logo

Giải bài tập SGK Địa 10 Bài 1 Chân trời sáng tạo ngắn nhất

Hướng dẫn Soạn Địa 10 Bài 1: Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ ngắn gọn nhất bám sát nội dung SGK Địa lí 10 trang 9, 10, 11, 12, 13 bộ Chân trời sáng tạo theo chương trình sách mới. Mời bạn đọc cùng tham khảo!

Bài 1: Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ trang 9, 10, 11, 12, 13 SGK Địa lí 10 Chân trời sáng tạo

>>> Xem thêm: Tóm tắt Lý thuyết Địa 10 Bài 1 Chân trời sáng tạo


I. Phương pháp kí hiệu

Trả lời câu hỏi trang 9 SGK Địa lí 10

Dựa vào hình 1.1, hình 1.2 và thông tin trong bài, em hãy:

- Cho biết các đối tượng địa lí nào được thể hiện bằng phương pháp kí hiệu.

- Chứng minh phương pháp kí hiệu không chỉ thể hiện được vị trí mà còn thể hiện được số lượng, cấu trúc, chất lượng,… của đối tượng địa lí.

Soạn Địa 10 Bài 1: Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ - Chân trời sáng tạo
Soạn Địa 10 Bài 1: Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ - Chân trời sáng tạo

Lời giải:

- Các đối tượng địa lí phân bố theo những điểm cụ thể như: sân bay, nhà máy điện, trung tâm công nghiệp, mỏ khoáng sản, cây trồng,… là đối tượng địa lí được thể hiện bằng các phương pháp kí hiệu.

- Không chỉ thể hiện được vị trí mà phương pháp kí hiệu còn thể hiện được số lượng, cấu trúc, chất lượng, … của đối tượng địa lí. Ví dụ:

+ Về số lượng: số lượng sân bay có trong thành phố được thể hiện qua số lượng kí hiệu máy bay ở TP. Hà Nội.

+ Về cấu trúc: cấu trúc các ngành kinh tế công nghiệp của TP. HCM được thể hiện qua kí hiệu các ngành kinh tế trong trung tâm công nghiệp thành phố.

+ Về chất lượng: các sân bay quốc tế được thể hiện qua kí hiệu máy bay màu đỏ thể hiện, các sân bay nội địa được thể hiện qua kí hiệu máy bay màu đen.


II. Phương pháp đường chuyển động

Trả lời câu hỏi trang 10 SGK Địa lí 10

Dựa vào hình 1.3 và thông tin trong bài, em hãy cho biết:

- Những đối tượng địa lí nào được thể hiện bằng phương pháp đường chuyển động.

- Phương pháp đường chuyển động thể hiện những đặc điểm nào của đối tượng địa lí.

Soạn Địa 10 Bài 1: Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ - Chân trời sáng tạo

Lời giải:

- Những đối tượng địa lí di chuyển trong không gian như: các loại gió, dòng biển, các luồng di dân, sự trao đổi hàng hóa,… là các đối tượng địa lí được thể hiện bằng phương pháp đường chuyển động.

- Không chỉ thể hiện hướng di chuyển mà phương pháp đường chuyển động còn cho biết khối lượng, tốc độ, … của đối tượng địa lí.


III. Phương pháp chấm điểm

Trả lời câu hỏi trang 10 SGK Địa lí 10

Dựa vào hình 1.4 và thông tin trong bài, em hãy cho biết những đối tượng địa lí nào được thể hiện bằng phương pháp chấm điểm.

Soạn Địa 10 Bài 1: Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ - Chân trời sáng tạo

Lời giải:

Những đối tượng phân bố không đều trong không gian như: điểm dân cư, cơ sở chăn nuôi,… là các đối tượng địa lí được thể hiện bằng phương pháp chấm điểm.


IV. Phương pháp khoanh vùng

Trả lời câu hỏi trang 11 SGK Địa lí 10

Dựa vào hình 1.5, em hãy cho biết phương pháp khoanh vùng biểu hiện được những đặc điểm nào của đối tượng địa lí.

Soạn Địa 10 Bài 1: Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ - Chân trời sáng tạo

Lời giải:

Không gian phân bố của đối tượng địa lí như: vùng phân bố các dân tộc, vùng trồng lúa, vùng chăn nuôi bò, … là đặc điểm được biểu hiện qua phương pháp khoanh vùng. 


