logo

Soạn Địa 7 Bài 17 ngắn nhất: Ô nhiễm môi trường ở đới ôn hòa

Tổng hợp, Soạn Địa 7 ngắn gọn Sách mới (3 bộ) Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều. Soạn Địa lí 7 được trình bày dễ hiểu, tóm lược nhất bám sát nội dung 3 bộ sách mới. Hi vọng sẽ giúp các bạn hiểu bài và ghi nhớ kiến thức tốt hơn.

Click để tham khảo 3 bộ Soạn Địa 7 ngắn gọn theo chương trình sách mới:

[Sách mới] Soạn Địa 7 Bài 17 Cánh diều: Đặc điểm thiên nhiên Trung và Nam Mỹ

Soạn Địa 7 Bài 17 ngắn nhất trang 152, 153, 154, 155 Kết nối tri thức

Giải bài tập SGK Địa 7 Bài 17 trang 157, 158, 159 Chân trời sáng tạo ngắn nhất

Soạn Địa 7 Bài 17 ngắn nhất: Ô nhiễm môi trường ở đới ôn hòa - Toploigiai

Trong bài học này Top lời giải sẽ cùng các bạn Tổng hợp kiến thức và trả lời toàn bộ các câu hỏi Bài 17. Ô nhiễm môi trường ở đới ôn hòa trong sách giáo khoa Địa lí 7. Ngoài ra chúng ta sẽ cùng nhau trả lời thêm các câu hỏi củng cố bài học và thực hành với các bài tập trắc nghiệm thường xuất hiện trong đề kiểm tra.

Giờ chúng ta cùng nhau bắt đầu học bài nhé:

Mục tiêu bài học

- Biết các nguyên nhân gây ô nhiễm không khí và nước ở đới ôn hòa và hậu quả của nó .

- Biết nội dung Nghị định thư Ki-ô-tô về cắt giảm lượng khí thải gây ô nhiễm , bảo vệ bầu khí quyển của Trái Đất .

- Vẽ biểu đồ về một số vấn đề môi trường ở đới ôn hòa .

- Phân tích ảnh địa lý về ô nhiễm không khí , nước ở đới ôn hòa . .


Tổng hợp lý thuyết Địa 7 Bài 17 ngắn gọn

1. Ô nhiễm không khí

- Hiện trạng: bầu khí quyển bị ô nhiễm nặng nề.

- Nguyên nhân: khí thải từ hoạt động công nghiệp và phương tiện giao thông vào khí quyển. Nguồn khí thải chủ yếu từ Bắc Mĩ, châu Âu và Đông Bắc Á.

- Hậu quả:

+ Tạo nên mưa a xit làm chết cây và hư hại các công trình xây dựng, bệnh về đường hô hấp.

+ Gây nên hiện tượng hiệu ứng nhà kính, làm Trái Đất bị nóng dần lên, khí hậu thay đổi, băng ở hai cực tan chảy làm mực nước biển dâng lên.

+ Ô nhiễm do phóng xạ từ năng lượng nguyên tử gây nhiều hậu quả nghiêm trọng qua nhiều thế hệ.

+ Lỗ thủng tầng Ô dôn ngày càng lớn…

2. Ô nhiễm nước

- Hiện trạng: các nguồn nước bị ô nhiễm gồm nước sông, nước biển, nước ngầm.

- Nguyên nhân:

+ Ô nhiễm nước biển là do váng dầu, các chất độc hại bị đưa ra biển,…

+ Ô nhiễm nước sông, hồ, nước ngầm là do hóa chất thải ra từ các nhà máy, lượng phân hóa học và thuốc trừ sâu dư thừa trên đồng ruộng, cùng các chất thải nông nghiệp…

– Hậu quả: làm chết ngạt các sinh vật sống trong nước, thiếu nước sạch cho đời sống và sản xuất.


Hướng dẫn Soạn Địa 7 Bài 17 ngắn nhất

Câu hỏi Địa Lí 7 Bài 17 trang 56

Hai ảnh dưới đây gợi cho em những suy nghĩ gì về vấn đề ô nhiễm không khí ở đới ôn hòa?

Trả lời:

- Ô nhiễm không khí.

- Mưa axit làm khô hét rừng cây.

Câu hỏi Địa Lí 7 Bài 17 trang 57

Quan sát các hình ảnh dưới đây kết hợp với sự hiểu biết cảu bản thân, nêu một số nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm nước ở đới ôn hòa.

Trả lời:

Nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm nước ở đới ôn hòa:

- Nước thải từ các nhà máy

- Sự cố tràn dầu trên biển

- Phân và thuốc trừ sâu

- Nước thải từ các dân cư đô thị, khu dân cư.

