logo

Soạn + Gợi ý Câu hỏi trên lớp bài Bài ca nhà tranh bị gió thu phá

Soạn bài Bài ca nhà tranh bị gió thu phá nhanh nhất chỉ với 10 phút??? Trọn bộ các câu hỏi giáo viên đặt ra cho học sinh trên lớp về tác phẩm Bài ca nhà tranh bị gió thu phá??? Đúng vậy, tất cả sẽ có tại bài viết này của Toploigiai, mời các bạn cùng tham khảo


Soạn bài: Bài ca nhà tranh bị gió thu phá (trong 10 phút)

Soạn bài Bài ca nhà tranh bị gió thu phá | Soạn văn 7 siêu ngắn tại TopLoigiai

ĐỌC - HIỂU TÁC PHẨM

Câu 1

- Bài thơ chia làm 2 phần dựa theo nội dung

+  Phần 1 (khổ thứ nhất): Tái hiện thời gian, không gian nhà bị gió thu phá

+ Phần 2 (khổ 2): tình huống chớ trêu, nghịch cảnh khi những đứa trẻ lấy nốt những lớp tranh bị thổi tung

+ Phần 3 (khổ 3): Nỗi khổ mà gia đình tác giả đối mặt trong đêm mưa

+ Phần 4 (khổ 4) Ước mơ cao cả của tác giả về một ngôi nhà, cũng như tình thể hiện tình cảm của tác giả đối với những người nghèo khổ.

- Sự vật, cảnh vật được miêu tả và thuật lại theo trình tự thời gian, không gian, diễn biến, kết quả và ước mong => Phù họp với hoàn cảnh thực tế và tâm lí của tác giả. Ở hai phần có sự chênh lệch nhau về số câu thơ, điều đó không làm mất đi sự cân bằng của bài thơ , mà ngược lại có tác dụng nhấn mạnh về hoàn cảnh nghèo khổ, vất vả của tác giả. Các câu dài ngắn khác nhau, phù hợp để diễn tả tâm trạng của tác giả lúc uất ức, lúc chua xót, và lúc than thở, cùng với sự khao khát ước mong thoát khỏi cảnh nghèo khó.

Câu 2

 Phương thức biểu đạt

 

   Phần

Miêu tả

Tự

sự

Biểu cảm trực tiếp

Miêu tả- tự sự

Miêu tả, biểu cảm

Tự sự - miêu tả

Tự sự - miêu tả - biểu cảm

Phần 1

 

 

 

x

 

 

 

Phần 2

 

 

 

 

x

 

 

Phần 3

 

 

 

x

 

 

 

Phần 4

 

 

x

 

 

 

 

Câu 3

Những nỗi khổ được tác giả đề cập đến trong bài:

- Ngôi nhà bị gió phá hiện lên qua các chi tiết: cái bay sang sông, trên ngọn cây, rơi xuống lòng mương tơi tả

- Nỗi khổ của sự bất lực, già yếu: trẻ con tranh nhau cướp lấy những tấm mái tranh, tác giả quát khô miệng nhưng đành quay về ấm ức.

- Tình cảnh trong đêm chống chọi trong đêm mưa: đầu giường nhà dột, dày hạt mưa, mưa chẳng dứt, mền vải lâu năm lạnh tựa sắt

- Nôi của vì chiến tranh: đây là nỗi khổ không được nói trực tiếp, nhưng nó là nguyên nhân dẫn đế cái khổ thường nhật. Vì chiến tranh nên phảo lang bạt, nên mới nghèo đói, khổ cực.

=> Bằng việc miêu tả một cách chân thực với những ngôn ngữ hình ảnh sinh động giàu hàm súc, tác giả đã khắc họa một cảnh khổ không chỉ là của bản thân mà là cảnh khổ của toàn dân thời bấy giờ. Bài thơ không chỉ thể hiện hoàn cảnh nghèo khổ của tác giả, mà còn thể hiện bức tranh chung của xã hội bấy giờ.

Câu 4

Nếu không có 5 dòng thơ cuối, thì giá trị của tác phẩm sẽ mang ý nghĩa là miêu tả và kể. Đó là miêu tả cảnh ngôi nhà bị phá, cảnh trạng trong đêm của gia đình tác giả. Như vậy, chỉ đơn thuần là dựng lại một bức tranh hiện thực của cảnh nghèo đói, chứ không thể hiện được giá trị nhân đạo của tác giả. Chỉ có khi đầy đủ 5 câu cuối, mới toát lên được tấm lòng nha ái, yêu thương con người của tác giả, cũng như những ước muốn, khao khát cho dân được ấm no, hạnh phúc tác giả có thể chịu sự đói khổ đổi lại sự ấm no cho dân. Nhờ và 5 câu cuối, chúng ta có thể hiểu được về hoàn cảnh xã hội chung cảnh khốn khó, nghèo đói lúc bấy giờ .

LUYỆN TẬP

Câu 1

Đọc diễn cảm bài thơ

Câu 2

Từ việc nêu lên nỗi khổ mình, Đỗ Phủ đã mở rộng ra nỗi khổ của toàn xã hội trong những năm tháng khốn khó, nghèo đói. Không những thế, qua bài thơ chúng ta còn thấy được tấm lòng cao cả của Đỗ Phủ, đó là ước mong ấm no, hạnh phúc cho nhân dân.


