logo

[Sách mới] Soạn Địa 10 Bài 16 Cánh diều: Dân số và gia tăng dân số. Cơ cấu dân số

Hướng dẫn Soạn Địa 10 Bài 16: Dân số và gia tăng dân số. Cơ cấu dân số bám sát nội dung SGK Địa lí 10 trang 58, 59, 60, 61 bộ Cánh Diều theo chương trình sách mới.

Bài 16: Dân số và gia tăng dân số. Cơ cấu dân số trang 58, 59, 60, 61 SGK Địa lí 10 Cánh Diều

>>> Xem thêm: Tóm tắt Lý thuyết Địa 10 Bài 16 ngắn nhất Cánh Diều


1. Đặc điểm và tình hình phát triển dân số trên thế giới

Trả lời câu hỏi trang 58 SGK Địa lí 10

Câu 1: Đọc thông tin trong mục 1, hãy trình bày đặc điểm dân số thế giới. Lấy ví dụ minh họa.

Lời giải

Đặc điểm của dân số thế giới:

- Quy mô dân số đông và vẫn tiếp tục tăng, đạt khoảng 7795 triệu người vào năm 2020, tăng 5259 triệu người so với năm 1950.

- Giữa các giai đoạn tốc độ gia tăng dân số có sự khác nhau:

+ Dân số thế giới tăng nhanh nhất vào giữa thế kỉ XX, dẫn đến hiện tượng bùng nổ dân số.

+ Từ giữa thế kỉ XX tới nay, tốc độ gia tăng dân số đã chậm lại, giai đoạn 2015 - 2020 chỉ tăng trung bình 1,1%/năm.

- Giữa các nhóm nước, các châu lục và các quốc gia, quy mô dân số không giống nhau

+ Năm 2020, nhóm nước đang phát triển chiếm 84%, châu Á chiếm 60%, 14 quốc gia đông dân chiếm 64% dân số thế giới.

+ Hai quốc gia có dân số đông nhất thế giới là Trung Quốc và Ấn Độ (chiếm 36%).

Câu 2:

Quan sát hình 16.1, hãy

- Cho biết thời gian để dân số thế giới tăng từ 1 000 triệu người đến 2 000 triệu người và từ 6 000 triệu người đến 7 000 triệu người.

- Rút ra nhận xét về tình hình phát triển của dân số trên thế giới.

Soạn Địa 10 Bài 16: Dân số và gia tăng dân số. Cơ cấu dân số - Cánh Diều

Lời giải

- Từ hình 16.1, ta có thể thấy thời gian dân số tăng từ 1 000 triệu người lên 2 000 triệu người là 123 năm (1804 – 1927); Từ 6 000 triệu người lên 7 000 triệu người là 12 năm (1999 – 2011).

- Từ đó ta có thể rút ra nhận xét về tình hình phát triển của dân số thế giới như sau:

+ Từ hình 16.1 ta có thể thấy quy mô dân số và tốc độ gia tăng dân số thế giới tăng nhanh và tăng liên tục đặc biệt từ nửa sau thế kỉ XX.

+ Thời gian dân số tăng thêm 1 000 triệu người ngày càng rút ngắn từ 123 năm (1804 – 1927) xuống còn 12 năm (1999 – 2011).


2. Gia tăng dân số

Trả lời câu hỏi trang 59 SGK Địa lí 10

Đọc thông tin, hãy: 

- Cho biết gia tăng dân số tự nhiên và gia tăng dân số cơ học khác nhau như thế nào.

- Giải thích vì sao dân số thế giới tăng hoàn toàn do gia tăng dân số tự nhiên.

Lời giải

- Sự khác nhau giữa gia tăng dân số tự nhiên và gia tăng dân số cơ học là:

+ Biểu hiện của gia tăng dân số tự nhiên là sự thay đổi dân số do chênh lệch giữa số sinh và số chết. 

+ Biểu hiện của gia tăng dân số cơ học là sự biến động dân số do chênh lệch giữa số đến và số đi.

- Dân số thế giới tăng hoàn toàn do gia tăng dân số tự nhiên vì: 

+ Gia tăng tự nhiên phụ thuộc vào tỉ suất sinh và tử, thay đổi theo thời gian và phụ thuộc vào trình độ phát triển của quốc gia, khu vực.

+ Còn gia tăng dân số cơ học chỉ tác động cục bộ tại quốc gia, khu vực và không ảnh hưởng đến quy mô dân số toàn thế giới.


3. Các nhân tố tác động đến gia tăng dân số

Trả lời câu hỏi trang 59 SGK Địa lí 10

Đọc thông tin, hãy phân tích một trong các nhân tố tác động đến gia tăng dân số. Lấy ví dụ minh họa.

Lời giải 

- Một trong những tác động đến gia tăng dân số là chính sách dân số:

+ Trong từng thời kì nhất định, chính sách dân số tác động tới gia tăng dân số ở mỗi nước.

+ Ở các nước đang phát triển có nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, mức sinh cao và thường áp dụng chính sách giảm dân số.

+ Tại các nước phát triển, nơi đó có trình độ phát triển kinh tế, trình độ dân trí cao, người dân không có nhiều nhu cầu sinh sản nên mức sinh thấp do đó cần các chính sách khuyến khích tăng mức sinh.

