logo

Soạn + Gợi ý Câu hỏi trên lớp bài Bài ca ngắn đi trên bãi cát

Soạn bài Bài ca ngắn đi trên bãi cát nhanh nhất chỉ với 10 phút??? Trọn bộ các câu hỏi giáo viên đặt ra cho học sinh trên lớp về tác phẩm Bài ca ngắn đi trên bãi cát??? Đúng vậy, tất cả sẽ có tại bài viết này của Toploigiai, mời các bạn cùng tham khảo


Khái quát tác phẩm Bài ca ngắn đi trên bãi cát

Soạn bài Bài ca ngắn đi trên bãi cát ngắn nhất | Soạn văn 11 ngắn nhất – TopLoigiai


Soạn bài Bài ca ngắn đi trên bãi cát (trong 10 phút)

Câu 1

Hình ảnh bãi cát hiện lên mênh mông dường như bất tận: “bãi cát dài lại bãi cát dài”. Hình ảnh gợi lên hai nét nghĩa. Một là tả thực cảnh thiên nhiên đẹp nhưng khắc nghiệt, dữ dội, là nguồn cảm hứng để nhà thơ sáng tác. Nét nghĩ thứ hai là biểu tượng cho con đường đầy khó khăn mà con người phải trải qua để đạt được danh lợi.

Hình ảnh con người đi trên bãi cát hiện lên đầy khó nhọc, mỗi bước đi đều vất vả, đi một bước lùi một bước. Không gian được gợi tả vừa tù túng vừa rộng lớn, đường xa, bị bao vây bởi núi sông biển. Đoạn thơ có nhắc đến thời gian đi: mặt trời lặn vẫn còn đi. Nó vừa gợi tả thời gian đi đã rất lâu rồi, và còn tiếp tục, vừa gợi lên đoạn đường phải đi còn rất dài. Trong hoàn cảnh đó, con người càng nhỏ bé, cô đơn, rơi giọt nước mắt của khó nhọc và gian truân.

Câu 2

Sáu câu thơ tưởng chừng không liên quan đến nhau nhưng lại có mối quan hệ kết hợp logic. Chủ đề xuyên suốt bài thơ, là cái gốc để bài thơ phát triển là danh lợi. Trên con đường theo đuổi danh lợi gian nan, con người ngày càng cảm thấy chán nản, chùn bước. Điều ấy thể hiện rõ nét qua hai câu thơ đầu. Để có được danh lợi phải trải qua khó khăn, trèo đèo lội suối,nhưng bất chấp điều đó, con người vẫn mù quáng đi, lí do bởi, danh lợi có sức cuốn hút như rượu ngon. Hương thơm của rượu ngon cám dỗ lòng người, mấy ai có thể chống lại sự cám dỗ của rượu ngon. Và danh lợi cũng như rượu ngon ấy.

Sáu câu thơ là lập luận và dẫn chứng để tác giả đi đến kết luận: để cuộc sống thanh thản cần tránh xa danh nghĩa vô lý ấy.

Câu 3 

Người lữ khách đi trên bãi cát dài vô tận, dường như đã sa lầy vào không gian đó. Trong hoàn cảnh cô độc, lẻ loi, người lữ khách có tâm trạng mệt mỏi rã rời, tuyệt vọng trên con đường danh lợi đầy chông gai.

Từ tâm lý của lữ khách đã góp phần thể hiện thái độ của Cao Bá Quát với lối học tập, thi cử đã lạc hậu xưa. Phải chăng con đường tìm kiếm danh lợi của người lữ khách, cũng chính là con đường đi tìm chân lý mới, con đường đi tìm lối thoát cho việc học của chính tác giả.

Câu 4

Bài thơ có cách ngắt nhịp khá linh hoạt, câu thì 2-3, câu lại 4-3, kết hợp với câu thơ dài ngắn khác nhau đã tạo nên nhịp điệu của bài thơ. Các câu thơ tạo thành cặp đối với nhau, riêng câu thơ cuối đứng riêng rẽ, tạo thành một câu hỏi tu từ đầy ám ảnh. Nhịp thơ tựa như quãng đường gập ghềnh người lữ khách trải qua trên con đường theo đuổi danh vọng.


LUYỆN TẬP

Câu 1

Qua bài thơ này…

Bài thơ thể hiện sự chán nản trên con đường theo đuổi công danh, sự thất vọng đối với chế độ thi cử cũ. Chế độ ấy học hành chỉ để đạt được danh lợi tầm thường. Cao Bá Quát nhận ra bản thân mình phải có sự thay đổi, phải tìm một việc gì đó lớn lao, có ý nghĩa hơn. Có lẽ đây là lý do cho việc Cao Bá Quát tham gia khởi nghĩa.


Gợi ý Câu hỏi giáo viên đặt ra trên lớp bài Bài ca ngắn đi trên bãi cát (Cao Bá Quát)

Nêu ý nghĩa tượng trưng của các yếu tố tả thực hình ảnh người đi trên bãi cát trong bài thơ “Bài ca ngắn đi trên bãi cát”.

