logo

Soạn Công nghệ 8 Bài 18 ngắn nhất: Vật liệu cơ khí

Trong bài học này Top lời giải sẽ cùng các bạn trả lời toàn bộ các câu hỏi Bài 18: Vật liệu cơ khí trong sách giáo khoa Công nghệ 8. 

Giờ chúng ta cùng nhau bắt đầu học bài nhé:

KIẾN THỨC CẦN ĐẠT ĐƯỢC:

- HS biết cách phân loại vật liệu cơ khí phổ biến.

- Biết được tính chất cơ bản của vật liệu cơ khí.

Bài 18: Vật liệu cơ khí

Câu hỏi Công nghệ 8 Bài 18 trang 60: Qua quan sát chiếc xe đạp, em hãy nêu tên những chi tiết bộ phận của xe làm bằng kim loại?

Trả lời

Chân chống, vành xe, tay cầm, khung xe, xích, ...

Câu hỏi Công nghệ 8 Bài 18 trang 60: Em hãy cho biêt những sản phẩm dưới đây thường làm bằng những vật liệu gì?

Trả lời

Sản phẩm Lưỡi kéo cắt giấy Lưỡi cuốc Móc khóa cửa Chảo rán Lõi dây dẫn điện Khung xe đạp
Loại vật liệu Thép không gỉ Sắt Thép hợp kim ti tan Gang, nhôm Đồng, nhôm, vàng Hợp kim nhôm

Câu hỏi Công nghệ 8 Bài 18 trang 61: Em hãy cho biêt những vật dụng sau đây được làm bằng chât dẻo gì?

Trả lời

Vật dụng Áo mưa Can nhựa Vỏ ổ cắm điện Vỏ quạt điện Vỏ bút bi Thước nhựa
Loại chất dẻo Dẻo nhiệt Dẻo nhiệt Dẻo nhiệt rắn Dẻo nhiệt rắn Dẻo nhiệt rắn Dẻo nhiệt

Câu hỏi Công nghệ 8 Bài 18 trang 61: Hãy kể tên sản phẩm cách điện làm bằng cao su.

Trả lời

- Vỏ tay cầm của kìm cách điện.

- Găng tay cao su.

- Ủng cao su.

- Áo bảo hộ cao su.

Câu hỏi Công nghệ 8 Bài 18 trang 62: Em có nhận xét gì về tính dẫn điện, dẫn nhiệt của thép, đồng và nhôm?

Trả lời

- Tính dẫn điện: Thép < Nhôm < Đồng

- Tính dẫn nhiệt: Thép < Đồng < Nhôm

Soạn Bài 1 trang 63 ngắn nhất: Hãy nêu các tính chất cơ bản của vật liệu cơ khí. Tính công nghệ có ý nghĩa gì trong sản xuất?

Trả lời

- Tính cơ học: tính cứng, tính dẻo, tính bền.

- Tính chất vật lí: nhiệt độ nóng chảy, tính dẫn điện, dẫn nhiệt, khối lượng riêng

- Tính chất hóa học: tính chịu axit, muối, tính chống ăn mòn.

- Tính chất công nghệ: tính đúc, tính hàn, tình rèn, ...

- Dựa vào tính công nghệ để biết được khả năng cũng như mục đích, tác dụng của vật liệu để gia công sản xuất sao cho phù hợp.

Soạn Bài 2 trang 63 ngắn nhất: Hãy phân biệt sự khác nhau cơ bản giữa kim loại và phi kim loại, giữa kim loại đen và kim loại màu.

Trả lời

Kim loại

Phi kim loại

- Vật liệu quan trọng, chiếm tỉ lệ khá cao trong thiết bị, máy móc.

- Có kim loại đen và kim loại màu.

- Dẫn điện, nhiệt kém.

- Dễ gia công, không bị oxy hóa, ít mài mòn.

- Chất dẻo, cao su

 

Kim loại đen

Kim loại màu

- Thành phần chủ yếu là sắt và cacbon.

- Gồm gang và thép dựa vào tỉ lệ thành phần.

- Gang: gang xám, gang trắng và gang dẻo.

- Thép: thép cacbon (chủ yếu trong xây dựng và cầu đường), thép hợp kim (dụng cụ gia đình và chi tiết máy).

- Chủ yếu là các kim loại còn lại.

- Dưới dạng hợp kim.

- Dễ kéo dài, dễ dát mỏng, chống mài mòn, chống ăn mòn, tính dẫn điện và nhiệt tốt.

- Ít bị oxy hóa.

- Đồng, nhôm và hợp kim: sản xuất đồ dùng gia đình, chi tiết máy, vật liệu dẫn điện.

Soạn Bài 3 trang 63 ngắn nhất: Hãy kể tên các vật liệu cơ khí phổ biến và phạm vi ứng dụng.

Trả lời

- Vật liệu kim loại:

Thép: thép cacbon (chủ yếu trong xây dựng và cầu đường), thép hợp kim (dụng cụ gia đình và chi tiết máy).

Đồng, nhôm và hợp kim: sản xuất đồ dùng gia đình, chi tiết máy, vật liệu dẫn điện.

- Vật liệu phi kim:

Cao su: xăm, lốp xe đạp xe máy ô tô, vật liệu cách điện.

Chất dẻo: dụng cụ sinh hoạt gia đình: rổ, chai, thùng.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 28/07/2023