- Ví dụ minh họa: Giữa thế kỉ XX, Việt Nam vừa trải qua thời kì chiến tranh, kinh tế kiệt quệ, thiếu lao động sản xuất do tỉ lệ tử vong chiến tranh nhiều, nên Nhà nước đưa ra các chính sách khuyến khích sinh sản để cung cấp nguồn lao động cho phát triển kinh tế. Tuy nhiên, đến nửa sau thế kỉ XX, tỉ lệ gia tăng tự nhiên quá cao dẫn đến bùng nổ dân số, gây nhiều tác động tiêu cực đến kinh tế, nên Nhà nước điều chỉnh chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình, mỗi gia đình sinh 2 con để đảm bảo mức cân bằng dân số.


4. Cơ cấu dân số

Trả lời câu hỏi trang 60 SGK Địa lí 10

Đọc thông tin và quan sát hình 16.2, hãy:

- Cho biết cơ cấu sinh học bao gồm những loại cơ cấu nào. Phân biệt các loại cơ cấu đó.

- So sánh hình dạng ba kiểu tháp dân số.

Soạn Địa 10 Bài 16: Dân số và gia tăng dân số. Cơ cấu dân số - Cánh Diều (ảnh 2)

Lời giải

- Cơ cấu sinh học bao gồm cơ cấu dân số theo giới tính và cơ cấu dân số theo tuổi.

- Cách phân biệt giữa cơ cấu dân số theo giới tính và cơ cấu dân số theo tuổi:

+ Cơ cấu dân số theo giới tính biểu hiện tương quan giữa giới nam so với giới nữ hoặc từng giới với tổng số dân.

+ Cơ cấu dân số theo tuổi biểu hiện những nhóm người được sắp xếp theo những nhóm tuổi nhất định.

- Từ hình 16.2 ta có thể so sánh hình dạng ba kiểu tháp dân số như sau:

+ Tháp mở rộng: Có đáy tháp mở rộng, xu hướng thu hẹp dần tới đỉnh tháp.

+ Tháp ổn định: đáy tháp có xu hướng thu hẹp, mở rộng đỉnh tháp và phần thân, ba phần tháp khá cân đối.

+ Tháp thu hẹp: Có phần đỉnh tháp mở rộng và hẹp dần về phần đáy tháp.

Trả lời câu hỏi trang 61 SGK Địa lí 10

Đọc thông tin và quan sát hình 16.3, hãy:

- Phân biệt các loại cơ cấu xã hội của dân số.

- So sánh tỉ lệ dân số hoạt động theo khu vực kinh tế của các nước phát triển và các nước đang phát triển.

Soạn Địa 10 Bài 16: Dân số và gia tăng dân số. Cơ cấu dân số - Cánh Diều (ảnh 3)

Lời giải

- Từ hình 16.3 ta có thể phân biệt các loại cơ cấu xã hội dân số như sau:

+ Cơ cấu dân số theo lao động: thể hiện sự tương quan tỉ lệ giữa các bộ phận lao động trong tổng số lao động xã hội. Cơ cấu này cho biết nguồn lao động và dân số hoạt động theo khu vực kinh tế.

+ Cơ cấu dân số theo trình độ văn hóa: xác định dựa vào tỉ lệ biết chữ và số năm đi học trung bình.

- Tỉ lệ dân số hoạt động theo khu vực kinh tế của các nước phát triển và các nước đang phát triển:

+ Nhóm nước phát triển có tỉ lệ dân số hoạt động trong khu vực 3 cao nhất chiếm 74,1%, đứng thứ hai là khu vực 2 với 22,9%, khu vực 3 chiếm tỉ lệ nhỏ nhất 3%.

+ Nhóm nước đang phát triển có tỉ lệ dân số hoạt động trong khu vực 3 lớn nhất (44,8%), đứng thứ 2 trong cơ cấu và cao hơn các nước phát triển nhiều lần là khu vực 1 (chiếm 32,1%), khu vực 2 chiếm 23,1%.


Luyện tập

Trả lời câu hỏi trang 61 SGK Địa lí 10

Hãy vẽ sơ đồ thể hiện các loại cơ cấu dân số.

Lời giải

Sơ đồ các loại cơ cấu dân số

Soạn Địa 10 Bài 16: Dân số và gia tăng dân số. Cơ cấu dân số - Cánh Diều (ảnh 4)

Vận dụng

Trả lời câu hỏi trang 61 SGK Địa lí 10

Hãy tìm hiểu về cơ cấu dân số hoạt động theo khu vực kinh tế của nước ta.

Lời giải

Cơ cấu lao động phân theo khu vực kinh tế nước ta giai đoạn 2009 – 2019

(Đơn vị: %)

 

2009

2014

2018

2019

Tổng số

100,0

100,0

100,0

100,0

Nông, lâm nghiệp và thủy sản

53,9

46,3

37,7

35,3

Công nghiệp và xây dựng

20,3

21,4

26,7

29,2

Dịch vụ

25,8

32,3

35,6

35,3

>>> Xem toàn bộ: Soạn Địa 10 Cánh diều

-----------------------------

Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn Soạn Địa 10 Bài 16: Dân số và gia tăng dân số. Cơ cấu dân số trong bộ SGK Cánh Diều theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Top lời giải đã có đầy đủ các bài soạn cho các môn học trong các bộ sách mới Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Top lời giải để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 23/06/2022 - Cập nhật : 29/09/2022