logo

[Sách mới] Soạn Địa 7 Bài 1 Cánh diều: Vị trí địa lí, phạm vi và đặc điểm tự nhiên Châu Âu

Hướng dẫn Soạn Địa 7 Bài 1: Vị trí địa lí, phạm vi và đặc điểm tự nhiên Châu Âu ngắn gọn nhất bám sát nội dung SGK Địa lí 7 trang 87, 88, 89, 90, 91 bộ Cánh Diều theo chương trình sách mới. Mời bạn đọc tham khảo!

Bài 1: Vị trí địa lí, phạm vi và đặc điểm tự nhiên Châu Âu

>>> Xem thêm: Tóm tắt Lý thuyết Địa 7 Bài 1 ngắn nhất Cánh Diều


Đặc điểm hình dạng và kích thước của Châu Âu.


Các dạng địa hình chính

Trả lời câu hỏi trang 87 SGK  Địa lí 7

Đọc thông tin và quan sát hình 1.1, hãy:

- Cho biết châu Âu tiếp giáp với các biển, đại dương và châu lục nào.

- Trình bày đặc điểm hình dạng và kích thước của châu Âu.

Soạn Địa 7 Bài 1: Vị trí địa lí, phạm vi và đặc điểm tự nhiên Châu Âu - Cánh Diều

Lời giải:

- Từ hình 1.1, ta có thể thấy châu Âu tiếp giáp với các biển, đại dương và châu lục như sau:

+ Châu Âu tiếp giáp với các biển: Biển Ba-ren, biển Na Uy, biển Bắc, biển Ban-tích, biển Địa Trung Hải, biển Đen, biển Ca-xpi,...

+ Không chỉ tiếp giáp biển mà còn giáp các đại dương: Bắc Băng Dương và Đại Tây Dương.

+ Ngoài ra Châu Âu còn giáp châu lục là Châu Á.

- Châu Âu có đặc điểm hình dạng và kích thước là:

+ Về hình dạng: Lãnh thổ Châu Âu kéo dài về phía tây nam tựa như 1 bán đảo lớn của lục địa Á - Âu; có nhiều bán đảo do đường bờ biển bị cắt xẻ mạnh tạo thành, biển và vịnh biển ăn sâu vào đất liền, làm cho lãnh thổ châu lục có hình dạng lồi lõm phức tạp.

+ Về kích thước: Châu Âu có tổng diện tích trên 10 triệu km², chiếm 6,8% diện tích đất liền của Trái Đất.

Trả lời câu hỏi 1 trang 89 SGK Địa lí 7

Đọc thông tin và quan sát hình 1.1, hãy:

- Kể tên các dãy núi, đồng bằng lớn của châu Âu.

- Phân tích đặc điểm các khu vực địa hình chính của châu Âu.

Soạn Địa 7 Bài 1: Vị trí địa lí, phạm vi và đặc điểm tự nhiên Châu Âu - Cánh Diều (ảnh 2)

Lời giải:

- Từ hình 1.1, ta có thể thấy các dãy núi và đồng bằng lớn của châu Âu như sau:

+ Châu Âu có các dãy núi như: D. An-pơ, D. Xcan-đi-na-vi, D. U-ran, D. Cac-pát, D. Cap-ca,...

+ Châu Âu có các đồng bằng như: ĐB. Bắc Âu, ĐB. Đông Âu,...

- Châu Âu có 2 khu vực địa hình chính và đặc điểm các khu vực đó là:

Khu vực đồng bằng:

+ Phân bố chủ yếu ở phía đông của châu lục, khu vực đồng bằng chiếm 2/3 diện tích.

+ Các đồng bằng này xen kẽ giữa các vùng đất thấp hoặc thung lũng rộng và thực chất là một miền đồi lượn sóng thoải.

Khu vực miền núi: Gồm núi già và núi trẻ.

+ Khu vực núi già: chủ yếu là núi trung bình và núi thấp với đỉnh tròn, sườn thoải. Ở khu vực này có nhiều suối nước nóng và nằm ở phía bắc và vùng trung tâm của châu lục.

