logo

Soạn + Gợi ý Câu hỏi trên lớp bài Bài ca phong cảnh Hương Sơn

Soạn bài bài ca phong cảnh Hương Sơn nhanh nhất chỉ với 10 phút??? Trọn bộ các câu hỏi giáo viên đặt ra cho học sinh trên lớp về tác phẩm bài ca phong cảnh Hương Sơn??? Đúng vậy, tất cả sẽ có tại bài viết này của Toploigiai, mời các bạn cùng tham khảo


Khái quát tác phẩm Bài ca phong cảnh Hương Sơn

Soạn bài Bài ca phong cảnh Hương Sơn ngắn nhất | Soạn văn 11 ngắn nhất – TopLoigiai


Soạn bài Bài ca phong cảnh Hương Sơn

Câu 1

Mở đầu bài thơ là “bầu trời cảnh Bụt” mở ra 2 cảnh: bầu trời là cảnh thật, cảnh Bụt là cảnh nửa thực, nửa ảo. Câu thơ như một lời giới thiệu với người đến thăm Hương Sơn về không gian rộng lớn, non nước thấm đẫm tâm linh. Nó gợi về nên tôn giáo lâu đời ở Việt Nam: Phật giáo.

Ta có thể cảm nhận được một tấm lòng ngưỡng mộ trang nghiêm, cùng với tình yêu thiên nhiên hòa quyện qua cách miêu tả chi tiết về cảnh thiên nhiên, cũng là gợi về sự tâm linh của Hương Sơn qua:” “thỏ thẻ rừng mai”, “lững lờ khe Yến”, “lồng bóng nguyệt”, “uốn thang mây”.

Câu 2 

Tiếng chuông chùa trong cảm nhận của tác giả hiện lên tinh tế.Tiếng “chày kinh” vang lên trong không gian yên tĩnh, âm vang làm thức tỉnh con người, khiến “người khách tang hải” giật mình tỉnh lại từ giấc mộng, nhận ra những giá trị hiện thực.

Không gian gợi lên êm đềm, yên ắng, chỉ có tiếng chày kinh đều đều. Tiếng chày kinh ấy như có khả năng thanh lọc bụi trần, khiến cho cảnh vật và con người như một cách thoát thai khỏi cuộc sống xô bồ. Dường như cái sinh khí linh thiêng của Hương Sơn đã ngấm vào từng cảnh vật, dễ dàng kéo con người ra khỏi âu lo trần tục.

Câu 3

Bài thơ thể hiện đặc sắc nghệ thuật trong việc miêu tả:

- Trước hết tác giả miêu tả không gian chi tiết từ xa đến gần, từ bao quát đến cụ thể đem đến cho người đọc cái nhìn vừa tổng thể, vừa bao quát. Đồng thời, cách miêu tả không gian nhiều tầng, cao thấp trập trùng đã tạo chiều sâu cho bức tranh về cảnh Hương Sơn, làm cho bức tranh ấy trở nên sinh động.

- Bức tranh Hương Sơn còn được miêu tả cả về âm thanh: có tiếng chim, có tiếng chày kinh,… Tất cả được miêu tả cụ thể với từng đặc điểm riêng của mình. Âm thanh ấy nổi lên giữa không gian tĩnh lặng, thiêng liêng, nhưng nó không làm mất cái tĩnh lặng thiêng liêng mà càng nhấn mạnh hơn cái tĩnh lặng đó.

- Tác giả còn đem cả màu sắc vào trong việc miêu tả. Đó là đá ngũ sắc lóng lánh như gấm dệt, là ánh trăng trong hang, là đường lên gập ghềnh, uốn lượn. Mọi màu sắc, đường nét được miêu tả rõ nét nhưng lại làm nổi bật sự hài hòa của cảnh vật. Cảnh vật vừa lộng lẫy, mỹ lệ, vừa cách điệu, nó gợi lên một cái gì đó mang đầy sự tâm linh, tạo thành dấu ấn riêng của Hương Sơn.


Gợi ý Câu hỏi trên lớp bài Bài ca phong cảnh Hương Sơn (Chu Mạnh Trinh)

Câu thơ mở đầu bài “Hương Sơn phong cảnh ca” gợi cảm hứng gì cho cả bài hát nói?

Lời giải:

Câu thơ mở đầu như một lời giới thiệu, gợi ra trước mắt người đọc một miền non nước rộng lớn.

Câu thơ thể hiện một cái nhìn bao quát về cảnh vật khi Chu Mạnh Trinh đến với Chùa Hương. Câu thơ đầu có bầu trời là cảnh thật còn cảnh Phật là nửa thực nửa mơ, vẽ lên một không gian yên tĩnh thấm đậm chất thiền mang một màu sắc tâm linh đạo Phật.

Tác giả so sánh cảnh Hương Sơn với cảnh tiên giới gợi lên sự bình yên, thanh tĩnh chốn Hương Sơn đồng thời gợi lên không khí tâm linh về với Bụt, Phật từ tấm lòng tác giả khi bắt gặp không gian mênh mông như chốn bồng lai.

Em hãy nhận xét về cách cảm nhận phong cảnh thiên nhiên của người xưa qua bài “Hương Sơn phong cảnh ca”.

Lời giải:

Cách cảm nhận thiên nhiên của người xưa được cảm nhận qua tiếng chuông chùa. Chùa là nơi thanh tịnh nên khi viếng chùa mọi người đều lột bỏ cuộc đời trần tục để trở về với thế giới thoát tục cùng với phong cảnh đẹp làm mê hồn người.

Nghệ thuật tả cảnh của tác giả được thể hiện đặc sắc như thế nào trong bài “Hương Sơn phong cảnh ca”?

Lời giải:

Sử dụng từ tạo hình, giọng thơ nhẹ nhàng, sử dụng nhiều kiểu câu khác nhau, ngữ điệu tự do, phù hợp với tư tưởng phóng khoáng.

Bằng những thủ pháp nghệ thuật so sánh, câu hỏi tu từ nhà thơ đã mang đến cho chúng ta một bức tranh thiên nhiên Hương Sơn tuyệt đẹp mang đậm chất thiền mênh mông non nước.

Nghệ thuật tả cảnh giàu chất tưởng tượng, phong phú về cảnh vật, không gian được miêu tả rộng rãi, thoáng đãng, màu sắc tươi tắn, âm thanh của tiếng chuông chùa làm cho những người khách còn thức tỉnh, chính những điều đó tạo nên một điểm mới, riêng biệt.

Nội dung chính của bài “Hương Sơn phong cảnh ca” là gì?

Lời giải:

Phong cảnh Hương Sơn đẹp làm rung động lòng người. Cùng với đó là những suy niệm của tác giả và niềm tự hào đối với cảnh đẹp quê hương, đất nước.

Đoạn kết bài thơ “Hương Sơn phong cảnh ca” nói lên tư tưởng và cảm hứng gì của tác giả?

Lời giải:

Là niềm xúc động thành kính trong cảm hứng tôn giáo trang nghiêm của đạo Phật.

Cảm hứng thiên nhiên chan hòa với cảm hứng tôn giáo và lòng tín ngưỡng Phật giáo.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021