logo

Soạn GDQP 11 Kết nối tri thức Bài 1: Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc phòng nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (trang 5)

icon_facebook

Hướng dẫn Soạn GDQP 11 Kết nối tri thức Bài 1 ngắn gọn. Trả lời các câu hỏi SGK Giáo dục Quốc phòng 11 Kết nối tri thức bám sát chương trình học Sách mới.

Bài 1: Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc phòng nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Soạn GDQP 11 Kết nối tri thức Bài 1: Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc phòng nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (trang 5)

1. Em hãy vẽ sơ đồ vùng biển Việt Nam

Trả lời: 

>>> Tham khảo các mẫu sơ đồ


2. Mục tiêu, quan điểm của Đảng về bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới là gì?

Trả lời:

- Mục tiêu

+ Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc;

+ Bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân, chế độ xã hội chủ nghĩa, nền văn hoá và lợi ích quốc gia - dân tộc;

+ Giữ vững môi trường hoà bình, ổn định chính trị, an ninh quốc gia, an ninh con người;

+ Xây dựng xã hội trật tự, kỉ cương, an toàn, lành mạnh để phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

- Quan điểm

+ Giữ vững sự lãnh đạo trực tiếp, tuyệt đối về mọi mặt của Đảng đối với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.

+ Kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Giữ vững môi trường hoà bình, ổn định để phát triển kinh tế - xã hội là lợi ích cao nhất của đất nước.

+ Kết hợp chặt chẽ hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Phát huy cao nhất sức mạnh của dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại. Phát huy mạnh mẽ nội lực là nhân tố quyết định; đồng thời, tranh thủ tối đa mọi thuận lợi từ bên ngoài.

+ Xây dựng sức mạnh tổng hợp của đất nước về chính trị, tư tưởng, kinh tế, xã hội, văn hoá, quốc phòng, an ninh, đối ngoại. Phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, của cả hệ thống chính trị, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lí của Nhà nước, lực lượng vũ trang làm nòng cốt.

+ Quán triệt đường lối độc lập, tự chủ; đồng thời chủ động, tích cực hội nhập quốc tế. Kiên trì chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hoá, đa dạng hoá.

+ Vận dụng đúng đắn quan điểm về đối tác, đối tượng: những ai tôn trọng độc lập, chủ quyền, thiết lập và mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác bình đẳng, cùng có lợi với Việt Nam đều là đối tác; bất kì thế lực nào có âm mưu và hành động chống phá mục tiêu của Nhà nước ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đều là đối tượng của chúng ta.


3. Theo Luật Biên giới quốc gia năm 2003, những hành vi nào bị nghiêm cấm?

Trả lời:

- Những hành vi bị nghiêm cấm theo Luật Biên giới quốc gia năm 2003 là:

+ Xê dịch, phá hoại mốc quốc giới; làm sai lệch, chệch hướng đi của đường biên giới quốc gia, làm thay đổi dòng chảy tự nhiên của sông, suối biên giới; gây hư hại mốc quốc giới.

+ Phá hoại an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới; xâm canh, xâm cư ở khu vực biên giới; phá hoại công trình biên giới.

+ Làm cạn kiệt nguồn nước, gây ngập úng, gây ô nhiễm môi trường, xâm phạm tài nguyên thiên nhiên và lợi ích quốc gia.

+ Qua lại trái phép biên giới quốc gia, buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá, tiền tệ, vũ khí, ma tuý, chất nguy hiểm cháy, nổ qua biên giới quốc gia; vận chuyển qua biên giới quốc gia văn hoá phẩm độc hại và các loại hàng hoá khác mà Nhà nước cấm nhập khẩu, xuất khẩu.

+ Bay vào khu vực cấm bay; bắn, phỏng, thả, đưa qua biên giới quốc gia trên không phương tiện bay, vật thể, các chất gây hại hoặc có nguy cơ gây hại cho quốc phòng, an ninh, kinh tế, sức khoẻ nhân dân, môi trường, an toàn hàng không và trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới.

+ Các hành vi khác vi phạm pháp luật về biên giới quốc gia.


4. Nêu khái niệm đường cơ sở, nội thuỷ, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa, đảo và quần đảo

Trả lời:

- Đường cơ sở: dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam, là đường cơ sở thẳng đã được Chính phủ công bố.

- Nội thuỷ: Là vùng nước tiếp giáp với bờ biển, ở phía trong đường cơ sở và là bộ phận lãnh thổ của Việt Nam.