Gợi ý Câu hỏi giáo viên đặt ra trên lớp bài Bài ca nhà tranh bị gió thu phá

Bài thơ “Bài ca nhà tranh bị gió thu phá” sử dụng những phương thức biểu đạt nào?

Trả lời:

- Phương thức biểu đạt: miêu tả kết hợp tự sự và biểu cảm

 Những nỗi khổ nào của nhà thơ được đề cập trong bài thơ “Bài ca nhà tranh bị gió thu phá” ?

Trả lời:

Những nỗi khổ đau đó được Đỗ Phủ miêu tả trong bài thơ:

- Nỗi khổ vì ngôi nhà bị gió cuốn: cái thì bay sang sông, cái thì treo trên ngọn cây, cái nhào xuống lòng mương tơi tả. Cảnh tượng thật kinh hoàng. Cách miêu tả của tác giả rất cụ thế mang đến cho người đọc một cái nhìn chua chát và sự bất lực của nhà thơ khi thấy mái tranh nhà mình bỗng chốc tan hoang. Đó chính là nỗi khổ đầu tiên trong bài thơ mà Đỗ Phủ miêu tả.

- Đằng sau sự mất mát về vật chất là nỗi đớn đau về mặt tinh thần (khi tác giả chứng kiến cảnh trẻ con cướp những tấm tranh – cuộc sống cùng cực quá đã làm thay đổi tính cách trẻ thơ), một bên ông già chống gậy lọm khọm, miệng gào thét đến khô cháy mà chẳng đòi lại được.

- Nỗi khổ phải nằm trong mưa lạnh: Đêm tối mù mịt, nhà dột, chăn nát, còn bị con thơ đạp làm rách thêm… cơm mưa kéo dài suốt đêm không dứt càng làm cho nỗi khổ thêm chồng chất.

- Những nỗi khổ trên chỉ là bức phông nền cho sự xuất hiện nỗi khổ đến tận cùng giáng xuống đầu tác giả: tuổi cao lại do cảnh loạn li nên tác giả suốt một đêm không ngủ, để rồi trong nỗi đau khổ của bản thân người chỉ biết nghĩ đến cho thiên hạ, cho kẻ sĩ nghèo.

Tác giả đã miêu tả và thể hiện sinh động, khúc chiết những nỗi khổ đau như thế nào trong bài thơ “Bài ca nhà tranh bị gió thu phá” ?

Trả lời:

- Cách miêu tả của nhà thơ rất sinh động, cụ thể, đồng thời tính hàm súc rất cao, chỉ bằng một vài câu ngắn gọn người đọc đã hình dung được cả cảnh tượng, nỗi khổ đó đã được nhân lên gấp bội và dấy lên sự xót xa, thương cảm trong lòng người đọc.

Tác giả đã miêu tả và thể hiện sinh động, khúc chiết những nỗi khổ đau như thế nào trong bài thơ “Bài ca nhà tranh bị gió thu phá” ?

Trả lời:

- Cách miêu tả của nhà thơ rất sinh động, cụ thể, đồng thời tính hàm súc rất cao, chỉ bằng một vài câu ngắn gọn người đọc đã hình dung được cả cảnh tượng, nỗi khổ đó đã được nhân lên gấp bội và dấy lên sự xót xa, thương cảm trong lòng người đọc.

Phân tích tình cảm cao quý của nhà thơ được biểu hiện qua phần cuối bài thơ “Bài ca nhà tranh bị gió thu phá”.

Trả lời:

- Tinh thần nhân đạo, nhân văn cao cả của bài thơ được tác giả gửi gắm vào khổ thơ cuối cùng. Vậy nếu bài thơ chỉ dừng lại ở các khổ thơ trên sẽ chỉ làm rõ được giá trị hiện thực, đó chỉ là lời tự thán cho nỗi khổ đau mà tác giả gặp phải và qua đó cũng chỉ dừng lại ở việc khơi gợi niềm thương xót của người đọc dành cho tác giả mà thôi. Do đó, giá trị biểu cảm của bài thơ sẽ giảm đi ít nhiều.

Giá trị nội dung của bài thơ “Bài ca nhà tranh bị gió thu phá”.

Trả lời:

- “Bài ca nhà tranh bị gió thu phá” không chỉ thể hiện nỗi thống khổ của bản thân Đỗ Phủ mà còn là nỗi khổ của bao kẻ sĩ nghèo trong thiên hạ. Tấm lòng yêu nước thương dân và lí tưởng, khát vọng cao cả của tác giả sẽ mãi còn mãi trong tâm khảm và trái tim của độc giả.

 Vì sao bài thơ “Bài ca nhà tranh bị gió thu phá” có phần dài phần ngắn khác nhau, phần cuối có số chữ nhiều hơn các phần khác?

Trả lời:

Lí giải:

- Đoạn 3 khá bất thường, dài tới 8 câu. Tác giả tập trung miêu tả những chi tiết về sự cực khổ trong đêm mưa: nhà dột, rét buốt không ngủ được, ông đã thao thức. Điều đó đã khiến cho ý thơ nhiều hơn, dài hơn.

- Trong khố thơ cuối, câu thơ dài hơn các khổ thơ trên để diễn đạt những tâm tư, tình cảm và khát vọng cao đẹp và hùng vĩ của nhà thơ.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021