Câu hỏi Địa Lí 7 Bài 17 trang 58

Tại sao sự tập trung với mật độ cao các đô thị ở ven biển đới ôn hòa dẫn tới ô nhiễm nước biển ven bờ?

Trả lời:

Sự tập trung đô thị dày đặc với mật độ cao của các đô thị ven biển dẫn tới ô nhiễm nước biển ven bờ là do các chất thải sinh hoạt của đô thị, phân hóa học, thuốc trừ sâu, các chất độc hại đó bị đưa ra biển làm nhiễm bẩn nguồn nước biển ven bờ.

Soạn bài 1 trang 58 Địa Lí 7

Hãy nêu những nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường ở đới ôn hòa.

Trả lời:

Nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường ở đới ôn hòa:

- Nước, khí thả thải từ các nhà máy, các hoạt động sản xuất công nghiệp.

- Sự cố tràn dầu trên biển.

- Rác thải từ các hoạt động du lịch

- Phân và thuốc trừ sâu từ sản xuất nông nghiệp.

- Chất thải từ các dân cư đô thị, khu dân cư.

Soạn bài 2 trang 58 Địa Lí 7

Theo thống kê của các nhà khoa học tại hội nghị về môi trưởng La Hay (Hà Lan) vào cuối năm 2000 thì các nước sau đây có lượng khí độc hại bình quân đầu người cao nhất thế giới.

- Hoa Kì: 20 tấn/năm/người

- Pháp: 6 tấn/năm/người

Hãy thể hiện các số liệu trên bằng biểu đồ hình cột.

Tính tổng lượng khí thải của từng nước nói trên năm 2000, cho biết số dân của các nước như sau:

- Hoa Kì: 281421000 người.

- Pháp: 59330000 người.

Trả lời:

Soạn Địa 7 Bài 17 ngắn nhất: Ô nhiễm môi trường ở đới ôn hòa - Toploigiai

Tổng lượng khí thải:

Công thức: Tổng lượng khí thải = Lượng khí thải bình quân đầu người x Tổng số dân.

Tổng lượng khí thải:

- Hoa Kì: 5628420000 tấn

- Pháp: 355980000 tấn.


Câu hỏi củng cố kiến thức Địa 7 Bài 17 hay nhất

Câu 1. Nêu nguyên gây ra hiện tượng “thủy triều đỏ ” ở đới ôn hòa.

Trả lời:

Do nước có quá thừa đạm từ nước thải sinh hoạt, từ phân bón hoá học cho đồng ruộng trôi xuống sông rạch,…

Câu 2. Hãy nêu nguyên nhân và hậu quả của hiện tượng nhiệt độ Trái Đất nóng lên.

Trả lời:

– Nguyên nhân: Khí thải quá mức từ hoạt động công nghiệp và các phương tiện giao thông thải vào bầu khí quyển.
– Hậu quả: Khí hậu toàn cầu biến đổi, băng ở hai cực tan chảy, mực nưđc các đại dương dâng cao, đe dọa cuộc sống của con người ở các đảo và những vùng đất thấp ven biển.

Câu 3. Phân biệt hiện tượng “thủy triều đen ” và “thủy triều đỏ ” ở đới ôn hòa.

Trả lời:
“Thủy triều đen”: Váng dầu ở các vùng ven biển làm ô nhiễm nước biển.
“Thủy triều đỏ”: Các chất độc hại như hoá chất thải ra từ các nhà máy, lượng phân hoá học và thuốc trừ sâu dư thừa trên đồng ruộng, chất thải sinh hoạt của các đô thị,… làm nhiễm bẩn nguồn nước sông, hồ, rồi đổ ra biển, làm chết ngạt các sinh vật sống trong nước,…


Trắc nghiệm Địa 7 Bài 17 tuyển chọn

Câu 1: Ô nhiễm môi trường ở đới ôn hoà đang ở mức

A. Bình thường. 

B. Báo động. 

C. Nghiêm trọng. 

D. Rất nghiêm trọng.

Ô nhiễm môi trường ở đới ôn hoà đang ở mức báo động.

Đáp án: B.

Câu 2: Các nguyên nhân nào làm ô nhiễm không khí ở đới ôn hoà

A. Do khói bụi từ các phương tiện giao thông, từ các nhà máy.

B. Xả rác bừa bãi nơi công cộng.

C. Khói bụi từ các vùng khác bay tới.

D. Chặt phá rừng quá mức, tài nguyên đất bị bạc màu.

Các nguyên nhân làm ô nhiễm không khí ở đới ôn hoà là do khói bụi từ các phương tiện giao thông, từ các nhà máy, rò rỉ các chất phóng xạ và do cháy rừng, tro bụi phun ra từ các núi lửa.