- Lãnh hải: Là vùng biển có chiều rộng 12 hải lí tính từ đường cơ sở ra phía biển. Ranh giới ngoài của lãnh hải là biên giới quốc gia trên biển của Việt Nam.

- Vùng tiếp giáp lãnh hải: Là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, có chiều rộng 12 hải lí tính từ ranh giới ngoài của lãnh hải.

- Vùng đặc quyền kinh tế: Là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, hợp với lãnh hải thành một vùng biển có chiều rộng 200 hải lí tính từ đường cơ sở.

- Thềm lục địa: Là vùng đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, trên toàn bộ phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền, các đảo và quần đảo của Việt Nam cho đến mép ngoài của rìa lục địa. Ranh giới ngoài thềm lục địa cách đường cơ sở không quá 350 hải lí.

- Đảo: Là vùng đất tự nhiên có nước bao bọc, khi thuỷ triều lên vùng đất này vẫn ở trên mặt nước.

- Quần đảo: Là một tập hợp các đảo, bao gồm cả bộ phận của các đảo, vùng nước tiếp liền và các thành phần tự nhiên khác có liên quan chặt chẽ với nhau.


5. Thái cùng các bạn trong lớp đi tham quan cột mốc biên giới. Một bạn trong lớp có ý định vượt mốc giới sang nước bạn để hái hoa rừng. Trong trường hợp này, Thái sẽ khuyên bạn như thế nào?

Trả lời:

>>> Xem trả lời


6. Sưu tầm một câu chuyện về tấm gương anh hùng lực lượng vũ trang trong bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Câu chuyện về Anh hùng Liệt sỹ Nguyễn Viết Xuân

      Anh hùng liệt sỹ Nguyễn Viết Xuân, sinh ngày 20/01/1933 tại thôn Thượng, xã Ngũ Kiên, huyện Vĩnh Tường. Ngày 5-11-1952, khi đã trưởng thành, quê hương còn đầy rẫy quân thù, ông ghi tên mình vào danh sách nghĩa vụ quân sự chống giặc và lên đường nhập ngũ. Từ một trinh sát thuộc C3 đoàn 99 đến Đội trưởng Đội trinh sát, Trung đội trưởng Pháo cao xạ, Phó Chính trị viên Đại đội Pháo cao xạ. Dù ở cương vị nào cũng nêu cao quyết tâm của mình. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, ông đã cùng đồng đội trực tiếp chiến đấu chống lại không quân địch ở Lũng Lô, được vào Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 5-1-1955 tại chiến trường Điện Biên Phủ.

      Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Xuân với tư cách là bí thư chi bộ kiêm chính trị viên đại đội pháo phòng không đã nêu tấm gương sáng về tinh thần kiên quyết đánh địch. Ngày 18-11-1964, trong trận chiến đấu với không quân địch ở phía Tây tỉnh Quảng Bình, đồng chí đã lãnh đạo bộ đội đánh trả quyết liệt, vào đồn lập lại hiệu quả chiến đấu với địch trước nguy cơ hiểm nghèo. Vị tướng anh hùng dũng cảm bị trọng thương đã chết một cách anh dũng. Tiếng hô dõng dạc của anh: “Nhằm thẳng quân thù, bắn!” vang trên trận địa đánh quân thù đã trở thành khẩu lệnh khích lệ tinh thần chiến đấu của toàn đơn vị. Cùng với bao chiến công anh dũng đã viết vào trang sử vàng và trở thành một biểu tượng. Truyền thống yêu nước, tuổi trẻ Việt Nam anh hùng. Ghi nhận những thành tích đó, Đảng, Nhà nước và Quân đội nhân dân Việt Nam đã tặng thưởng ông nhiều phần thưởng cao quý. Ngày 1-1-1967, anh được Đảng, Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

>>> Xem toàn bộ: Soạn Giáo dục Quốc phòng 11 Kết nối tri thức

-------------------------------------------

Trên đây Toploigiai cùng các bạn Soạn GDQP 11 Kết nối tri thức Bài 1. Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc phòng nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo chương trình Sách mới ngắn gọn nhất. Mời các bạn click ngay vào trang chủ Toploigiai để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới Lớp 11 nhé. Chúc các bạn học tốt.

icon-date
Xuất bản : 13/06/2023 - Cập nhật : 19/08/2023

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads