logo

Soạn Công nghệ 7 Bài 26 ngắn nhất: Trồng cây rừng

Soạn Công nghệ 7 Bài 26 ngắn nhất: Trồng cây rừng

Trong bài học này Top lời giải sẽ cùng các bạn Tóm tắt lý thuyết và trả lời toàn bộ các câu hỏi Bài 26: Trồng cây rừng trong sách giáo khoa Công nghệ 7. 

Giờ chúng ta cùng nhau bắt đầu học bài nhé:

Mục tiêu cần đạt được của bài học:

- Xác định được thời vụ trồng cây lâm nghiệp.

- Biết làm đất và trồng cây rưng băng cây con

Câu hỏi Công nghệ 7 Bài 26 trang 66:

Em cho biết tại sao khi lấp hố lại cho lớp đất màu đã trộn phân bón xuống trước?

Trả lời:

Cần cho lớp đất màu đã trộn phân bón xuống trước. Vì đất trồng phần lớn ở vùng đồi núi, đất bị rửa trôi mạnh, khô cằn và thiếu dinh dưỡng do đó cho lớp đất màu trộn phân bón xuống trước để lớp đất màu và phân bón không bị rửa trôi và cung cấp chất dinh dưỡng cho cây con hồi phục nhanh và phát triển mạnh trong thời gian mới trồng.

Câu hỏi Công nghệ 7 Bài 26 trang 67:

Em hãy quan sát hình 43 và ghi vào vở bài tập thứ tự các bước vào dưới mỗi hình cho đúng với quy trình trồng cây rễ trần:

- Tạo lỗ trong hố đất.

- Đặt cây vào lỗ trong hố.

- Lấp đất kín gốc cây.

- Nén đất.

- Vun gốc.

Soạn Công nghệ 7 Bài 26 ngắn nhất: Trồng cây rừng (ảnh 2)
Soạn Công nghệ 7 Bài 26 ngắn nhất: Trồng cây rừng (ảnh 3)


 

Trả lời:

- Thứ tự các hình đúng với quy trình trồng cây rễ trần là:

a → c → e → b → d

Câu hỏi Công nghệ 7 Bài 26 trang 68:

Theo em, ở vùng đồi núi trọc nên trồng rừng bằng loại cây con nào? Tại sao?

Trả lời:

Theo em ở vùng đồi núi trọc nên trồng rừng bằng cây con, vì trồng bằng cây con thì sẽ phục hồi nhanh và sinh trưởng phát triển tốt hơn các cách khác.

Soạn Bài 1 trang 68 ngắn nhất:

Em hãy cho biết mùa trồng rừng ở các tỉnh miền Bắc, miền Trung và các tỉnh miền Nam nước ta.

Trả lời

- Mùa trồng rừng ở các tỉnh miền Bắc là mùa xuân và mùa thu.

- Mùa trồng rừng ở các tỉnh miền Trung, Nam là mùa mưa.

Soạn Bài 2 trang 68 ngắn nhất:

Hãy nêu quy trình làm đất để trồng cây rừng.

Trả lời

- Kích thước hố:

       + Loại 1: Chiều dài miệng hố chiều rộng miệng hố, chiều sâu là 30 cm.

       + Loại 2: Chiều dài miệng hố chiều rộng miệng hố, chiều sâu là 40 cm.

- Kĩ thuật đào hố:

       + Lấp lớp đất màu (đã trộn với phân bón theo tỉ lệ thích hợp) vào hố.

       + Cuốc thêm đất, đập nhỏ và nhặt sạch cỏ và lấp đầy hố.

       + Vạc cỏ và đào hố, lớp đất màu mỡ để riêng bên miệng hố.

Soạn Bài 3 trang 68 ngắn nhất:

Hãy giải thích các thao tác kĩ thuật trông cây con có bầu và cây con rễ trần.

Trả lời

- Quy trình trồng cây con có bầu:

       + Tạo lỗ trong hố đất có độ sâu lớn hơn chiều cao bầu đất.

       + Rạch bỏ vỏ bầu.

       + Đặt bầu vào lỗ trong hố.

       + Lấp và nén đất lần 1.

       + Lấp và nén đất lần 2.

       + Vun gốc.

- Quy trình trồng cây non rễ trần:

       + Tạo lỗ trong hố đất.

       + Đặt cây vào lỗ trong hố.

       + Lấp đất kín gốc cây.

       + Nén đất.

       + Vun gốc.

Soạn Bài 4 trang 68 ngắn nhất:

Ở địa phương em, nếu có trồng cây rừng, thường trồng bằng cây con có bầu hay rễ trần, tại sao?

Trả lời

Ở địa phương em nếu có trồng rừng thì sẽ trồng bằng cây con có bầu. Vì cây sẽ phát triển tốt đồng thời rễ cây được bảo vệ hơn so với dùng cây rễ trần.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 31/07/2023