V. Phương pháp bản đồ - biểu đồ

Trả lời câu hỏi trang 12 SGK Địa lí 10

Dựa vào hình 1.6 và thông tin trong bài, em hãy cho biết:

- Sản lượng thủy sản của các tỉnh nước ta được thể hiện trên hình 1.6 bằng phương pháp nào.

- Phương pháp bản đồ - biểu đồ thể hiện được những đặc điểm nào của đối tượng địa lí.

Lời giải:

- Trên hình 1.6 phương pháp bản đồ - biểu đồ thể hiện sản lượng thủy sản của các tỉnh nước ta.

- Những đặc điểm của đối tượng địa lí được thể hiện qua phương pháp bản đồ - biểu đồ là: giá trị tổng cộng của các đối tượng địa lí trên 1 đơn vị lãnh thổ, sự phân bố của các đối tượng đó trong không gian.


Luyện tập

Giải bài tập trang 13 SGK Địa lí 10

Em hãy phân biệt những phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ theo bảng gợi ý:

Phương pháp

Đối tượng biểu hiện

Cách thức biểu hiện

Phương pháp kí hiệu

?

?

Phương pháp đường chuyển động

?

?

Phương pháp chấm điểm

?

?

Phương pháp khoanh vùng

?

?

Phương pháp bản đồ - biểu đồ

?

?

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức đã học về các phương pháp kí hiệu bản đồ.

Lời giải:

Phương pháp

Đối tượng biểu hiện

Cách thức biểu hiện

Phương pháp kí hiệu Các đối tượng địa lí phân bố theo những điểm cụ thể như: sân bay, nhà máy điện, trung tâm công nghiệp, mỏ khoáng sản, cây trồng, ...

- Các kí hiệu được đặt chính xác vào vị trí phân bố của đối tượng trên bản đồ.

- Bao gồm 3 dạng kí hiệu: hình học, chữ và tượng hình.

Phương pháp đường chuyển động Các đối tượng địa lí di chuyển trong không gian như: các loại gió, dòng biển, các luồng di dân, sự trao đổi hàng hóa, … Kí hiệu bắng các mũi tên có độ dài, ngắn, dày, mảnh khác nhau.
Phương pháp chấm điểm Các đối tượng phân bố không đều trong không gian như điểm dân cư, cơ sở chăn nuôi, … Kí hiệu bắng ác điểm chấm với giá trị nhất định.
Phương pháp khoanh vùng Không gian phân bố của đối tượng địa lí như: vùng phân bố các dân tộc, vùng trồng lúa, vùng chăn nuôi bò, ... Vùng phân bố được giới hạn bằng các đường viền, tô màu, kẻ vạch (chải nét) hay các kí hiệu được bố trí đều đặn trong phạm vi vùng phân bố.
Phương pháp bản đồ - biểu đồ Sự phân bố của các đối tượng đó trong không gian và giá trị tổng cộng của các đối tượng địa lí trên 1 đơn vị lãnh thổ. Đặt các dạng biểu đồ khác nhau vào phạm vi của đơn vị lãnh thổ đó.

Vận dụng

Giải bài tập trang 13 SGK Địa lí 10

Theo em, để thể hiện tổng diện tích và tổng sản lượng lúa của một đơn vị hành chính trên bản đồ, ta nên sử dụng phương pháp nào? Vì sao?

Lời giải:

- Nên sử dụng phương pháp bản đồ - biểu đồ để thể hiện tổng diện tích và tổng sản lượng lúa của một đơn vị hành chính trên bản đồ.

- Bởi vì phương pháp bản đồ - biểu đồ vừa thể hiện được sự phân bố của các đối tượng đó trong không gian (theo đơn vị hành chính) lại vừa thể hiện giá trị tổng cộng của đối tượng địa lí trên 1 đơn vị lãnh thổ (tổng diện tích và tổng sản lượng lúa).

>>> Xem toàn bộ: Soạn Địa 10 Chân trời sáng tạo

-----------------------------

Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn Soạn Địa 10 Bài 1: Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ trong bộ SGK Chân trời sáng tạo theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Top lời giải đã có đầy đủ các bài soạn cho các môn học trong các bộ sách mới Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Top lời giải để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt! 

icon-date
Xuất bản : 25/06/2022 - Cập nhật : 27/09/2022