Hướng dẫn Soạn GDQP 11 Kết nối tri thức Bài 8 ngắn gọn. Trả lời các câu hỏi SGK Giáo dục Quốc phòng 11 Kết nối tri thức bám sát chương trình học Sách mới.
Bài 8: Lợi dụng địa hình, địa vật
- Điểm giống nhau: có tác dụng che kín hành động.
- Điểm khác nhau:
Địa hình, địa vật che khuất |
Địa hình, địa vật che đỡ |
- Không thể chống đỡ đạn bắn thẳng, mảnh bom, pháo, cối, lựu đạn,… | - Có thể chống đỡ đạn bắn thẳng, mảnh mảnh bom, pháo, cối, lựu đạn,… |
- Giống nhau: Phải tuỳ theo độ kín đáo và màu sắc của vật lợi dụng, thời tiết ánh sáng,... mà có thể lợi dụng phía sau, bên cạnh hoặc phía trước, sát gần hoặc xa vật lợi dụng.
- Khác nhau:
Vị trí lợi dụng vật che khuất |
Vị trí lợi dụng vật che đỡ |
+ Đối với vật che khuất kín đáo, dù điều kiện thời tiết ánh sáng, màu sắc như thế nào đều có thể lợi dụng phía sau vật. Ban đêm, nếu vật lợi dụng có màu sắc tương đồng với trang phục của người thì có thể lợi dụng cả bên cạnh hoặc phía trước. + Đối với vật che khuất không thật sự kín đáo, chủ yếu là lợi dụng phía sau. Nếu phía địch có ánh sáng nhiều hơn phía ta, có thể lợi dụng sát gần vật; nếu ánh sáng phía ta nhiều hơn phía địch thì không nên lợi dụng. Nếu phía ta và địch có ánh sáng đều nhau, phải lợi dụng xa vật một khoảng cách thích hợp. |
+ Khi lợi dụng để che giấu hành động khi quan sát, vận động, ẩn nấp: vị trí lợi dụng cơ bản giống như lợi dụng vật che khuất kín đáo. + Khi lợi dụng để bắn súng, ném lựu đạn, làm công sự, bố trí vật cản: vị trí lợi dụng chủ yếu ở phía sau hoặc phía sau bên phải vật. |
>>> Xem toàn bộ: Soạn Giáo dục Quốc phòng 11 Kết nối tri thức
-------------------------------------------
Trên đây Toploigiai cùng các bạn Soạn GDQP 11 Kết nối tri thức Bài 8. Lợi dụng địa hình, địa vật theo chương trình Sách mới ngắn gọn nhất. Mời các bạn click ngay vào trang chủ Toploigiai để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới Lớp 11 nhé. Chúc các bạn học tốt.