logo

Soạn Địa 7 Bài 27 ngắn nhất: Thiên nhiên châu Phi (tiếp theo)

Soạn Địa 7 Bài 27 ngắn nhất: Thiên nhiên châu Phi (tiếp theo) - Toploigiai

Trong bài học này Top lời giải sẽ cùng các bạn Tổng hợp kiến thức và trả lời toàn bộ các câu hỏi Bài 27. Thiên nhiên châu Phi (tiếp theo) trong sách giáo khoa Địa lí 7. Ngoài ra chúng ta sẽ cùng nhau trả lời thêm các câu hỏi củng cố bài học và thực hành với các bài tập trắc nghiệm thường xuất hiện trong đề kiểm tra.

Giờ chúng ta cùng nhau bắt đầu học bài nhé:

Mục tiêu bài học

- Nắm được châu Phi có khí hậu nóng khô , mưa ít và phân bố mưa không đều .

- Nắm được đặc điểm môi trường tự nhiênchâu Phi rất đa dạng .

- Giải thích được đặc điểm khí hậu khô nóng , phân bố mưa không đều , tính đa dạng của môi trường châu Phi.

- Đọc, mô tả và phân tích lược đồ, ảnh địa lí, nhận biết môi trường qua ảnh .

Hướng dẫn Soạn Địa 7 Bài 27 ngắn nhất

Câu hỏi Địa Lí 7 Bài 27 trang 85

Dựa vào kiến thức đã học, kết hợp quan sát các hình 26.1 và 27.1, giải thích vì sao:

+ Châu Phi là châu lục nóng

+ Khí hậu châu Phi khô, hình thành hoang mạc lớn.

Trả lời:

- Châu Phi là châu lục nóng do đại bộ phận nằm giữa chí tuyến Bắc và chí tuyên Nam.

- Châu Phi là châu lục khô, hình thành hoang mạc lớn:

+ Chí tuyến Bắc và Nam đi qua lãnh thổ, ảnh hưởng gió Tín phong khô nóng.

+ Đại bộ phận là khối cao nguyên khổng lồ, hạn chế ảnh hưởng của biển vào sâu

+ Đường bờ biển châu Phi ít khúc khuỷu, không có nhiều bán đảo, vịnh và biển ven bờ.

+ Dòng lạnh chảy ven bờ: dòng lạnh Ben-gê-na, dòng lạnh Ca-na-ri.

Câu hỏi Địa Lí 7 Bài 27 trang 86

Quan sát hình 27.1, cho biết dòng biển nóng, lạnh có ảnh hưởng tới lượng mưa các vùng ven biển châu Phi như thế nào?

Trả lời:

+ Nơi có dòng biển nóng chảy qua có lượng mưa lớn như: Ven vịnh Ghi-nê, đảo Ma-đa-gac-ca, Đông Trung Phi.

+ Nơi có dòng biển lạnh chảy qua lượng mưa thấp: Tây Bắc Châu Phi, phía Bắc bán đảo Xô-ma-ni, Tây Nam châu Phi.

Câu hỏi Địa Lí 7 Bài 27 trang 86

Quan sát hình 27.2, nhận xét về sự phân ố của môi trường tự nhiên ở châu Phi. Giải thích vì sao có sự phân bố như vậy?

Trả lời:

Châu Phi có các môi trường tự nhiên: Xích đạo ẩm, nhiệt đới, hoang mạc và môi trường địa trung hải.

- Sự phân bố của các môi trường tự nhiên:

+ Môi trường xích đạo ẩm: Gồm bồn địa Công-gô và một dải hẹp ở ven vịnh Ghi-nê.

+ Hai môi trường nhiệt đới: Nằm ở phía bắc và nam Xích đạo.

+ Hai môi trường hoang mạc: Gồm hoang mạc Xa-ha-ra ở Bắc Phi; hoang mạc Ca-la-ha-ri, hoang mạc Na-mip ở Nam Phi.

+ Hai môi trường địa trung hải: Gồm dãy At-lat và vùng đồng bằng ven biển Bắc Phi, vùng cực Nam châu Phi.

- Các môi trường tự nhiên của châu Phi nằm đối xứng qua xích đạo. Nguyên nhân: Do các đới khí hậu đối xứng qua xích đạo. Từ xích đạo về mỗi phía bắc và nam châu Phi đều có khí hậu nhiệt đới, cận nhiệt đới,...

Soạn bài 1 trang 87 Địa Lí 7

Quan sát hình 27.1, 27.2 và dựa vào kiến thức đã học, nêu mối quan hệ giữa lượng mưa và lớp phủ thưc vật ở châu Phi.

Trả lời:

Lượng mưa có vai trò quan trọng trong việc hình thành lớp phủ thực vật:

+ Nơi có lượng mưa lớn trên 1000 mm sẽ hình thành rừng rậm xanh quanh năm.

+ Nơi có lượng mưa 200-1000mm sẽ hình thành Rừng thưa, xa-van, cây bụi…

+ Nơi có lượng mưa dưới 200mm sẽ hình thành hoang mạc, bán hoang mạc.

Soạn bài 2 trang 87 Địa Lí 7

Xác định vị trí, ranh giới của môi trường hoang mạc và môi trường nhiệt đới trên hình 27.2. Nêu đặc điểm cảu hai loại môi trường này. Giải thích tại sao môi trường hoang mạc lại chiếm diện tích lớn ở Bắc Phi?

Trả lời:

- Vị trí:

+ Hai môi trường nhiệt đới: Nằm ở phía bắc và nam Xích đạo.

+ Hai môi trường hoang mạc: Gồm hoang mạc Xa-ha-ra ở Bắc Phi; hoang mạc Ca-la-ha-ri, hoang mạc Na-mip ở Nam Phi.

- Đặc điểm của hai loại môi trường:

+ Môi trường nhiệt đới: Quanh năm nóng; lượng mưa từ 1.000 - 1500mm, càng xa xích đạo càng giảm; thảm thực vật chủ yếu là rừng thưa và cây bụi; động vật chủ yếu là loài ăn cỏ (ngựa vằn, sơn dương, hươu cao cổ,...) và loài ăn thịt (sư tử, báo gấm,...).

+ Môi trường hoang mạc: Khí hậu khắc nghiệt, mưa rất hiếm, biên độ nhiệt giữa ngày và đêm lớn; thực, động vật nghèo nàn.

- Môi trường hoang mạc lại chiếm diện tích lớn ở Bắc Phi:

+ Chí tuyến Bắc đi qua, quanh năm thống trị bởi áp cao cận chí tuyến nóng khô ít mưa.

+ Gió Tín phong khô nóng thổi quanh năm.

+ Phần Bắc Phi diện tích lục địa mở rộng, hạn chế ảnh hưởng của biển.

+ Dòng biển lạnh Ca-na-ri chảy ven bờ.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 09/10/2023