logo

Soạn Công nghệ 9 Bài 12 ngắn nhất: Kiểm tra an toàn mạng điện trong nhà

Soạn Công nghệ 9 Bài 12 ngắn nhất: Kiểm tra an toàn mạng điện trong nhà

Trong bài học này Top lời giải sẽ cùng các bạn Tóm tắt lý thuyết và trả lời toàn bộ các câu hỏi Bài 12: Kiểm tra an toàn mạng điện trong nhà trong sách giáo khoa Công nghệ 9. 

Giờ chúng ta cùng nhau bắt đầu học bài nhé:

KIẾN THỨC CẦN ĐẠT ĐƯỢC:

- Hiểu được sự cần thiết phải kiểm tra an toàn cho mạng điện trong nhà

- Hiểu được cách kiểm tra an toàn mạng điện tronhg nhà

- Kiểm tra được một số yêu cầu về an toàn điện của mạng điện trong nhà


Tóm tắt lý thuyết Công nghệ 9 Bài 12 ngắn gọn

1. Kiểm tra dây dẫn điện

• Dây dẫn điện trong nhà thường được sử dụng dây có vỏ bọc cách điện tốt.

• Trong thời gian sử dụng phải kiểm tra định kỳ để phát hiện ra dây dẫn có vết nứt, hở chỗ cách điện.

• Biện pháp khắc phục:

    ◦ Dây dẫn không buộc lại với nhau, tránh làm tăng nhiệt độ, hỏng lớp cách điện.

    ◦ Thay dây mới, dùng băng keo quấn cách điện chỗ bị hở.

Soạn Công nghệ 9 Bài 12 ngắn nhất: Kiểm tra an toàn mạng điện trong nhà (ảnh 2)

2. Kiểm tra cách điện của mạng điện

    • Kiểm tra các ống luồn dây dẫn.

    • Kiểm tra rò điện.

    • Nếu bị dập, vỡ thì có thể thay ống nhựa cách điện mới.

3. Kiểm tra các thiết bị điện

a. Cầu dao, công tắc

Hiện tượng Cách khắc phục
Vỏ công tắc bị sứt hoặc vỡ

Sử dụng băng dính cách điện quấn bao kín vị trí vỏ bị sứt hoặc vỡ.

Thay công tắc mới.

Mối nối dây dẫn của cầu dao, công tắc tiếp xúc không tốt hoặc bị lỏng Sửa lại mối nối đúng theo yêu cầu kĩ thuật của mối nối giữa dây dẫn với phụ kiện
Ốc, vít sau một thời gian sử dụng bị lỏng ra Sử dụng tua vít vặn chặt các ốc, vít lại

- Kiểm tra vị trí đóng mở của công tắc, cầu dao. Hướng chuyển động của núm đóng – cắt phải đúng theo bảng sau:

Kí hiệu Trạng thái làm việc Hướng chuyển động của núm đóng cắt
Lên xuống Sang ngang
1 Đóng
0 Cắt

b. Cầu chì

Khi kiểm tra cần chú ý:

    • Cầu chì được lắp đặt ở dây pha, bảo vệ các thiết bị điện.

    • Cầu chì phải có nắp che.

    • Kiểm tra số liệu định mức của cầu chì với yêu cầu làm việc của mạng điện.

Soạn Công nghệ 9 Bài 12 ngắn nhất: Kiểm tra an toàn mạng điện trong nhà (ảnh 3)

c. Ổ cắm điện và phích cắm điện

    • Phích cắm điện: Võ, chốt cắm phải chắc chắn, đảm bảo tiếp xúc tốt với các cực của ổ cắm điện.

    • Các dây nối vào ổ cắm điện, phích cắm điện phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.

    • Sử dụng nhiều loại ổ cắm điện khác nhau cho nhiều cấp điện áp khác nhau để tránh nhầm lẫn.

    • Không đặt ổ cắm điện ở những nơi ẩm ướt nóng quá hoặc nhiều bụi.

Soạn Công nghệ 9 Bài 12 ngắn nhất: Kiểm tra an toàn mạng điện trong nhà (ảnh 4)

4. Kiểm tra các thiết bị điện

    • Kiểm tra cách điện của đồ dùng điện: các bộ phận cách điện bằng cao su, chất dẻo phải nguyên vẹn. nếu vỡ phải thay ngay.

    • Kiểm tra dây dẫn và các mối nối: không bị hở, rạn nứt. kiểm tra kĩ chỗ nối vào phích cắm và chỗ nối vào đồ dùng điện. nếu gãy có thể gây đoản mạch.

    • Kiểm tra các bộ phận của đồ dùng điện.

    • Phải kiểm tra định kì và sửa chữa các đồ dùng điện kịp thời.


Hướng dẫn Soạn Công nghệ 9 Bài 12 ngắn nhất

Câu hỏi trang 51 Công nghệ 9

Kiểm tra dây dẫn điện

- Dây dẫn điện trong nhà có nên dùng dây trần không? Tại sao?

- Kiểm tra những dây dẫn có cũ không, có những vết nứt hở cách điện không? Nếu có cần xử lí như thế nào?

Trả lời

- Dây dẫn điện trong nhà không nên dùng trong nhà để đảm bảo tính an toàn. Sau một thời gian dài sử dụng dây dẫn điện có thể gặp một số hỏng hóc như bị chuột cắn, nứt, gãy dây sẽ để hở phần lõi điện sẽ có khả năng gây nguy hiểm cao.

- Đối với những dây dẫn đã cũ thì cách tốt nhất là thay toàn bộ nhưng sẽ tốn kém và phức tạp. Do đó ta có thể tìm những đoạn dây bị hỏng và dùng băng dính cách điện để dán lại các chỗ đã bị nứt.

