logo

Soạn Địa 7 Bài 21 ngắn nhất: Môi trường đới lạnh

Tổng hợp, Soạn Địa 7 ngắn gọn Sách mới (3 bộ) Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều. Soạn Địa lí 7 được trình bày dễ hiểu, tóm lược nhất bám sát nội dung 3 bộ sách mới. Hi vọng sẽ giúp các bạn hiểu bài và ghi nhớ kiến thức tốt hơn.

Click để tham khảo 3 bộ Soạn Địa 7 ngắn gọn theo chương trình sách mới:

Giải bài tập SGK Địa 7 Bài 21 trang 170, 171, 172 Chân trời sáng tạo ngắn nhất

Giải bài tập SGK Địa 7 Bài 21 trang 170, 171, 172 Chân trời sáng tạo ngắn nhất

Soạn Địa 7 Bài 21 ngắn nhất: Môi trường đới lạnh - Toploigiai

Trong bài học này Top lời giải sẽ cùng các bạn Tổng hợp kiến thức và trả lời toàn bộ các câu hỏi Bài 21. Môi trường đới lạnh trong sách giáo khoa Địa lí 7. Ngoài ra chúng ta sẽ cùng nhau trả lời thêm các câu hỏi củng cố bài học và thực hành với các bài tập trắc nghiệm thường xuất hiện trong đề kiểm tra.

Giờ chúng ta cùng nhau bắt đầu học bài nhé:

Mục tiêu bài học

- Nắm được những đặc điểm cơ bản của đới lạnh

- Biết được sự thích nghi của sinh vật ở đới lạnh

- Rèn kĩ năng đọc bản đồ về môi trường đới lạnh vùng Bắc Cực và Nam Cực để nhận biết vị trí, giới hạn của đới lạnh

- Phân tích biểu đồ biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của 1 vài địa điểm ở đới lạnh để hiểu và trình bày đặc điểm khí hậu của môi trường.

Hướng dẫn Soạn Địa 7 Bài 21 ngắn nhất

Câu hỏi Địa Lí 7 Bài 21 trang 67

Quan sát hình 21.1, 21.2 và 21.3 hãy:

+ Tìm ranh giới của môi trường đới lạnh ở hai bán cầu.

+ Nêu diễn biến nhiệt độ và lượng mưa trong năm ở đới lạnh.

Trả lời:

+ Ranh giới của đới lạnh: Đới lạnh nằm trong khoảng từ hai vòng cực về phía hai cực.

+ Diễn biến nhiệt độ và lượng mưa trong năm ở đới lạnh:

Mùa đông rất lạnh nhiệt độ trung bình luôn dưới -10oC thậm chí xuống đến -50oC. Mùa hạ kéo dài 2-3 tháng nhiệt độ dưới 10oC. Lượng mưa trung bình năm thấp dưới 500mm, mưa thường dưới dạng tuyết.

Câu hỏi Địa Lí 7 Bài 21 trang 68

Quan sát hình 21.4 và 21.5, so sánh sự khác nhau giữa núi băng và băng trôi.

Trả lời:

- Băng trôi: do một lớp băng dày khoảng 10m vỡ ra.

- Núi băng: do vào mùa hạ rìa các kiêng băng trôi trượt xuống biển, có kích thước.

Soạn bài 1 trang 70 Địa Lí 7

Tính chất khắc nghiệt của khí hậu đới lạnh thể hiện như thế nào?

Trả lời:

- Mùa đông rất lạnh nhiệt độ trung bình luôn dưới -10oC thậm chí xuống đến -50oC. Mùa hạ kéo dài 2-3 tháng nhiệt độ dưới 10oC.

- Lượng mưa trung bình năm thấp dưới 500mm, mưa thường dưới dạng tuyết.

Soạn bài 2 trang 70 Địa Lí 7

Tại sao nói đới lạnh là vùng hoang mạc lạnh của Trái Đất.

Trả lời:

Do đới lạnh cũng có những đặc điểm giống với vùng hoang mạc:

+ Động vật nghèo nàn.

+ Khí hậu khắc nghiệt: lượng mưa thấp, biên độ nhiệt năm lớn.

Soạn bài 3 trang 70 Địa Lí 7

Giới thực vật và động vật ở đới lạnh có gì đặc biệt?

Trả lời:

- Động vật có lớp vỡ dày (cá voi, hải cẩu,…), lớp lông dày (gấu trắng, tuần lộc,…). Chúng thường sống thành đàn, ngủ đông, di cư để tránh rét.

- Ở vùng phương Bắc, thực vật chỉ phát triển vào mùa hạ cây còi cọc, thấp lùn mọc xen rêu và địa y.

Soạn bài 4 trang 70 Địa Lí 7

Đoạn văn sau đây mô tả cuộc sống trong ngôi nhà băng của người I-nuc. Cho biết người I-nuc đã thích nghi với mùa đông giá lạnh như thế?

Trả lời:

Người I-nuc đã thích nghi với mùa đông giá lạnh:

- Ở nhà băng có 1 lỗ thông nhỏ.

- Dùng mỡ hải cẩu để sưởi ấm.

- Mặc áo da dầy

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 09/10/2023