logo

Soạn + Gợi ý Câu hỏi trên lớp bài Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra

Soạn bài Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra nhanh nhất chỉ với 10 phút??? Trọn bộ các câu hỏi giáo viên đặt ra cho học sinh trên lớp về tác phẩm Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra??? Đúng vậy, tất cả sẽ có trong bài viết này của Toploigiai, mời các bạn cùng tham khảo nhé


Soạn bài: Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra (trong 10 phút)

Soạn bài Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra | Soạn văn 7 siêu ngắn tại TopLoigiai

ĐỌC - HIỂU TÁC PHẨM

Câu 1

- Về thể thơ: thể thơ của bài thơ này giống với bài “Nam Quốc Sơn Hà”

- Đặc điểm thể thơ: là thể thơ thất ngôn tứ tuyệt. Bài thơ có 4 câu mỗi câu 7 chữ, gieo vần ở các chữ cuối của câu 1,2,4 (Yên – Biên – Điền)

Câu 2

- Cụm từ “nửa như có nửa như không”: có nghĩa là sự mừo ảo, vô định, không thể nhìn rõ.

=>Quang cảnh hiện lên trong câu thơ thứ 2 là một quang cảnh mờ ảo bởi làn lớp sương bao quanh => quang cảnh làng quê yên bình, ẩn mình trong làn khói chiều => Những hình ảnh đó, nhắc chúng ta nhớ đến một làng quê Bắc bộ => Tạo ra những nét vừa thực vừa ảo.

Câu 3 

Trong bài thơ cảnh vật được miêu tả thông qua các chi tiết:

- Thời gian: buổi chiều tà

- Ánh sáng: bóng chiều man mác (nửa như có nửa như không)

- Âm thanh: Tiếng sáo mục đồng ( sáo vẳng)

- Màu sắc: cò trắng

- Cảnh vật: nửa như có nửa như không, cò trắng liệng xuống đồng, trâu về hết, thôn xóm chìm trong sương khói.

Câu 4

Qua những lời thơ nhẹ nhàng, sâu lắng của tác giả, khung cảnh làng quê hiện lên trong buổi chiều thật thanh bình, giản dị và gần gũi. Những cảnh vật xuất hiện trong các câu thơ, đều hướng về làm nổi bật khung cảnh làng quê Bắc Bộ. Buổi chiều quê, thật nên thơ, thật đẹp và bình dị. Hình ảnh đàn có trắng, mục đồng, và tiếng sáo,… gợi ra cho chúng ta một cảm nhận của sự thanh bình, và ấm no, mọi thứ đều được sống theo đúng cuộc sống vốn có của nó.

-Từ sự cảm nhận tính tế và sâu sắc của tác giả về cảnh tượng buổi chiều cho thấy: tác giả đã thực sự hòa mình với thiên nhiên, với con người và cảnh vật. Tâm trạng nhẹ nhõm và hưởng trọn thái bình với thiên nhiên với con người. Những điều đó, cho ta thấy rằng, tình cảm sâu đậm, luôn mang trong mình bóng hình quê hương của tác giả, cũng như tình yêu quê hương, Đất nước của tác giả.

Câu 5

- Ở vị trí là 1 vị Vua, có địa vị cao xa, nhưng qua những lời bộc bạch của tác giả, chúng ta có thể thấy, xuyên suốt bài thơ không xuất hiện các đại từ xưng hô để nói về địa vị, ngôn ngữ cũng thật giản dị, đời thường => Từ đó chúng ta thấy, tác giả đã thật sự hòa mình với thiên nhiên, với con người và làng quê thôn xóm.

- Cảnh vật yên bình, con người được sống tự do, mọi thứ trở nên bình yên, no đủ=> Đã khẳng định cho chúng ta thấy 1 triều đại thịnh vượng, ấm no, hạnh phúc của con dân nước ta trong thời đại nhà Trần. Hơn thế nữa, tác phẩm cũng cho chúng ta thấy, mối quan hệ gắn bó thân thiết của Vua với dân, Vua không hề xa cách nhân dân mà ngược lại luôn quan tâm đến đời sống của nhân dân.