Câu hỏi trang 52 Công nghệ 9

Kiểm tra các ống cách điện luồn dây dẫn xem có chắc chắn hay bị giập vỡ không? Nếu bị giập vỡ cần xử lí như thế nào?

Trả lời

Với những ống cách điện luồn dây dẫn bị giập vỡ ta có thể mua mới và thay thế được một cách dễ dàng và thuận tiện. Hoặc chúng ta có thể dùng băng dính cách điện cùng màu ống cách điện để dán lại phần bị giập. Vừa đảm bảo an toàn, vừa đảm bảo tính thẩm mĩ.

Câu hỏi trang 52 Công nghệ 9

 Hãy đưa ra những cách khắc phục (cột B) cho các trường hợp (cột A):

Trả lời

A

B

Vỏ công tắc bị sứt hoặc vỡ.

Mua mới công tắc

Mối nỗi dây dẫn của cầu dao, công tắc tiếp xúc không tốt hoặc lỏng.

Tắt cầu giao, tháo công tắc và dùng tô vít để nối lại cho chắc chắn.

Ốc, vít sau một thời gian sử dụng bị lỏng ra.

Dùng tô vít để vặn lại cho chặt hơn.

Câu hỏi trang 53 Công nghệ 9

Tại sao không thể dùng dây đồng có cùng kích thước thay cho dây chì của cầu chì cháy.

Trả lời

Bởi vì tác dụng của cầu chì là nếu dòng điện vượt quá mức an toàn thì dây chì sẽ bị đứt, dòng điện sẽ bị ngắt. Nếu thay bằng dây đồng thì cường độ chịu dòng điện của dây đồng mạnh hơn, dòng diện sẽ không bị ngắt và có khả năng gây ra cháy nổ.

Soạn Bài 1 trang 53 ngắn nhất:

Tại sao cần phải kiểm tra định kỳ về an toàn điện của mạng điện trong nhà ?

Trả lời

Điện trong nhà không phải lúc nào cũng an toàn có khi nó bị hư hỏng, bị hở mạch mà chúng ta không biết .Nó sẽ dẫn đến các tai nạn như giật điện , điện bị cháy, .... vì vậy để an toàn cho mình và gia đình thì mọi người nên kiểm tra định kì về an toàn điện của mạng điện trong gia đình. Nó sẽ giúp mạng điện trong gia đình bạn an toàn hơn đảm bảo cho cuộc sống mọi người cũng an toàn hơn

Soạn Bài 2 trang 53 ngắn nhất:

Khi kiểm tra, bảo dưỡng mạng điện, cần phải kiểm tra những phần tử nào của mạng điện ?

Trả lời

Kiểm tra các phần tử của mạng điện:

  • Kiểm tra dây dẫn điện

  • Kiểm tra cách điện của mạng điện

  • Kiểm tra các thiết bị điện

  • Kiểm tra đồ dùng điện

a, Cầu dao, công tắc

Vị trí đóng - cắt của cầu dao, công tắc

Kết luận: Khi kiểm tra các thiết bị cần kiểm tra: Vỏ; mối nối dây dẫn điện với phụ kiện; các ốc, vít; hướng chuyển động của núm đóng cắt của thiết bị.

b) Cầu chì

Khi kiểm tra cầu chì chúng ta cần chú ý đến những đặc điểm gì?

Kiểm tra:

  • Vị trí lắp đặt của cầu chì trên mạch bảng điện.

  • Các bộ phận của cầu chì: vỏ, nắp đậy, ốc, vít,….

  • Sự phù hợp của các số liệu kĩ thuật của cầu chì với yêu cầu làm việc của mạng điện

  • Các bộ phận: vỏ, các chốt cắm, các cực, ốc, vít,….phải đảm bảo chắc chắn.

  • Các đầu dây nối phải đảm bảo chắc chắn tránh bị chập mạch, đánh lửa.

  • Các cấp điện áp khác nhau sử dụng các ổ cắm khác nhau.

  • Tránh để ở những nơi ẩm ướt, quá nóng, nhiều bụi.

c) Ổ cắm điện và phích cắm điện

d) Kiểm tra các thiết bị điện

Kiểm tra cách điện của đồ dùng điện.

Kiểm tra dây dẫn và các mối nối.

Kiểm tra các bộ phận của đồ dùng điện.

Phải kiểm tra định kì và sửa chữa các đồ dùng điện kịp thời.

Lưu ý: Các đồ dùng điện phải đảm bảo về an toàn điện mới được đưa vào sử dụng.

Soạn Bài 3 trang 53 ngắn nhất:

Viết báo cáo thực hành về kiểm tra an toàn điện các đồ dùng điện của gia đình?

Trả lời

- Kiểm tra các đồ dùng điện

- Kiểm tra cách điện của đồ dùng điện.

- Kiểm tra dây dẫn và các mối nối.

- Kiểm tra các bộ phận của đồ dùng điện.

- Phải kiểm tra định kì và sửa chữa các đồ dùng điện kịp thời.

Lưu ý: Các đồ dùng điện phải đảm bảo về an toàn điện mới được đưa vào sử dụng.

- Sau đó hoàn thành vào bảng báo cáo về kiểm tra an toàn điện các đỗ dùng của gia đình

Vậy là chúng ta đã cùng nhau soạn xong Bài 12: Kiểm tra an toàn mạng điện trong nhà trong SGK Công nghệ 9. Mong rằng bài viết trên đã giúp các bạn nắm vững kiến thức lí thuyết, soạn được các câu hỏi trong nội dung bài học dễ dàng hơn qua đó vận dụng để trả lời câu hỏi trong đề kiểm tra để đạt kết quả cao.

Mời các bạn xem thêm: Giải VBT Công nghệ 9: Bài 12. Kiểm tra an toàn mạng điện trong nhà

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021