logo

Soạn + Gợi ý Câu hỏi trên lớp bài Bạn đến chơi nhà

Soạn bài Bạn đến chơi nhà nhanh nhất chỉ với 10 phút??? Trọn bộ các câu hỏi giáo viên đặt ra cho học sinh trên lớp về tác phẩm Bạn đến chơi nhà??? Đúng vậy, tất cả sẽ có tại bài viết này của Toploigiai, mời các bạn cùng tham khảo


Soạn bài: Bạn đến chơi nhà (trong 10 phút)

Soạn bài Bạn đến chơi nhà | Soạn văn 7 siêu ngắn tại TopLoigiai

ĐỌC - HIỂU TÁC PHẨM

Câu 1

Bài thơ thuộc thể thơ thất ngôn bát cú đường luật

- Số câu: 8 câu trong một bài thơ

- Số chữ: có 7 chữ trên một dòng thơ

- Gieo vần: Gieo vần ở các chữ cuối của câu thơ 1,2,4,6,8 (gieo vần “a”: nhà, xa, gà, hoa, ta

- Đối:

+ đối câu 3 với câu 4:

"Ao sâu nước cả khôn chài cá"/ "Vườn rộng rào thưa khó đuổi gà".

+ đối câu 5 với câu 6:

“Cải chửa ra hoa, cà mới nụ”/ “Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa”

Câu 2

Khi đọc và tìm hiểu về bài thơ, em hoàn toàn đồng ý với ý kiến là bài thơ dựng lên tình cảnh éo le, nhưng thể hiện được tình cảm thắm thiết, sâu đậm của Nguyễn Khuyến và người bạn của mình.

a. Theo nội dung câu thứ nhất “đã bấy lâu nay, bác tới nhà”

- Thời gian: đã bấy lâu: có nghĩa là trong thời gian đã lâu rồi, bạn của Nguyễn Khuyến không tới chơi

- Đại từ Bác: là từ dùng trong xưng – hô, thể hiện mức độ thân thiết, suồng sã=> có nghĩa là mối quan hệ sâu đậm

=> Vì những lẽ đó, lẽ ra NK phải tiếp đãi bạn bằng bữa ăn đầy đủ, các món ăn ngon, những đồ uống quý,…

b. Tuy nhiên, tác giả khơi ra một hoàn cảnh éo le của Nguyễn Khuyến khi bạn đến chơi:

+ Trẻ thời đi vắng: trẻ con trong nhà đi vắng hết, không có ai để sai vặt

+ Chợ thời xa: Chợ ở xa, không đi mua thức ăn được

+ Ao sâu nước cả, khôn chài cá: ao sâu, có nhiều nước, khó mà bắt được cá

+ Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà: vườn thì rộng, rào thì thưa, làn sao mà vây được gà

+ Cải chửa ra hoa, cà mới nụ: => còn non, chưa ăn được

+ Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa => chưa đến độ ăn được

=> Những câu thơ vừa thể hiện tình huống éo le, kết hợp với nghệ thuật đảo ngữ=> tạo cho câu thơ sự hóm hỉnh, vừa buồn cười mà cũng vừa éo le. => Bạn đến chơi nhà trong lúc NK không có gì để tiếp đãi đàng hoàng cả.

=> Với tình huống được dựng lên thật đặc biệt, qua đó, tác giả muốn thể hiện hoàn cảnh thiếu thốn về vật chất, khổ đủ đường, thiếu đủ đường, cái nào cũng trùng hợp trong hoàn cảnh đặc biệt này. Tuy nhiên, hiểu một cách sâu xa, dungj ý của tác giả là muốn thể hiện những giá trị sâu sắc hơn, đó chính là mọi thứ vật chất đều thiếu thốn thì chỉ còn lại duy nhất là tấm lòng và tình cảm chân thành để tiếp đãi bạn cũ.

c. Câu thơ thứ 8 và cụm từ “ta với ta” là câu thơ đắt nhất của bài thơ, cũng như thể hiện được chủ đề của bài thơ. Không phải là vì sự thiếu thốn về mặt vật chất, maftacs giả muốn khẳng định những điều đáng trân trọng hơn cả đó là tình cảm trân quý giữa Nguyễn Khuyến và người bạn của mình. Cả 2 người đều không màng đến vật chất, sự xa hoa, mà điều họ coi trọng là tình cảm đối với nhau.

