logo

Soạn Địa 10 Bài 5 ngắn nhất: Vũ trụ. Hệ mặt trời và Trái đất. Hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái đất

Soạn Địa 10 Bài 5 ngắn nhất: Vũ trụ. Hệ mặt trời và Trái đất. Hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái đất

Trong bài học này Top lời giải sẽ cùng các bạn Tổng hợp kiến thức và trả lời toàn bộ các câu hỏi Bài 5: Vũ trụ. Hệ mặt trời và Trái đất. Hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái đất trong sách giáo khoa Địa lí 10. Ngoài ra chúng ta sẽ cùng nhau trả lời thêm các câu hỏi củng cố bài học và thực hành với các bài tập trắc nghiệm thường xuất hiện trong đề kiểm tra.

Giờ chúng ta cùng nhau bắt đầu học bài nhé:

MỤC TIÊU BÀI HỌC:

- Hiểu được khái quát về Vũ Trụ, Hệ mặt Trời, Trái Đất trong Hệ Mặt Trời

- Biết được vị trí của Trái Đất so với Mặt Trời


Hướng dẫn Soạn Địa 10 Bài 5 ngắn nhất

Câu hỏi Địa Lí 10 Bài 5 trang 19: Quan sát hình 5.2, nhận xét hình dạng quỹ đạo và hướng chuyển động của các hành tinh.

Soạn Địa 10 Bài 5 ngắn nhất: Vũ trụ. Hệ mặt trời và Trái đất. Hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái đất (ảnh 2)

Trả lời:

- Quỹ đạo của các hành tinh có hình elip.

- Hướng chuyển động của các hành tinh đều ngược chiều kim đồng hồ.

Soạn Bài 1 trang 21 ngắn nhất: Vũ trụ là gì? Hệ Mặt Trời là gì? Em có biết những hiểu biết gì về Trái Đất trong Hệ Mặt Trời?

Trả lời:

- Vũ trụ là khoảng không gian vô tận chứa các thiên hà, mỗi thiên hà gồm nhiều thiên thể và khí, bụi và bức xạ điện từ. Thiên hà chứa Mặt Trời và các hành tinh của nó được gọi là Dải Ngân Hà.

- Hệ Mặt Trời là một tập hợp các thiên thể nằm trong Dải Ngân Hà, gồm có Mặt Trời ở trung tâm và các thiên thể chuyển động xung quanh và các đám bụi khí.

- Trái Đất là một hành tinh trong hệ Mặt Trời, vừa tự quay vừa chuyển động xung quanh Mặt trời, cách Mặt Trời 149,6 triệu km. Trái Đất nhận được lượng nhiệt và ánh sáng Mặt Trời vừa đủ để tồn tại sự sống.

Soạn Bài 2 trang 21 ngắn nhất: Hãy trình bày các hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất?.

Trả lời:

- Sự luân phiên ngày, đêm: Vì Trái Đất hình khối cầu và Trái Đất tự quay quanh trục nên tất cả mọi nơi trên Trái Đất đều lần lượt luân phiên ngày đêm.

- Giờ trên Trái Đất và đường chuyển ngày quốc tế:

+ Trái Đất hình cầu và tự quay từ tây sang đông nên mỗi mơi sẽ nhìn thấy Mặt Trời ở các độ cao khác nhau, mỗi địa điểm sẽ có giờ khác nhau.

+ Người ta chia bề mặt Trái Đất thành 24 múi giờ, mỗi múi rộng 15 kinh tuyến, giờ múi số 0 được lấy làm giờ quốc tế (GMT), Việt Nam thuộc múi giờ số 7.

+ Người ta quy định lấy kinh tuyến 1800 qua giữa múi giờ số 12 làm đường chuyển ngày quốc tế, đi từ phía tây sang phía đông qua kinh tuyến 1800 thì lùi lại một ngày lịch.

- Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể: khi Trái Đất quay quanh trục thì mọi vật di chuyển trên bề mặt có sự lệch hướng so với hướng chuyển động ban đầu. Ở bán cầu Bắc vật chuyển động bị lệch về bên phải, ở bán cầu Nam vật chuyển động bị lệch về bên trái.

Soạn Bài 3 trang 21 ngắn nhất: Căn cứ vào bản đồ các múi giờ, hãy tính giờ và ngày ở Việt Nam, biết rằng ở thời điểm đó, giờ GMT đang là 24h ngày 31-12.

