là đạo con”

---------------------------

“Ơn cha nặng lắm ai ơi!

Nghĩa mẹ bằng trời, chín tháng cưu mang”

---------------------------

“Ơn cha bóng núi âm thầm

Nghĩa mẹ lặng lẽ nước sông đầu nguồn

Một đời dãi nắng dầm sương

Nuôi con khôn lớn tình thương dạt dào”

Câu 3

Phân tích bài ca dao 2

Nỗi nhớ về mẹ, về hình bóng quê nhà của một cô gái lấy chồng xa lại càng da diết và nghẹn ngào.

Thời gian : Chiều chiều: Đây có lẽ là khoảng thời gian mà cô nhớ về mẹ nhất, có lẽ bởi mỗi chiều đến, mọi việc dần gác lại những bộn bề nhường chỗ cho những suy tư và nỗi buồn man mác. Trong bài ca dao, 2 từ “chiều chiều” cho thấy rằng, không phải chỉ hôm nay,mà có lẽ đã rất nhiều buổi chiều chiều rồi, cô lại mang nặng tâm trạng nhớ mẹ và quê mẹ.

Không gian: “ngõ sau”, tại sao cô gái lại chọn đứng ngõ sau? Chắc chắn, nỗi buồn của cô, nỗi nhớ của cô rất khó diễn tả thành lời. Ngõ sau nơi vắng người qua lại, hình ảnh cô gái hiện lên với sự cô đơn và buồn càng được làm rõ.

Hành động và nỗi niềm : “trông về quê mẹ”. Nỗi nhớ đó như được tích tụ lại chỉ muốn vỡ òa mà vẫn phải kìm nén, cô gái không thể về thăm mẹ, chỉ có thể trông về hướng quê mẹ nơi xa xăm mà gửi nỗi nhớ mong. Sự mong ngón, cùng nỗi nhớ càng da diết khiến lòng cô lại thắt lại “đau chín chiêu”. (nỗi đau đủ mọi bề)

Câu 4 

Nỗi niềm nhớ thương và tôn kính với ông bà được thể hiện qua hành động “ngó lên nuộc lạt mái nhà”, thể hiện sự tôn kính đối với thế hệ bậc cao hơn mình (đó là ông bà)

Sử dụng biện pháp so sánh tăng cấp “bao nhiêu nuộc lạt, thương ông bà bấy nhiêu” => thể hiện mức độ kính trọng càngng được tăng lên

Lối nói đơn giản, sử dụng hình ảnh đời thường

=> Đây chính là những lời ca thể hiện sự biết ơn và tôn kính với ông bà, đã có công ơn tạo dựng, khỏi nguồn cho con cháu.

Câu 5

Tình cảm anh em thân thương được nhắc đến trong bài ca dao là tình cảm gắn bó keo sơn. Những người có cùng chung bố mẹ ruột thịt, cùng chung sống trong một mái nhà, và đặc biệt sự gắn bó như tay với chân không thể thiếu đi, cũng không thể tách rời trong một gia đình.

Qua đó, bài ca là lời nhắn nhủ, lời tâm sự của những người con trong gia đình, phải yêu thương, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau và cùng có vai trò trách nhiệm với nhau và đối với bố mẹ.

Câu 6 

Biện pháp nghệ thuật được cả 4 bài sử dụng là biện pháp so sánh ( Tạo ra các hình ảnh cụ thể giúp truyền tải nội dung bài rõ ràng hơn)

Luyện tập

Câu 1

Tình cảm được diễn tả trong cả 4 bài là tình cảm gia đình

Đó là những tình cảm thiêng liêng, trân quý và đáng trân trọng nhất. Tình cảm đó được thể hiện qua tình cảm giữa các thành viên trong gia đình với nhau . Tình cảm gia đình luôn cần được trân trọng, lưu giữ và phát huy qua các thế hệ.

Câu 2

Ví dụ :

Đố ai đếm được lá rừng

Đố ai đếm được mấy tầng trời cao

Đố ai đếm được vì sao

Đố ai đếm được công lao mẹ già.


Gợi ý Câu hỏi giáo viên đặt ra trên lớp bài Ca dao, dân ca những câu hát về tình cảm gia đình

Trong “Những câu hát về tình cảm gia đình”, lời của từng bài ca dao là lời của ai nói với ai?