+ Khu vực núi trẻ: Núi trẻ có độ cao trung bình, núi cao trên 2000m chỉ chiếm khoảng 1,5% diện tích lãnh thổ. Khu vực núi trẻ tập trung ở phía nam châu lục


Đặc điểm phân hóa khí hậu

Trả lời câu hỏi 2 trang 89  Địa lí 7

Đọc thông tin và quan sát hình 1.3, hãy phân tích sự phân hóa khí hậu ở châu Âu.

Soạn Địa 7 Bài 1: Vị trí địa lí, phạm vi và đặc điểm tự nhiên Châu Âu - Cánh Diều (ảnh 3)

Lời giải:

Từ hình 1.3, sự phân hóa khí hậu ở châu Âu rất đa dạng với 3 đới khí hậu chính là: Đới khí hậu cực và cận cực, đới khí hậu ôn đới và đới khí hậu cận nhiệt đới.

- Đới khí hậu cực và cận cực:

+ Đới khí hậu này chiếm một dải hẹp ở Bắc Âu.

+ Những nước nằm trong khu vực này có mùa đông không quá lạnh, mùa hạ mát và ẩm. Lượng mưa trong năm ít.

- Đới khí hậu ôn đới: chiếm phần lớn lãnh thổ và có sự phân hóa rõ rệt, bao gồm phần Tây Âu, Trung Âu và Đông Âu. 

+ Ở khu vực Tây Âu và Trung Âu: Có kiểu khí hậu ôn đới hải dương do chịu ảnh hưởng trực tiếp của dòng biển nóng Bắc Đại Tây Dương kết hợp với gió Tây ôn đới từ biển thổi vào. Những nước nằm trong khu vực này có mùa hạ mát, mùa đông không lạnh lắm, mưa quanh năm với lượng mưa tương đối lớn.

+ Khu vực Đông Âu: Có kiểu khí hậu ôn đới lục địa khô và lạnh, mưa ít do ảnh hưởng của gió Tây ôn đới. Mùa đông càng lạnh hơn khi càng vào sâu trong lục địa, kiểu khí hậu này có lượng mưa rất ít.

- Đới khí hậu cận nhiệt đới: 

+ Đới khí hậu này nằm ở Nam Âu với kiểu khí hậu cận nhiệt địa trung hải.

+ Do ảnh hưởng của áp cao cận nhiệt đới nên mùa hạ nóng và khô; mùa đông thời tiết không lạnh lắm và mưa nhiều do ảnh hưởng của gió Tây ôn đới.

- Các khu vực núi cao còn có sự phân hóa theo đai cao do ảnh hưởng của địa hình. Trên một số đỉnh núi nhiệt độ xuống thấp, có băng tuyết phủ.


Các sông lớn

Trả lời câu hỏi trang 90  Địa lí 7

Quan sát hình 1.1, hãy xác định các sông lớn của châu Âu: Rai-nơ, Đa-nuýp, Vôn-ga

Soạn Địa 7 Bài 1: Vị trí địa lí, phạm vi và đặc điểm tự nhiên Châu Âu - Cánh Diều (ảnh 4)

Lời giải:

Từ quan sát hình 1.1, ta có thể xác định các sông lớn của châu Âu bằng cách khoanh đỏ các sông Rai-nơ, Đa-nuýp và Vôn-ga 

Soạn Địa 7 Bài 1: Vị trí địa lí, phạm vi và đặc điểm tự nhiên Châu Âu - Cánh Diều (ảnh 5)

Các đới khí hậu

Trả lời câu hỏi trang 91 SGK Địa lí 7

Đọc thông tin và quan sát hình 1.1 hãy phân tích đặc điểm các đới thiên nhiên của châu Âu.

Soạn Địa 7 Bài 1: Vị trí địa lí, phạm vi và đặc điểm tự nhiên Châu Âu - Cánh Diều (ảnh 6)

Lời giải:

Từ hình 1.1, ta có thể thấy thiên nhiên châu Âu phân hóa thành ba đới rõ rệt gồm đới lạnh, đới ôn hòa và đới nóng.