d. Tình bạn giữa Nk và người bạn của mình là thứ tình bạn vượt trên cả tình bạn, vượt khỏi những thứ vật chất tầm thường, thực dựng. Tình bạn ấy thân thiết đến mức mà có thể 2 người được gọi như 1 “ta với ta”. Sự thân thiết dó còn được thể hiện ở chỗ sự cảm thông và chia sẻ giữa hai người bạn về hoàn cảnh của nhau? Sự cảm thông sẻ chia giữa 2 người bạn là yếu tố tiên quyết tình bạn của họ được giữ trọn vẹn theo thời gian.

LUYỆN TẬP

Câu 1 

a. So sánh 2 bài thơ

Sau phút chia ly

Bạn đến chơi nhà

- Ngôn ngữ: mang tính biểu tượng, ước lệ

- Ngôn ngữ: giản dị, đời thường

- Hình ảnh: So sánh, tượng trưng

- Hình ảnh: đời thường, gần gũi

- Giọng điệu: trầm buồn, sầu bi

- Giọng điệu: vui tươi, hóm hỉnh

- Nghệ thuật: các biện pháp so sánh, ẩn dụ

- Nghệ thuật: phép đối =>tạo ra những tình huống tương đồng

b. So sánh cụm từ “ta với ta” trong 2 bài Qua đèo ngang và bài thơ Bạn đến chơi nhà

Nếu như trong bài thơ Qua đèo ngang của bà Huyện Thanh Quan, cụm từ “ta với ta” là để chỉ 1 mình tác giả với cái bóng lẻ loi của mình, thì ở đây, cụm từ “ta với ta” được Nguyễn Khuyến sử dụng nhằm biểu đạt tình cảm, mối quan hệ thân thiết giữa 2 người bạn. Không coi trọng vật chất cao sang, mà điều đáng quý là sự chân thành tạo nên tình bạn thân thiết.

Câu 2

Học thuộc lòng bài thơ Bạn đến chơi nhà


Gợi ý Câu hỏi giáo viên đặt ra trên lớp bài Bạn đến chơi nhà

Bài thơ “Bạn đến chơi nhà” được viết theo thể thơ nào?

Trả lời:

- Thể thơ: thất ngôn bát cú Đường luật.

Bài thơ “Bạn đến chơi nhà” đã thể hiện một quan niệm đẹp về tình bạn, theo em đó là quan niệm gì?

Trả lời:

- Quan niệm: tình cảm bạn bè là thứ tình cảm chân thành, đáng quý, đáng trân trọng và cũng là thứ tình cảm không màng vật chất ⇒ Tình bạn cao hơn mọi của cải, vật chất.

Hoàn cảnh sáng tác của bài thơ “Bạn đến chơi nhà”.

Trả lời:

- Bài thơ được sáng tác trong thời gian Nguyễn Khuyến cáo quan về ở ẩn ở Yên Đổ

Cách xưng hô trong bài thơ “Bạn đến chơi nhà” có gì đặc biệt?

Trả lời:

- Cách xưng hô bác- tôi tự nhiên, gần gũi trong niềm vui mừng phấn khởi khi bạn đến thăm nhà.

Nội dung và nghệ thuật của bài thơ “Bạn đến chơi nhà”.

Trả lời:

* Nội dung: Bài thơ thể hiện quan niệm về tình bạn, quan niệm đó vẫn còn có ý nghĩa trong cuộc sống con người hôm nay.

* Nghệ thuật:

    ●   Thơ thất ngôn bát cú Đường luật

    ●   Giọng đùa vui hóm hỉnh

    ●   Sáng tạo tình huống khi bạn đến chơi

    ●   Cách lập ý bất ngờ

Câu thơ thứ tám bài thơ “Bạn đến chơi nhà” và riêng cụm từ "ta với ta" nói lên điều gì? Câu thơ này có vai trò khẳng định điều gì về tình bạn của nhà thơ ?

Trả lời:

- Câu thứ 8 và cụm từ “ta với ta” nhấn mạnh tình cảm tri âm không cần phải vật chất đầy đủ mà chỉ cần cái tình chân thực thôi. Những người tri âm, tri kỉ có khi chỉ cần gặp nhau ngâm mấy câu thơ, đàn vài bản nhạc tâm sự chuyện đời, chuyện thế sự đã là niềm vui. Qua đó, tác giả muốn nhận mạnh đến một tình bạn thân thiết, vượt qua mọi cái nghèo khổ về vật chất trong cuộc sống.