Trả lời:

Chủ đề từng bài ca dao và dấu hiệu để có thể khẳng định chủ đề đó là:

Bài 1: Là lời ru cua mẹ dành cho con (mẹ nói với con).

    ●  Dấu hiệu ngôn ngữ: “con ơi”.

Bài 2: Lời người con gái lấy chồng xa nói với mẹ và quê mẹ.

    ●  Dấu hiệu ngôn ngữ: “trông về quê mẹ”.

Bài 3: Nỗi nhớ của con cháu về ông bà (lời của con cháu nói với ông bà)

    ●  Dấu hiệu ngôn ngữ: “Nhớ ông bà bấy nhiêu”.

Bài 4: Lời của anh em nói với nhau hoặc có thế là lời của ông bà, cha mẹ, cô bác nói với con cháu.

    ●  Dấu hiệu ngôn ngữ: anh, em.

Chỉ ra đặc sắc về nghệ thuật của bài ca dao số 1 trong “Những câu hát về tình cảm gia đình”.

Trả lời:

Cái hay của bài ca dao là đã sử dụng những ngôn ngữ, hình ảnh, âm điệu nghệ thuật đặc sắc như:

- Về hình thức, bài ca dao đó thể hiện thành công hình thức hát ru. Đây là một hình thức quen thuộc, gần gũi, thiêng liêng, ấm áp đối với mỗi người Việt Nam. Hình thức này giúp người nghe dễ thuộc, dễ nhớ. Với âm điệu sâu lắng, tâm tình, tha thiết đã tạo ra những cung bậc tình cảm sâu nặng của tình mẫu tử. 

- Về biện pháp nghệ thuật so sánh ví von.

    ●  “Công cha” được so sánh với núi “ngất trời”. “Nghĩa mẹ” được so sánh với nước “biển Đông”. Đây là lối ví von quen thuộc ta thường gặp trong ca dao. Núi và biển là những cái to lớn, mênh mông cao rộng, vĩnh hằng của thiên nhiên được đưa ra làm đối tượng để so sánh. Điều đó muốn nói rằng công cha nghĩa mẹ là nghĩa tình cao cả, không thể kể xiết

    ●  Từ “công” là nghĩa trừu tượng, tác giả đã cụ thể hóa thành “cù lao chín chữ” để bất kì ai cũng có thể nhìn thấy được một cách rõ ràng.

- Thể thơ lục bát mềm mại và sự ngọt ngào của điệu hát ru đã làm cho bài ca dao giống như lời thủ thỉ tâm tình sâu lắng. Bài ca dao đã thể hiện thành công hình thức hát ru. Đây là một hình thức quen thuộc, gần gũi, thiêng liêng, ấm áp đối với mỗi người Việt Nam. Hình thức này giúp người nghe dễ thuộc, dễ nhớ. Với âm điệu sâu lắng, tâm tình, tha thiết đã tạo ra những cung bậc tình cảm sâu nặng của tình mẫu tử.

Hãy nói rõ tâm trạng của nhân vật trữ tình qua việc phân tích các hình ảnh thời gian, không gian, hành động và nỗi niềm của nhân vật của bài ca dao số 2 trong “Những câu hát về tình cảm gia đình”.

Trả lời:

Nỗi nhớ mẹ của người con gái trong bài ca dao này rất da diết. Điều đó được thể hiện qua nhiều từ ngữ, hình ảnh:

    ●    Thời gian “Chiều chiều” gợi sự đoàn tụ, trở về của các sự vật. Còn với người con gái trong bài ca dao thì “chiều chiều” gợi lên một nỗi buồn và nồi nhớ da diết về quê mẹ.

    ●    Đứng ngõ sau: ngõ sau là ngõ vắng, đi với chiều chiều càng gợi lên không gian vắng lặng, heo hút. Trong khung cảnh ảm đạm, hình ảnh người phụ nữ cô đơn thui thủi một mình nơi ngõ sau càng nhỏ bé, đáng thương hơn nữa.

    ●    Ruột đau chín chiều: chín chiều là "chín bề", là "nhiều bề". Dù là nỗi đau nào thì cái không gian ấy cũng làm cho nó càng thêm tê tái. Cách sử dụng từ ngữ đối xứng (chiều chiều - chín chiều) cũng góp phần làm cho tình cảnh và tâm trạng của người con gái càng nặng nề, đau xót hơn.