Đáp án: A.

Câu 3: Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào có ảnh hưởng nhiều nhất đến sức khoẻ con người?

A. Mưa axít.

B. Hiệu ứng nhà kính.

C. Tầng ôzôn bị thủng.

D. Thủy triều đỏ.

Tầng ô zôn bị thủng, làm cho các tia cực tím chiếu xuống mặt đất có ảnh hưởng rất nhiều đến sức khoẻ con người. Đặc biệt là da.

Đáp án: C.

Câu 4: Nước nào có lượng khí thải bình quân đầu người cao nhất thế giới?

A. Hoa Kì. 

B. Pháp. 

C. Anh. 

D. Đức.

Với sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp, Hoa Kì là nước có lượng khí thải bình quân đầu người cao nhất thế giới.

Đáp án: A.

Câu 5: Đâu không phải nguyên nhân gây ô nhiễm nước ở đới ôn hoà?

A. Đô thị hóa.

B. Chất thải sinh hoạt.

C. Từ các váng dầu tràn ra biển.

D. Hoạt động phun trào núi lửa.

Các nguvên nhân gây ô nhiễm nước ở đới ôn hoà là quá trình đô thị hóa. Các chất thải sinh hoạt, chất thải từ các nhà máy, từ thuốc trừ sâu và phân hóa học trong nông nghiệp và từ các váng dầu tràn ra biển.

Đáp án: D.

Câu 6: Váng dầu tràn ra biển hoặc các vụ tai nạn của tàu chở dầu trên biển gây ra hiện tượng

A. Thủy triều đen.

B. Thủy triều đỏ.

C. Triều cường.

D. Triều kém.

Váng dầu tràn ra biển hoặc các vụ tại nạn của tàu chở dầu trên biển gây ra hiện tượng “thủy triều đen” và ảnh hưởng xấu đến môi trường biển.

Đáp án: A.

Câu 7: Các nguồn nước bị ô nhiễm gồm

A. Nước biển, nước sông.

B. Nước sông, nước ngầm.

C. Nước biển, nước sông và nước ngầm.

D. Nước sông, nước hồ, nước ao.

Các nguồn nước bị ô nhiễm gồm có nước biển, nước sông hồ và nước ngầm.

Đáp án: C.

Câu 8: Trước tình trạng báo động của ô nhiễm không khí các nước đã

A. Kí hiệp định thương mại tự do.

B. Thành lập các hiệp hội khu vực.

C. Kí nghị định thư Ki-ô-tô.

D. Hạn chế phát triển công nghiệp.

Trước tình trạng báo động của ô nhiễm không khí các nước trên thế giới đã kí Nghị định thư Ki-ô-tô, nhằm cắt giảm lượng khí thải gây ô nhiễm, bảo vệ bầu không khí trong lành của Trái Đất.

Đáp án: C.

Câu 9: Các chất thải sinh hoạt, chất thải từ các nhà máy, từ thuốc trừ sâu và phân hóa học trong nông nghiệp,… đổ ra biển gây ra hiện tượng

A. Thủy triều đen.

B. Thủy triều đỏ.

C. Triều cường.

D. Triều kém

Các chất thải sinh hoạt, chất thải từ các nhà máy, từ thuốc trừ sâu và phân hóa học trong nông nghiệp,… đổ ra biển gây ra hiện tượng “thủy triều đỏ”, làm chết ngạt các sinh vật sống trong nước.

Đáp án: B.

Câu 10: Ở đới ôn hòa ô nhiễm môi trường

A. Nước và đất.

B. Không khí và đất.

C. Nước, đại dương và đất.

D. Nước và không khí.

Ở đới ôn hòa, môi trường đang bị ô nhiễm đáng báo động. Đặc biệt là ô nhiễm môi trường không khí và ô nhiễm môi trường nước.

Đáp án: D.

 

Vậy là chúng ta đã cùng nhau soạn xong Bài 17. Ô nhiễm môi trường ở đới ôn hòa trong SGK Địa lí 7. Mong rằng bài viết trên đã giúp các bạn nắm vững kiến thức lí thuyết, soạn được các câu hỏi trong nội dung bài học dễ dàng hơn qua đó vận dụng để trả lời câu hỏi trong đề kiểm tra để đạt kết quả cao.

 

Mời các bạn xem thêm các bài Giải Địa 7 trong Sách bài tậpVở bài tập tại đây nhé:

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 18/10/2022