logo

Soạn Địa 7 Bài 10 ngắn nhất: Dân số và sức ép dân số tới tài nguyên, môi trường ở đới nóng

Tổng hợp, Soạn Địa 7 ngắn gọn Sách mới (3 bộ) Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều. Soạn Địa lí 7 được trình bày dễ hiểu, tóm lược nhất bám sát nội dung 3 bộ sách mới. Hi vọng sẽ giúp các bạn hiểu bài và ghi nhớ kiến thức tốt hơn.

Click để tham khảo 3 bộ Soạn Địa 7 ngắn gọn theo chương trình sách mới:

[Sách mới] Soạn Địa 7 Bài 10 Cánh diều: Đặc điểm dân cư, xã hội châu Phi

Soạn Địa 7 Bài 10 ngắn nhất trang 133, 134 Kết nối tri thức

Giải bài tập SGK Địa 7 Bài 10 trang 133, 134, 135 Chân trời sáng tạo ngắn nhất

Soạn Địa 7 Bài 10 ngắn nhất: Dân số và sức ép dân số tới tài nguyên, môi trường ở đới nóng - Toploigiai

Trong bài học này Top lời giải sẽ cùng các bạn Tổng hợp kiến thức và trả lời toàn bộ các câu hỏi Bài 10. Dân số và sức ép dân số tới tài nguyên, môi trường ở đới nóng trong sách giáo khoa Địa lí 7. Ngoài ra chúng ta sẽ cùng nhau trả lời thêm các câu hỏi củng cố bài học và thực hành với các bài tập trắc nghiệm thường xuất hiện trong đề kiểm tra.

Giờ chúng ta cùng nhau bắt đầu học bài nhé:

Mục tiêu bài học

- Trình bày được quá trình phát triển và tình hình gia tăng dân số thế giới nguyên nhân và hậu quả của nó.

- Đọc và hiểu cách xây dựng tháp dân số

- Đọc biểu đồ gia tăng dân số thế giới để thấy được tình hình gia tăng dân số thế giới.

Hướng dẫn Soạn Địa 7 Bài 10 ngắn nhất

Câu hỏi Địa Lí 7 Bài 10 trang 34 

- Phân tích hình 10.1 để thấy mối quan hệ giữa sự gia tăng dân số tự nhiên quá nhanh với tình trạng thiếu lương thực ở châu Phi.

Trả lời:

- Gia tăng dân số và sản lượng lương thực đều tăng:

+ Gia tăng dân số tự nhiên tăng từ 100 % lên gần 160 %.

+ Sản lượng lương thực tăng từ 100 % lên 110 %.

- Cả hai đều tăng, nhưng lương thực tăng chậm hơn gia tăng tự nhiên dân số nên bình quân lương thực theo đầu người giảm nhanh, từ 100 % năm 1975 xuống 80 % năm 1990.

Câu hỏi Địa Lí 7 Bài 10 trang 34

- Đọc bảng số liệu dưới đây, nhận xét về tương quan giữa số dân và diện tích rừng ở Đông Nam Á.

Trả lời:

- Số dân châu Á từ năm 1980 đến 1990 tăng từ 360 triệu dân lên 442 triệu dân.

- Diện tich rừng của châu Á giảm từ 240,2 triệu ha xuống 208,6 triệu ha.

⇒ Nhưng vậy số dân châu Á càng tăng thì diện tích rừng càng giảm.

Câu hỏi Địa Lí 7 Bài 10 trang 34

Nêu một vài dẫn chứng để thấy rõ sự khai thác rừng quá mức sẽ có tác động xấu tới môi trường.

Trả lời:

Khai thác rừng quá mức sẽ có tác động xấu tới môi trường, gia tăng các thiên tai: sạt lở lũ quét ở miền núi, hạn hán ngập lụt ở đồng bằng, tăng hiệu ứng nhà kính, mất đi nguồn gen động thực vật quý hiếm, suy giảm đa dạng sinh vật,…

Soạn Bài 1 trang 35 Địa Lí 7

Phân tích sơ đồ dưới đây để thấy hậu quả của việc gia tăng dân số quá nhanh ở đới nóng.

Trả lời:

Dân số tăng quá nhanh gây hậu quả nghiêm trọng tới kinh tế- xã hội- môi trường:

- Làm kinh tế chậm phát triển:

+ Kìm hãm sự phát triển của kinh tế

+ Tăng tỉ lệ phụ thuộc hoàng toàn lớn

- Đối với xã hội:

+ Gia tăng tỉ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm

+ Gia tăng các tai tệ nạn xã hội

+ Đời sống thấp, gia tăng tình trạng đối nghèo, bệnh tật, tuổi thọ trung bình thấp,…

- Đối với môi trường:

+ Tăng sức ép lên môi trường tài nguyên

+ Cạn kiệt, thoái hóa tài nguyên: khoáng sản, rừng, nước, đất…

+ Gây ô nhiễm môi trường: đất, nước, không khí,…

Soạn Bài 2 trang 35 Địa Lí 7

Hãy vẽ sơ đồ thể hiện tác động tiêu cực của việc gia tăng dân số quá nhanh ở đới nóng đối với tài nguyên, môi trường.

Trả lời:

Soạn Địa 7 Bài 10 ngắn nhất: Dân số và sức ép dân số tới tài nguyên, môi trường ở đới nóng - Toploigiai
icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 09/10/2023