Tình cảm của bài ca dao số 3 trong “Những câu hát về tình cảm gia đình” được diễn tả như thế nào?

Trả lời:

Bài 3 diễn tả nỗi nhớ và sự yêu kính đối với ông bà. Để diễn đạt những tình cảm ấy, tác giả dân gian đã dùng biện pháp tu từ so sánh:

    ●    Hành động: “Ngó lên” thể hiện sự thành kính tôn trọng với ông bà.

    ●    Sự vật so sánh: “nuột lạt mái nhà” – hình ảnh rất đỗi bình thường gắn bó thân thương. Vừa gợi ra cái nhiều về số lượng (dùng cái vô hạn để chỉ nỗi nhớ và sự yêu kính ông cha) vừa gợi ra sự nối kết bền chặt (tình cảm máu mủ ruột rà, tình cảm huyết thống của con cháu với ông cha). Nuột lạt ấy dường như còn hơi ấm của tay, của tình thương ông bà để lại.

    ●    Lối so sánh: “Bao nhiêu… bấy nhiêu” gợi nỗi nhớ da diết khôn nguôi.

    ●    Đây là lối so sánh mức độ, tương tự như câu ca dao:

“Qua đình ngả nón trông đình
Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu”.

 Bài ca dao số 4 trong “Những câu hát về tình cảm gia đình” nhắc nhở chúng ta điều gì?

Trả lời:

Bài ca dao là lời nhắc nhở chúng ta: anh em phải hoà thuận, phải biết nương tựa lẫn nhau, là chỗ dựa cho nhau khi gặp khó khăn và chia sẻ với nhau niềm vui trong cuộc sống. Có vậy gia đình mới ấm êm, cha mẹ mới vui lòng.

 Những biện pháp nghệ thuật nào được cả bốn bài ca dao trong “Những câu hát về tình cảm gia đình” sử dụng?

Trả lời:

Bốn bài ca dao trên đều đế lại ấn tượng khá sâu đậm trong lòng người đọc. Ngoài nội dung tư tưởng sâu sắc, còn nhờ vào các biện pháp nghệ thuật:

●    Sử dụng từ ngữ, hình ảnh quen thuộc, có giá trị biểu cảm cao. Nhiều bài ca dao sử dụng nghệ thuật tu từ so sánh để làm nổi bật được tình cảm yêu thương gia đình, so sánh giữa cái vô hình (tình cảm con người) với những cái hữu hình, lớn lao (núi, biển, trời…).

●    Âm điệu nhịp nhàng như lời tâm tình nhắn nhủ.

●    Sử dụng thế thơ truyền thống của văn học dân tộc.

Từ “Những câu hát về tình cảm gia đình”, em hãy tìm đọc và chép lại một số bài ca dao khác có nội dung tương tự.

Trả lời:

Một số bài ca dao khác về tình cảm gia đình như sau:

Công cha đức mẹ cao dày,  

Cưu mang trứng nước những ngày ngây thơ.  

 Nuôi con khó nhọc đến giờ,  

Trưởng thành con phải biết thờ song thân.

Có cha có mẹ thì hơn

Không cha không mẹ như đờn đứt dây.

Anh em như thể tay chân

 Như chim liền cánh, như cây liền cành.

Chiều chiều xách giỏ hái rau 

Ngó lên mả mẹ ruột đau như dần.

Chiều chiều lại nhớ chiều chiều 

Nhớ cha, nhớ mẹ chín chiều ruột đau.

Lên non mới biết non cao

Nuôi con mới biết công lao mẫu từ .

Tình cảm được diễn tả trong bốn bài ca dao là tình cảm gì? Em có nhận xét gì về những tình cảm đó?

Trả lời:

Tình cảm trong bốn bài ca dao là tình cảm gia đình. Đó là tình cảm thiêng liêng, sâu nặng, chân thành và tha thiết của mỗi con người. Trong mỗi chúng ta, gia đình là tổ ấm thân thương, là chốn đi về sau những mệt mỏi, là nơi chia sẻ mọi nỗi buồn niềm vui. Vì vậy tình cảm gia đình là chủ đề luôn được nhắc đến trong những bài ca dao dân ca.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021