Ngôn ngữ ở bài “Bạn đến chơi nhà” có gì khác với ngôn ngữ ở đoạn thơ “Sau phút chia li” đã học?

Trả lời:

- Ngôn ngữ được sử dụng trong bài thơ “Bạn đến chơi nhà” mang tính chất dân dã đời thường, với hầu hết là các từ thuần Việt. Giọng điệu thơ vui tươi, hóm hỉnh để nói về tình bạn thân thiết

- Trong khi đó, ngôn ngữ được sử dụng trong đoạn trích “Sau phút chia li” là đoạn trích được dịch ra từ chữ Hán vì thế nó mang tính trang trọng. Các địa danh được sử dụng mang tính ước lệ, tượng trưng, mẫu mực cho văn thơ trung đại. Hơn nữa, bài thơ mang sắc thái buồn của người chinh phụ tiễn chồng ra trận mạc xa xôi nên âm hưởng buồn thương.

So sánh cụm từ “ta với ta” trong bài “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến với cụm từ “ta với ta” trong bài “Qua Đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan.

Trả lời:

- Cụm từ “ta với ta” trong bài thơ của Bà Huyện Thanh Quan là chỉ một mình tác giả với mảnh tình riêng. Là diễn tả nỗi cô đơn khi đối diện với chính mình.

- Trong khi đó, ở bài thơ của Nguyễn Khuyến cụm từ này dùng để chỉ nhà thơ với bạn mình. Diễn tả niềm vui, tuy hai mà một trong ngày gặp lại. Đó là tình bạn tri kỉ, thân thiết gắn bó.

Viết một đoạn văn ngắn nêu suy nghĩ của em về tình bạn ngày nay qua bài thơ “Bạn đến chơi nhà”.

Trả lời:

Trong cuộc đời, ngoài tình cảm gia đình thiêng liêng và cao đẹp, chúng ta còn có những tình bạn trong sáng và lâu bền. Đó là những người cùng tâm sự, cùng sẻ chia những nỗi buồn niềm vui trong cuộc sống và học tập. Tình bạn là tình cảm giữa những người bạn đồng trang lứa, được xây dựng trên cơ sở hiểu và cảm thông cho nhau, cùng nhau xây dựng tình bạn trong sáng và thân thiết, lâu bền. Tình bạn không chỉ là xuất hiện cùng nhau trong những niềm vui mà cần sẵn sàng giúp đỡ, quan tâm lẫn nhau khi gặp khốn khó. Không vì lợi ích của riêng mình mà “phản bạn”, thay đổi tình cảm với bạn. Trong cuộc sống, có những tình bạn khiến chúng ta thật xúc động và ngưỡng mộ. Là chàng trai đã tám năm không quản nắng mưa cõng bạn đến trường hay những người bạn giúp đỡ nhau học tập thành tài. Nhưng có không ít người kết bạn chỉ vì vụ lợi, lợi dụng để đạt được mục đích của bản thân. Vì vậy, “chọn bạn mà chơi” là lời khuyên cho mỗi chúng ta, bởi có những người bạn tin tưởng và chân thành bên cạnh sẽ giúp chúng ta có thêm người đồng hành trong suốt cuộc đời.

Nêu nhận xét về giọng điệu của bài thơ “Bạn đến chơi nhà”, từ đó ta thấy tình bạn của Nguyễn Khuyến trong bài thơ như thế nào?

Trả lời:

- Giọng điệu bài thơ như lời giãi bày, thanh minh của tác giả với người bạn về hoàn cảnh của mình. Giọng điệu pha chút hóm hỉnh, vui vẻ - chỉ có những người bạn thân thiết mới có thể bộc bạch mọi tâm sự của mình như vậy.

- Nguyễn Khuyến rất quan tâm đến bạn, muốn tiếp bạn thật là chu đáo. Đồng thời, chúng ta cũng thấy, trong tình bạn, Nguyễn Khuyến rất coi trọng cái tình, coi trọng sự cung kính trong tình bạn.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021