logo

[Sách mới] Soạn Địa 10 Bài 3 Cánh diều: Trái Đất. Thuyết kiến tạo mảng

Hướng dẫn Soạn Sử 10 Bài 3: Trái Đất. Thuyết kiến tạo mảng bám sát nội dung SGK Địa lí 10 trang 11, 12, 13 bộ Cánh Diều theo chương trình sách mới.

Bài 3: Trái Đất. Thuyết kiến tạo mảng trang 11, 12, 13 SGK Địa lí 10 Cánh Diều

>>> Xem thêm: Tóm tắt Lý thuyết Địa 10 Bài 3 ngắn nhất Cánh Diều


1. Nguồn gốc hình thành Trái Đất

Trả lời câu hỏi trang 11 SGK Địa lí 10

Đọc thông tin và quan sát hình 3.1, hãy trình bày nguồn gốc hình thành Trái Đất.

Lời giải

Có rất nhiều giả thuyết khác nhau về nguồn hình thành Trái Đất, tuy vậy, Trái Đất được hình thành như sau: 

- Ban đầu, Trái Đất tồn tại như một đám mây bụi và khí lớn. Đám mây này quay tròn và có dạng đĩa do Mặt trời tạo ra . Nó được tạo ra bởi hydro và heli từ một Big Bang (một vụ nổ lớn). Bên cạnh đó, nó còn chứa các nguyên tố hóa học từ các ngôi sao đã chết khác.

- Lực hấp dẫn và quán tính làm đám mây trở nên phẳng như hình dạng một cái đĩa, vuông góc với trục quay của nó, đồng thời khối bụi lớn nhất tập trung vào trung tâm, nóng lên và cô đặc lại tạo thành Mặt Trời.

- Phần còn lại xung quanh tạo thành các vành xoắn ốc, sau đó kết tụ lại dưới tác dụng của trọng lực và trở thành các hành tinh, trong đó có Trái Đất.


2. Vỏ Trái Đất. Vật liệu cấu tạo vỏ Trái Đất

Trả lời câu hỏi trang 12 SGK Địa lí 10

Đọc thông tin và quan sát hình 3.2, hãy trình bày đặc điểm của vỏ Trái Đất và các vật liệu cấu tạo vỏ Trái Đất.

Soạn Địa 10 Bài 1: Trái Đất. Thuyết kiến tạo mảng - Cánh Diều

Lời giải 

* Đặc điểm của vỏ Trái Đất:

- Nằm ở ngoài cùng của Trái Đất gồm vỏ lục địa và vỏ đại dương.

- Độ dày dao động từ 5km (ở đại dương) đến 70 km (ở lúc địa)

* Các vật liệu cấu tạo vỏ Trái Đất: khoáng vật và đá.

- Khoáng vật trên Trái Đất có trên 5000 loại với 90% là nhóm khoáng vật si-li-cat.

- Ba loại đá cấu tạo lên vỏ trái đất gồm 95% là đá mac-ma (gra-nit, badan) và đá biến chất (đá ga-nai, đá hoa), còn lại là đá trầm tích (đá sét, đá vôi).


3. Thuyết kiến tạo mảng

Trả lời câu hỏi trang 13 SGK Địa lí 10

Đọc thông tin và quan sát hình 3.3, 3.4, hãy:

- Trình bày khái quát thuyết kiến tạo mảng.

- Giải thích nguyên nhân hình thành các dãy núi trẻ, các vành đai động đất, núi lửa.

Soạn Địa 10 Bài 1: Trái Đất. Thuyết kiến tạo mảng - Cánh Diều (ảnh 2)
Soạn Địa 10 Bài 1: Trái Đất. Thuyết kiến tạo mảng - Cánh Diều (ảnh 3)

Lời giải

- Khái quát thuyết kiến tạo mảng:

+ Thạch quyển gồm một số mảng kiến tạo, các mảng này có bộ phận nổi cao trên mực nước biển gọi là lục địa, các đảo và có bộ phận trũng, thấp bị nước bao phủ gọi là đại dương.

+ Hoạt động của các dòng đối lưu vật chất quánh dẻo và có nhiệt độ cao trong lớp man-ti, các mảng kiến tạo không đứng yên mà dịch chuyển.

+ Mỗi mảng kiến tạo này đều trôi nổi rất chậm và di chuyển độc lập. Khi dịch chuyển có thể xảy ra các hiện tượng như tách rời nhau, xô vào nhau…

- Nguyên nhân hình thành các dãy núi trẻ, các vành đai động đất, núi lửa: Do trong khi dịch chuyển, các mảng kiến tạo xảy ra các hiện tượng như kể trên nên kết quả là tạo ra các sống núi ngầm, động đất, núi lửa, các dãy núi trẻ…


Luyện tập

Trả lời câu hỏi trang 13 SGK Địa lí 10

Hãy phân biệt vỏ lục địa và vỏ đại dương.

Lời giải

Phân biệt vỏ lục địa và vỏ đại dương:

Tiêu chí

Vỏ lục địa

Vỏ đại dương

Độ dày

70 km

5 km

Đá cấu tạo chủ yếu

Đá Granit

Đá Badan


Vận dụng

Trả lời câu hỏi trang 13 SGK Địa lí 10

Hãy cho biết Việt Nam thuộc mảng kiến tạo nào?

Lời giải 

Việt Nam thuộc mảng kiến tạo Á – Âu.

>>> Xem toàn bộ: Soạn Địa 10 Cánh diều

-----------------------------

Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn Soạn Địa 10 Bài 3: Trái Đất. Thuyết kiến tạo mảng trong bộ SGK Cánh Diều theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Top lời giải đã có đầy đủ các bài soạn cho các môn học trong các bộ sách mới Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Top lời giải để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 23/06/2022 - Cập nhật : 29/09/2022