logo

Soạn Địa 7 Bài 19 ngắn nhất: Môi trường hoang mạc

Tổng hợp, Soạn Địa 7 ngắn gọn Sách mới (3 bộ) Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều. Soạn Địa lí 7 được trình bày dễ hiểu, tóm lược nhất bám sát nội dung 3 bộ sách mới. Hi vọng sẽ giúp các bạn hiểu bài và ghi nhớ kiến thức tốt hơn.

Click để tham khảo 3 bộ Soạn Địa 7 ngắn gọn theo chương trình sách mới:

Soạn Địa 7 Bài 19 ngắn nhất trang 162, 163, 164, 165 Kết nối tri thức

Giải bài tập SGK Địa 7 Bài 19 trang 162, 163, 164, 165 Chân trời sáng tạo ngắn nhất

Soạn Địa 7 Bài 19 ngắn nhất: Môi trường hoang mạc - Toploigiai

Trong bài học này Top lời giải sẽ cùng các bạn Tổng hợp kiến thức và trả lời toàn bộ các câu hỏi Bài 19. Môi trường hoang mạc trong sách giáo khoa Địa lí 7. Ngoài ra chúng ta sẽ cùng nhau trả lời thêm các câu hỏi củng cố bài học và thực hành với các bài tập trắc nghiệm thường xuất hiện trong đề kiểm tra.

Giờ chúng ta cùng nhau bắt đầu học bài nhé:

Mục tiêu bài học

- Trình bày và giải thích (ở mức độ đơn giản) một số đặc điểm tự nhiên cơ bản của môi trường hoang mạc

- Phân tích được sự khác nhau về chế độ nhiệt giữa hoang mạc ở đới nóng và hoang mạc ở đới ôn hòa

- Biết được sự thích nghi của thực vật và động vật ở môi trường hoang mạc.

- Trình bày và giải thích (ở mức độ đơn giản) các hoạt động kinh tế cổ truyền và hiện đại của con người ở hoang mạc

- Biết được nguyên nhân làm cho hoang mạc ngày càng mở rộng và biện pháp hạn chế sự phát triển hoang mạc

- Biết một số biện pháp nhằm cải tạo ngăn chặn sự phát triển của hoang mạc.

- Đọc và phân tích lược đồ Phân bố hoang mạc trên thế giới để biết đặc điểm phân bố và nguyên nhân hình thành các hoang mạc.

- Đọc và phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của một số địa điểm ở môi trường hoang mạc để hiểu và trình bày đặc điểm khí hậu hoang mạc, sự khác nhau về nhiệt độ của hoang mạc đới nóng và hoang mạc đới ôn hòa.

- Rèn luyện kĩ năng phân tích ảnh địa lí về một số biện pháp cải ngăn chặn sự phát triển của hoang mạc.

- Rèn luyện cho HS một số kỹ năng sống như: tư duy, giải quuyết vấn đề, tự nhận thức...

mình trong cát, kiếm ăn ban đêm. Có khả năng chịu đói khát và đi xa tìm thức ăn nước uống. Ví dụ: lạc đà, linh dương,..

Hướng dẫn Soạn Địa 7 Bài 19 ngắn nhất

Câu hỏi Địa Lí 7 Bài 19 trang 61

Quan sát lược đồ hình 19.1, cho biết các hoang mạc trên thế giới thường phân bố ở đâu?

Trả lời:

Phần lớn các hoang mạc trên thế giới nằm dọc theo 2 đường chí tuyến và giữa đại lục Á - Âu.

Câu hỏi Địa Lí 7 Bài 19 trang 62

Quan sát hình 19.2 và 19.3, nêu đặc điểm chung của khí hậu hoang mạc và so sánh sự khác nhau về chế độ nhiệt của hoang mạc ở đới nóng và đới ôn hòa.

Trả lời:

- Giống: Đặc điểm chung của khí hậu hoang mạc là tính chất khô hạn, lượng mưa thấp trong khi lượng bốc hơi rất lớn. Biên độ nhiệt ngày và đêm lớn.

- Khác:

+ Hoang mạc đới nóng: Có biên độ nhiệt năm cao, nhưng mùa đông ấm áp (khoảng trên 10oC) và mùa hạ rất nóng (khoảng trên 36oC).

+ Hoang mạc đới ôn hoà: Có biên độ nhiệt năm rất cao nhưng mùa hạ rất nóng khoảng trên 36oC không quá nóng (khoảng 20oC và mùa đông rất lạnh (xuống tới – 24oC).

Câu hỏi Địa Lí 7 Bài 19 trang 62

Mô tả quang cảnh hoang mạc qua các ảnh dưới đây.

Trả lời:

- Bao phủ sỏi đá hay cồn cát.

- Thực vật: Cằn cỗi, thưa thớt

- Động vật: Phần lớn là các loài bò sát và côn trùng.

Soạn bài 1 trang 63 Địa Lí 7 

Nêu các đặc điểm của khí hậu hoang mạc.

Trả lời:

Đặc điểm của khí hậu hoang mạc:

+ Tính chất khô hạn, lượng mưa thấp trong khi lượng bốc hơi rất lớn.

+ Biên độ nhiệt ngày và đêm lớn.

Soạn bài 2 trang 63 Địa Lí 7

Thực vật và động vật ở hoang mạc thích nghi với môi trường khắc nghiệt, khô hạn như thế nào?

Trả lời:

– Để thích nghi với môi trường khắc nghiệt khô và hạn, thực vật và động vật ở hoang mạc phải tự hạn chế sự mất nước (ví dụ: lá biến thành gai,…), tăng cường dự trữ nước và chất dinh dưỡng (thực vật có thân lùn thấp nhưng bộ rễ rất to và dài, động vật sống vùi mình trong cát hoặc trong các hốc đá).

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 09/10/2023