Lời giải:

  • Những yếu tố tả thực:

 o Hình ảnh bãi cát được nhắc đi nhắc lại (điệp ngữ), gợi lên một không gian khó khăn, nhọc nhằn. Trên bãi cát ấy là con đường rộng lớn nhưng mờ mịt, không xác định được phương hướng. Đó không phải là con đường thực mà là con đường theo nghĩa tượng trưng. Trên con đường ấy là hình ảnh nhà thơ với giấc mộng danh lợi thôi thúc bước đi.

 o Mờ mịt, núi muôn lớp, sóng muôn đợt, một sa mạc cát mênh mông vô tận, bãi cát lại bãi cát, một người đi đến mặt trời lặn vẫn chưa thôi, vừa đi vừa lệ tuôn đầy.

 o Từ con đường thực nhiều lần đi qua để về kinh ứng thí, Cao Bá Quát đã sáng tạo thành một con đường đến danh lợi với nhiều khó khăn trong bài thơ. Con đường thực đi trên cát đã thành con đường theo danh lợi trong bài ca. Qua đó cũng thể hiện được nỗi niềm day dứt, đau xót của tác giả đi trên con đường tìm lý tưởng nhưng xã hội bù nhìn không cho ông lối thoát.

Trong bài thơ “Bài ca ngắn đi trên bãi cát”, tâm trạng của lữ khách khi đi trên bãi cát là gì?

Lời giải:

  • Tâm trạng của lữ khách: chán nản ( 6 câu đầu), bế tắc ( 4 câu cuối).

  • Sự vô nghĩa của chế độ khoa cử làm ông muốn thoát ra khỏi chúng.

  • Câu hỏi ở câu thơ cuối: là lời nhắc nhở , thúc giục tìm kiếm lối thoát, tìm kiếm một đường đi mới, thoát khỏi bãi cát dài càng đi càng lún. => Tư tưởng rộng lớn, sâu sắc.

Hãy cho biết tầm tư tưởng của Cao Bá Quát được thể hiện như thế nào qua việc miêu tả tâm trạng của người lữ khách trong bài thơ “Bài ca ngắn đi trên bãi cát”.

Lời giải:

Tâm trạng của tác giả khi đi trên bãi cát là trạng chán nản, mệt mỏi rã rời. Tầm tư tưởng cao rộng của nhà thơ chính là ở chỗ đã nhận ra tính chất vô nghĩa của lối học khoa cử, của con đường công danh theo lối cũ.

Từ chỗ đi trên cát mà liên tưởng đến chuyện lợi danh, đến chốn quan trường là một sự liên tưởng sáng tạo mà lôgic. Người đi trên cát sa lầy vào trong cát chẳng khác nào công danh, bổng lộc giống như cái bả lôi kéo con người, làm cho con người mê muội. Khi nhận thức ra con đường danh lợi khó khăn, tác giả như đặt ra cho mình một chọn lựa: phải thoát ra khỏi con đường danh lợi.

Tác giả đã nhận ra tính chất vô nghĩa của con đường khoa cử, của con đường công danh theo lối cũ. Tuy tác giả chưa tìm ra cho mình một con đường nào khác, song cũng cho thấy ông không thể bước mãi trên bãi cát đầy khó khăn và vô vị đó.

Nêu ý nghĩa của nhịp điệu bài thơ đối với việc diễn tả cảm xúc và suy tư của nhân vật trữ tình trong bài thơ “Bài ca ngắn đi trên bãi cát”.

Lời giải:

Nhịp điệu của bài thơ rất độc đáo, những câu thơ năm chữ với nhịp 2/3 mô phỏng bước đi khó nhọc trên bãi cát.

Nhịp điệu của bài thơ lúc nhanh, lúc chậm, lúc dàn trải, lúc dứt khoát. Nhịp điệu ấy có ý nghĩa rất lớn trong việc miêu tả bước đi của người đi trên bãi cát, đầy khó khăn, vất vả. Nhịp điệu ấy cũng thể hiện được tâm tư trĩu nặng suy tư của nhà thơ về con đường danh lợi mà nhà thơ đang đi.

Những lúc dừng lại suy nghĩ, câu thơ lại kéo dài ra, nhịp thơ cũng biến hóa phù hợp. Từng nhịp điệu của bài thơ chính là tâm trạng khi khó nhọc, khi day dứt, khi đau khổ bước trên con đường của mình.

Giá trị nội dung và nghệ thuật trong “Bài ca ngắn đi trên bãi cát” của Cao Bá Quát.

Lời giải:

Giá trị nội dung:

  • Sự chán ghét của Cao Bá Quát đối với con đường mưu cầu danh lợi tầm thường của hầu hết những con người trong xã hội đương thời. Gần như ai cũng bị ràng buộc bởi vòng luẩn quẩn của danh lợi, của tiền tài, kể cả chính ông cũng buộc lòng phải theo đuổi.

  • Niềm khao khát đến mãnh liệt được đổi mới cuộc sống, được phá tung những rào cản, lễ giáo phong kiến trong hoàn cảnh xã hội nhà Nguyễn bảo thủ, trì trệ. Qua đó, ta cũng thấy được khí phách hiên ngang của Cao Bá Quát - một con người có ý chí, có khát khao và hoài bão lớn.

Giá trị nghệ thuật:

  • Tác giả sử dụng thể hành (thể thơ cổ), có tính chất tự do, phóng khoáng, không bị gò bó về số câu, độ dài của câu, niêm luật, bằng trắc, vần điệu.

  • Hình ảnh biểu tượng giàu ý nghĩa: Bãi cát dài, người say - tỉnh,...

  • Sử dụng bút pháp đối lập nhuần nguyễn, sáng tạo trong việc dùng điển tích, điển cố

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021