logo

Soạn Địa 10 Bài 17 ngắn nhất: Thổ nhưỡng quyển. Các nhân tố hình thành thổ nhưỡng

Soạn Địa 10 Bài 17 ngắn nhất: Thổ nhưỡng quyển. Các nhân tố hình thành thổ nhưỡng

Trong bài học này Top lời giải sẽ cùng các bạn Tổng hợp kiến thức và trả lời toàn bộ các câu hỏi Bài 17: Thổ nhưỡng quyển. Các nhân tố hình thành thổ nhưỡng trong sách giáo khoa Địa lí 10. Ngoài ra chúng ta sẽ cùng nhau trả lời thêm các câu hỏi củng cố bài học và thực hành với các bài tập trắc nghiệm thường xuất hiện trong đề kiểm tra.

Giờ chúng ta cùng nhau bắt đầu học bài nhé:

MỤC TIÊU BÀI HỌC:

- Biết khái niệm đất (thổ nhưỡng), thổ nhưỡng quyển.

- Trình bày được vai trò của các nhân tố hình thành đất


Hướng dẫn Soạn Địa 10 Bài 17 ngắn nhất

Câu hỏi Địa Lí 10 Bài 17 trang 63: Từ vị trí lớp phủ thổ nhưỡng (hình 17), hãy cho biết vai trò của lớp phủ thổ nhưỡng đối với hoạt động sản xuất và đời sống con người.

Soạn Địa 10 Bài 17 ngắn nhất: Thổ nhưỡng quyển. Các nhân tố hình thành thổ nhưỡng (ảnh 3)

Trả lời:

Là nơi cư trú của con người, là môi trường của các loài sinh vật để tạo cơ sở cho con người tiến hành các hoạt động sản xuất.

Câu hỏi Địa Lí 10 Bài 17 trang 64: Hãy lấy một vài ví dụ về ảnh hưởng của đá mẹ đến đặc điểm của đất mà em biết.

Trả lời:

Đá mẹ là cơ sở để hình thành các loại đất, đá granit hình thành nên đất có màu xám, chua, có nhiều cát, đá badan hình thành nên đất có màu nâu đỏ.

Câu hỏi Địa Lí 10 Bài 17 trang 64: Các kiểu khí hậu khác nhau trên Trái Đất có tham gia vào sự hình thành các loại đất khác nhau không? Hãy lấy ví dụ chứng minh.

Trả lời:

Các kiểu khí hậu khác nhau có tham gia vào sự hình thành các loại đất khác nhau.

Ví dụ ở vùng nhiệt đới ẩm hình thành đất feralit, vùng núi cao khí hậu lạnh hình thành đất mùn núi cao, vùng hoang mạc hình thành đất cát,...

Câu hỏi Địa Lí 10 Bài 17 trang 64: Tác động của sinh vật có gì khác với tác động của đá mẹ và khí hậu trong sự hình thành đất?

Trả lời:

- Đá mẹ quyết định thành phần khoáng vật.

- Khí hậu làm phá huỷ đá gốc và tạo điều kiện để sinh vật hình thành đất.

- Còn sinh vật đóng vai trò chủ đạo trong việc cung cấp vật chất hữu cơ và thay đổi tính chất đất.

Câu hỏi Địa Lí 10 Bài 17 trang 65: Tác động của con người trong hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp có thể làm biến đổi tính chất đất không? Hãy cho ví dụ chứng minh.

Trả lời:

- Trong sản xuất nông, lâm nghiệp con người có thể làm biến đổi tính chất đất.

- Ví dụ con người bón phân để tăng độ phì đất, bón vôi, thau chua rửa mặn, ngoài ra phá rừng để đất trống đồi trọc gây xói mòn, khiến đất bị bạc màu.

Soạn Bài 1 trang 65 ngắn nhất: Nêu khái niệm và đặc trưng cơ bản của đất.

Trả lời:

- Đất là lớp vật chất tơi xốp ở bề mặt lục địa.

- Độ phì là đặc trưng cơ bản của đất, đó là khả năng cung cấp nước, nhiệt, khí và các chất dinh dưỡng cần thiết cho thực vật sinh trưởng và phát triển.

Soạn Bài 2 trang 65 ngắn nhất: Căn cứ vào đâu để phân biệt đất với các vật thể tự nhiên khác như: đá, nước, sinh vật?

Trả lời:

Căn cứ vào đặc trưng của đất là độ phì.

Soạn Bài 3 trang 65 ngắn nhất: Trình bày tóm tắt vai trò của từng nhân tố trong quá trình hình thành đất.

Trả lời:

- Đá mẹ là nguồn cung cấp vật chất vô cơ cho đất, quyết định thành phần khoáng vật.

- Khí hậu làm phá huỷ đá gốc và tạo điều kiện để sinh vật hình thành đất.

- Sinh vật đóng vai trò chủ đạo trong việc cung cấp vật chất hữu cơ và thay đổi tính chất đất.

- Địa hình ảnh hưởng đến quá trình hình thành đất nhanh hay chậm.

- Thời gian là điều kiện để đất được hình thành.

- Hoạt động của con người có thể làm thay đổi tính chất đất.


Câu hỏi củng cố kiến thức Địa 10 Bài 17 hay nhất

Câu hỏi: Trình bày các nhân tố ảnh hưởng tới quá trình hình thành đất.

Trả lời

– Đá mẹ: cung cấp vật chất vô cơ cho đất, quyết định thành phần khoáng vật, thành phần cơ giới và ảnh hưởng trực tiếp tới các tính chất lí, hoá của đất.

– Khí hậu

+ Ảnh hưởng trực tiếp bởi các yếu tố nhiệt, ẩm: Đá gốc à bị phá hủy à đất

+ Ảnh hưởng gián tiếp qua chuỗi tác động: Khí hậu® thực vật® đất.

– Sinh vật

+ Thực vật: Cung cấp vật chất hữu cơ cho đất, phá huỷ đá.

+ Vi sinh vật: Phân giải xác vật chất hữu cơ và tổng hợp thành mùn.

+ Động vật: Góp phần làm thay đổi tính chất của đất.

– Địa hình:

+ Vùng núi: Lớp đất mỏng và bạc màu.

+ Vùng bằng phẳng: Đất màu mỡ.

– Thời gian: Đất có tuổi già nhất ở miền nhiệt đới và cận nhiệt, tuổi trẻ nhất ở cực và ôn đới.

– Con người.

+  Tích cực: nâng cao độ phì, chống xói mòn.

+ Tiêu cực: đất bị xói mòn, bạc màu, mất cấu tượng, gián đoạn hoặc thay đổi hướng phát triển của đất…

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 31/07/2023