- Về đới lạnh: 

+ Đới lạnh phân bố chủ yếu ở Bắc Âu tuy nhiên chiếm diện tích không đáng kể

+ Khí hậu lạnh và ẩm quanh năm do nằm ở vùng vĩ độ cao.

+ Rêu và địa y là thực vật chủ yếu ở nơi đây.

+ Chuột Lem – mút, chó sói, chồn, cú bắc cực,... là những động vật thường gặp nhất còn thành phần loài ở nơi đây rất nghèo

- Về đới ôn hòa:

+ Đới ôn hòa phân bố phần lớn bán đảo Xcan-đi-na-vi, Tây Âu, Trung Âu và một phần ở Đông Âu.

+ Thực vật nơi đây rất đa dạng: Ven biển phía tây có rừng lá rộng, rừng hỗn hợp, vào sâu trong nội địa là rừng lá kim, thảo nguyên.

+ Ở phía đông nam, cảnh quan chủ yếu là thảo nguyên và bán hoang mạc. Ở đây có mùa đông ngắn dần, mùa hạ nóng, lượng mưa ít.

+ Một số động vật chủ yếu là: nai sừng tấm, sóc, gấu nâu, linh miêu,..

- Về đới nóng: 

+ Đới khí hậu này phân bố ở khu vực Nam Âu, ven Địa Trung Hải.

+ Các kiểu rừng thưa và cây bụi cứng như: sồi, nguyệt quế, ô liu, thông, tuyết tùng,.. là thực vật phổ biến nơi đây

+ Các loài bò sát là động vật chủ yếu, một số con vật nổi bật là: Thằn lằn, tắc kè, rùa, chim…


Luyện tập

Giải bài luyện tập trang 91 SGK Địa lí 7

Tại sao ở châu Âu, càng vào sâu trong nội địa lượng mưa càng giảm nhiệt độ càng tăng?

Lời giải:

- Ảnh hưởng của biển và của khối khí hải dương yếu dần khi càng vào sâu trong đất liền.

- Lượng mưa giảm đi và nhiệt độ tăng do ảnh hưởng của gió Tây ôn đới giảm, tính chất lục địa tăng.

Từ hai tính chất trên nên ở châu Âu, càng vào sâu trong nội địa lượng mưa càng giảm nhiệt độ càng tăng do:


Vận dụng

Giải bài vận dụng trang 91 SGK Địa lí 7

Hãy thu thập thông tin về một trong các con sông lớn của châu Âu: Rai-nơ, Đa-nuýp, Von-ga.

Lời giải:

Con sông Volga tọa lạc ở phía Tây Bắc của thủ đô nước Nga, dòng sông này có nguồn gốc từ đồi Valdai. Đây là dòng sông nằm các thành phố Saint- Petersburg 320km đường bộ được chia thành khá nhiều nhóm nhỏ khác nhau. Những nhánh nhỏ này có nhiệm vụ tưới tiêu cho phần lớn miền Tây nước Nga. Dòng sông huyền thoại này còn gắn liền với cuộc sống người dân Matxcova và in sâu trong tiềm thức mỗi người. Tình cảm sâu đậm với con nổi tiếng ở Nga còn hóa thành vần thơ, ngân vang trong lời bài hát về sông Volga của các nhà thơ nhạc sĩ nổi tiếng xứ sở Bạch Dương

>>> Xem toàn bộ: Soạn Địa 7 Cánh diều

-----------------------------

Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn [Sách mới] Soạn Địa 7 Bài 1 Cánh diều: Vị trí địa lí, phạm vi và đặc điểm tự nhiên Châu Âu trong bộ SGK Cánh Diều theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Top lời giải đã có đầy đủ các bài soạn cho các môn học trong các bộ sách mới Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Top lời giải để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 23/06/2022 - Cập nhật : 11/10/2022