LUYỆN TẬP

Viết đoạn văn tả cảnh mục đồng dẫn trâu về nhà.

Bóng chiều dần buông, mặt trời dần lấp mình sau những dãy núi cao cũng là lúc chúng ta bắt gặp hình ảnh những chú bé mục đồng dẫn trâu về. Buổi chiều thật bình dị, thật nên thơ hòa cùng tiếng sáo vang vào trong không gian của buổi chiều tà. Đằng xa, những chú bé mục đồng cưỡi mình trên lưng trâu, theo hành, theo lối lần lượt dẫn nhau về. Có lẽ những cảnh tượng ấy, chúng ta chỉ có thể tìm thấy ở làng quê Bắc bộ. Từ hình ảnh, màu sắc, cảnh vật, âm thanh đều gợi lên cho chúng ta một buổi chiều thật êm ả, hòa cùng màu khói chiều đang buông tỏa quanh thôn xóm, trên nền trời là những cánh có đang bay liệng từng đôi xuống đồng. Thật nên thơ! Cảnh vật, con người và thiên nhiên cùng đan xen, hòa quyện vào nhau, tạo nên bức tranh chiều quê mang đủ màu sắc, âm thnah và tình người.


Gợi ý Câu hỏi giáo viên đặt ra trên lớp bài Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra

Bài thơ “Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra” thuộc thể thơ gì?

Trả lời:

- Thể thơ: thất ngôn tứ tuyệt

Cụm từ “nửa như có, nửa như không” (bán vô bán hữu) có nghĩa là gì? Hãy hình dung quang cảnh được gợi lên ở câu thơ thứ hai của bài thơ “Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra”.

Trả lời:

Trong bài thơ cảnh vật buổi chiều hiện lên nửa thực, nửa ảo. Cả hai bức tranh ấy lúc ẩn lúc hiện tạo nên một quang cảnh rất nên thơ. Khói trắng mờ êm dịu bay nhẹ nhàng, khiến người ngắm cảnh cảm thấy chỗ tỏ, chỗ mờ, lúc có, lúc không. Hay chính lòng người đang lâng lâng, mơ mộng nên nhìn thấy làng xóm, khói sương êm ả, thanh bình như thế”. Phải chăng đó cũng chính là tâm trạng của con người, một tâm trạng man mác mơ hồ gợi lên một khung cảnh huyền ảo “nửa như có, nửa như không”.

 Trong bài thơ “Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra”, cảnh vật được miêu tả vào thời điểm nào trong ngày và gồm những chi tiết nào?

Trả lời:

Bài thơ miêu tả cảnh thôn quê lúc hoàng hôn, chiều xuống. Những hình ảnh và âm thanh gợi lên khung cảnh ấy:

- Hình ảnh: tiếng sáo của trẻ chăn trâu đang dẫn những chú trâu no mẫm về nhà, có những cánh cò trắng đang từ từ đáp xuống cánh đồng phía trước, ở phía xa kia,

- Sắc màu thôn quê buổi chiều tà: Một làn khói mỏng phớt lên xóm thôn, ánh chiều tà còn lưu luyến, cò trắng, lúa xanh.

Qua các nội dung được miêu tả trong bài thơ “Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra”, em có những cảm nhận gì trước cảnh tượng buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường và về tâm trạng của tác giả trước cảnh tượng đó?

Trả lời:

- Bài thơ là một bức tranh thủy mặc với những nét vẽ gợi tả. Gợi lên một khung cảnh làng quê thật thanh bình và êm ả, nên thơ: Xóm thôn mờ trong sương khói, tiếng sáo của trẻ chăn trâu văng vẳng, từng đôi cò trắng đang xoè cánh đậu xuống đồng.

- Ta hình dung tác giả như đang đắm chìm mơ màng trong không gian buổi chiều tà dung dị quyến rũ ấy. Trong lòng trào dâng một tình yêu tha thiết đối với xóm làng quê hương đất nước thân thương.

Nêu cảm nhận về bức tranh thiên nhiên trong bài thơ “Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra”.