Soạn Địa 10 Bài 5 ngắn nhất: Vũ trụ. Hệ mặt trời và Trái đất. Hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái đất (ảnh 3)

Trả lời:

Tại thời điểm giờ GMT là 24h ngày 31-12 thì ở Việt Nam là 7h ngày 1-1.


Câu hỏi củng cố kiến thức Địa 10 Bài 5 hay nhất

Câu 1. Phân biệt giờ địa phương và giờ khu vực. Tại sao trên Trái Đất lại có đường chuyển ngày quốc tế?

Trả lời

* Phân biệt giờ địa phương và giờ khu vực

– Giờ địa phương:

+ Ở cùng một thời điểm, mỗi địa phương có một giờ riêng.

+ Giờ địa phương được thống nhất ở tất cả các địa điểm nằm trên cùng một kinh tuyến. Nó được xác định căn cứ vào vị trí của Mặt Trời trên bầu trời nên còn gọi là giờ Mặt Trời.

– Giờ khu vực:

+ Để tiện cho việc tính giờ và giao lưu quốc tế, người ta quy định giờ thống nhất cho từng khu vực trên Trái Đất (quy ước 24 khu vực theo kinh tuyến gọi là 24 múi giờ, giờ chính thức là giờ địa phương của kinh tuyến đi qua chính giữa khu vực)

+ Các múi giờ đánh số từ 0 đến 24. Khu vực đánh số 0 gọi là khu vực giờ gốc (có đường kinh tuyến gốc đi qua đài thiên văn Grinuych ở Anh).

* Giải thích

– Trái Đất hình cầu nên khu vực giờ 0 và 24 trùng nhau. Vì thế, cần có đường chuyển ngày quốc tế.

– Người ta quy định lấy kinh tuyến 180° qua giữa múi giờ số 12 ở Thái Bình Dương làm đường đổi ngày quốc tế. Nếu đi từ phía tây sang phía đông qua kinh tuyến 180° thì lùi lại một ngày lịch, còn đi từ phía đông sang phía tây qua kinh tuyến 180l) thì tăng thêm một ngày lịch.

Câu 2. Hãy trình bày những căn cứ chứng tỏ Trái Đất là hành tinh duy nhất trong hệ Mặt Trời có sự sống tồn tại.

Trả lời

Trong hệ Mặt Trời, Trái Đất là hành tinh có sự sống là do:

– VỊ trí: Khoảng cách trung bình từ Trái Đất đến Mặt Trời là 149,6 triệu km. Khoảng cách đó cùng với sự tự quay quanh trục và quanh Mặt Trời làm cho Trái Đất nhận được lượng nhiệt và ánh sáng phù hợp để sự sống có thể phát sinh và phát triển.

– Khối lượng và kích thước: vừa đủ lớn để tạo ra lực hấp dẫn để giữ tầng khí quyển bao quanh Trái Đất, làm cho Trái Đất có sự sống tồn tại.

+ Cung cấp cho sinh vật: nitơ, ôxy, hơi nước,…

+ Điều hòa nhiệt độ: ngày – đêm, giữa các mùa.

+ Bảo vệ sinh vật trên mặt đất: hấp thụ tia tử ngoại, tránh sự phá hoại của các thiên thạch,…

– Chuyển động tự quay quanh trục: Thời gian Trái Đất tự quay một vòng quanh trục là 24 giờ, vừa đủ để tạo nhịp điệu ngày – đêm, do đó mà nhiệt độ giữa ngày – đêm được điều hòa, tạo điều kiện cho sự sống tồn tại.

– Chuyển động Trái Đất xung quanh Mặt Trời:

+ Trái Đất chuyển động tịnh tiến quanh Mặt Trời theo một quỹ đạo có hình elip gần tròn.

+ Trong khi chuyển động trên quỹ đạo (quanh Mặt Trời), trục Trái Đất luôn nghiêng so với mặt phẳng quỹ đạo một góc là 66°33 và không đổi phương, đã tạo điều kiện cho góc nhập xạ của ánh sáng. Mặt Trời vào các ngày chí lên tới 1 góc 90° ở đường chí tuyến Bắc hoặc Nam, làm cho các vùng vĩ độ cao có nhiệt độ điều hòa, tạo cho sự sống tồn tại và phát triển.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 31/07/2023