logo

Soạn Địa 10 Bài 6 ngắn nhất: Hệ quả chuyển động xung quanh Mặt Trời của Trái Đất

Soạn Địa 10 Bài 6 ngắn nhất: Hệ quả chuyển động xung quanh Mặt Trời của Trái Đất

Trong bài học này Top lời giải sẽ cùng các bạn Tổng hợp kiến thức và trả lời toàn bộ các câu hỏi Bài 6: Hệ quả chuyển động xung quanh Mặt Trời của Trái Đất trong sách giáo khoa Địa lí 10. Ngoài ra chúng ta sẽ cùng nhau trả lời thêm các câu hỏi củng cố bài học và thực hành với các bài tập trắc nghiệm thường xuất hiện trong đề kiểm tra.

Giờ chúng ta cùng nhau bắt đầu học bài nhé:

MỤC TIÊU BÀI HỌC:

- Trình bày và giải thích được các hệ quả chuyển động xung quanh Mặt Trời của Trái Đất: chuyển động biểu kiến hàng năm của Mặt Trời; các mùa


Hướng dẫn Soạn Địa 10 Bài 6 ngắn nhất

Câu hỏi Địa Lí 10 Bài 6 trang 22: Dựa vào hình 6.1 và kiến thức đã học, hãy xác định khu vực nào trên Trái Đất có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh mỗi năm hai lần? Nơi nào chỉ một lần? Khu vực nào không có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh? Tại sao?

Soạn Địa 10 Bài 6 ngắn nhất: Hệ quả chuyển động xung quanh Mặt Trời của Trái Đất (ảnh 2)

Trả lời:

- Khu vực có Mặt Trời lên thiên đỉnh hai lần: nội 2 chí tuyến Bắc Nam.

- Khu vực có Mặt Trời lên thiên đỉnh một lần: hai đường chí tuyến.

- Khu vực không có Mặt Trời lên thiên đỉnh: từ ngoài hai chí tuyến về hai cực.

Vì trục Trái Đất nghiêng so với mặt phẳng quỹ đạo 66º33’, để tạo góc 90º thì góc phụ phải là 23º27’, trong khi đó các địa điểm nằm ngoài chí tuyến đều vĩ độ lớn hơn 23º27’.

Soạn Bài 1 trang 24 ngắn nhất: Hãy giải thích câu ca dao Việt Nam:

"Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng

Ngày tháng mười chưa cười đã tối"

Trả lời

Việt Nam nằm ở bán cầu Bắc. Mùa hạ (đêm tháng năm) ngày dài hơn đêm. Mùa đông (tháng mười), ngày ngắn hơn đêm.

Soạn Bài 2 trang 24 ngắn nhất: Sự thay đổi các mùa có tác động thế nào đến cảnh quan thiên nhiên, hoạt động sản xuất và đời sống con người?

Trả lời:

- Cảnh quan thiên nhiên có sự thay đổi theo mùa, phụ thuộc vào điều kiện khí hậu từng mùa.

- Hoạt động sản xuất của con người bị chi phối bởi nhịp điệu mùa, đặc biệt với ngành nông nghiệp, trồng trọt và chăn nuôi phụ thuộc hoàn toàn vào điều kiện thời tiết.

Soạn Bài 3 trang 24 ngắn nhất: Giả sử Trái Đất không tự quay quanh trục mà chỉ chuyển động quanh Mặt Trời thì ở Trái Đất có ngày, đêm không? Nếu có thì thời gian ban ngày và ban đêm là bao nhiêu? Khi đó, ở bề mặt Trái Đất có sự sống không? Tại sao?

Trả lời:

- Trên Trái Đất vẫn có ngày đêm, nhưng độ dài ngày và đêm sẽ kéo dài 1 năm.

- Trong vòng nửa năm, nửa Trái Đất được Mặt Trời chiếu sáng sẽ rất nóng, còn nửa không được chiếu sáng sẽ rất lạnh, sẽ không tồn tại được sự sống.


Câu hỏi củng cố kiến thức Địa 10 Bài 6 hay nhất

Câu 1. Nếu Trái Đất chuyển động tịnh tiến xung quanh Mặt Trời nhưng không tự quay quanh trục thì sẽ có những hiện tượng gì xảy ra trên bề mặt Trái Đất?

Trả lời

– Trái Đất vẫn có ngày và đêm. Một năm chỉ có một ngày và một đêm.

– Ngày dài sáu tháng, đêm dài sáu tháng.

– Ban ngày, mặt đất sẽ tích tụ một lượng nhiệt rất lớn và nóng lên dữ dội. Ban đêm trở nên rất lạnh.

– Sự chênh lệch nhiệt độ rất lớn giữa ngày và đêm gây ra sự chênh lệch rất lớn về khí áp giữa hai nửa cầu ngày và đêm. Từ đó, hình thành những luồng gió cực mạnh.

– Bề mặt Trái Đất sẽ không còn sự sống.

Câu 2. Chuyển động biểu kiến hằng năm của Mặt Trời là gì? Hãy vẽ hình biểu diễn chuyển động biểu kiến của Mặt Trời trong năm và giải thích.

Trả lời

a) Chuyển động biểu kiến của Mặt Trời trong năm

Trong một năm, tia sáng mặt trời lần lượt chiếu thẳng góc với mặt đất ở các địa điểm trong khu vực giữa hai chí tuyến. Điều đó làm ta có cảm giác là Mặt Trời di chuyển. Nhưng trong thực tế, không phải là Mặt Trời di chuyển, mà là Trái Đất chuyển động tịnh tiến xung quanh Mặt Trời. Chuyển động không có thực đó của Mặt Trời được gọi là chuyển động biểu kiến hằng năm của Mặt Trời.

b) Vẽ hình và giải thích

– Vẽ hình:

Soạn Địa 10 Bài 6 ngắn nhất: Hệ quả chuyển động xung quanh Mặt Trời của Trái Đất (ảnh 3)

Đường biểu diễn chuyển động biểu kiến của Mặt Trời trong một năm

– Giải thích:

+ Ngày 21-3, tia sáng Mặt Trời chiếu thẳng góc vào Xích đạo và chuyển dần lên phía Bắc bán cầu.

+ Tới ngày 22-6, tia sáng Mặt Trời chiếu thẳng góc vào chí tuyến Bắc (23°27 B) rồi di chuyển về Xích đạo.

+ Tới ngày 23-9, tia sáng Mặt Trời chiếu thẳng góc vào Xích đạo lần 2 rồi di chuyển về phía Nam bán cầu.

+ Tới ngày 22-12, tia sáng Mặt Trời chiếu thẳng góc vào chí tuyến Nam (23°27 N) rồi di chuyển về Xích đạo và cứ như thế tiếp diễn, nên chúng ta có ảo tưởng là Mặt Trời di chuyển giữa hai chí tuyến.

+ Thực tế: Trái Đất chuyển động xung quanh Mặt Trời, trục Trái Đất nghiêng và có hướng không đổi hợp với mặt phẳng quỹ đạo một góc 66°33. Vì thế, tia sáng mặt trời chiếu thẳng góc tại các địa điểm trong phạm vi giữa hai chí tuyến.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 31/07/2023