Trả lời:

Bài thơ “Thiên trường vãn vọng” là bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp về làng quê trong buổi chiều tà. Mở đầu bài thơ là không gian mở ảo của làng quê, cảnh vật đang nhạt nhòa dần trong sương khói và bóng chiều mập mờ như nửa có nửa không. Hoàng hôn luôn là thời điểm khơi gợi cho ta nhiều cảm xúc, đó là cảm giác bình yên, thư thái trong tâm hồn. Hai tiếng “man mác” như gợi ra nỗi niềm tâm trạng đó ở thi nhân, bởi rất lâu người xa quê nay mới có dịp trở về. Và trong bức tranh thôn quê yên bình ấy, bỗng xuất hiện thanh âm tiếng sáo trong trẻo, bay bổng của chú bé mục đồng đang ngồi vắt vẻo lưng trâu trên con đường về thôn xóm. Tiếng sáo ấy thật bình yên, vui tươi trong khung cảnh chiều muộn. Thời điểm chiều tà cũng là lúc mọi người kết thúc công việc, trở về sum họp vui vẻ bên gia đình. Thiên nhiên, động vật và con người cùng giao hòa trong nhịp sống nhịp nhàng giữa đất trời bao la. Phía xa xa, “từng đôi” cò trắng liệng xuống cánh đồng, gợi nên một cuộc sống bình dị, hữu tình nơi thôn quê. Bức tranh ấy là những màu sắc giao hòa, những thanh âm trong trẻo gợi ra nét thanh bình những cũng vui tươi và đầy sức sống. Chỉ bằng vài ba nét vẽ chọn lọc, lối tả ít gợi nhiều, thi sĩ đã vẽ lên một không gian về cảnh sắc làng quê nên thơ, trữ tình.

Nội dung và nghệ thuật bài thơ “Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra”.

Trả lời:

Nội dung:

- Bài thất ngôn tứ tuyệt “Thiên Trường vãn vọng” là một bức tranh quê đậm nhạt, mờ sáng, rất đẹp và tràn đầy sức sống. Một bút pháp nghệ thuật cổ điển tài hoa. Một tâm hồn thanh cao, yêu đời. Tình yêu thiên nhiên, yêu đồng quê xứ sở đã được thể hiện bằng một số hình tượng đậm đà, ấm áp qua những nét vẽ tinh tế, gợi hình, gợi cảm, giàu liên tưởng. Qua đó giúp chúng ta thấy rằng, tác giả tuy có địa vị tối cao nhưng tâm hồn vẫn gắn bó máu thịt với quê hương dân dã.

Nghệ thuật:

- Kết hợp điệp ngữ và tiểu đối sáng tạo

- Nhịp thơ êm ái hài hòa

- Sử dụng ngôn ngữ miêu tả đậm chất hội họa, lối tả ít gợi nhiều của thi pháp cổ

- Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt

Qua bài thơ “Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra” em có suy nghĩ gì khi tác giả là một ông vua chứ không phải là một người dân quê? Từ đó, em có thể nhận xét gì thêm về thời nhà Trần trong lịch sử nước ta?

Trả lời:

- Nơi sinh sống của vua thường ở những nơi kinh thành xa hoa lộng lẫy, khác xa hoàn toàn với cảnh đồng quê thôn dã. Vị vua Trần Nhân Tông dù là một người có địa vị tối cao nhưng luôn gắn bó máu thịt với làng quê, luôn quan tâm và gần gũi với người dân ở thôn quê.

- Qua đó chúng ta thấy tác giả Trần Nhân Tông là một vị vua có tâm hồn gắn bó máu thịt với miền quê thôn dã, gần gũi với đời sống sinh hoạt của người dân, đây là điều mà không phải bất cứ ông vua nào cũng làm được.

- Chính vì gần với nhân dân, hiểu và cảm thông với cuộc sống của họ, được nhân dân trên dưới một lòng ủng hộ mà nhà Trần đã tạo ra sức mạnh quật cường chiến thắng quân Mông – Nguyên.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021