logo

Soạn Công nghệ 11 Bài 39 ngắn nhất trang 161, 162, 163, 164: Ôn tập phần chế tạo cơ khí và động cơ đốt trong

Hướng dẫn Soạn Công nghệ 11 Bài 39 ngắn nhất: Ôn tập phần chế tạo cơ khí và động cơ đốt trong bám sát nội dung SGK Công nghệ 11 trang 161, 162, 163, 164 theo chương trình SGK Công nghệ 11. Tổng hợp lý thuyết Công nghệ 11 đầy đủ, giúp các bạn nắm vững nội dung bài học.

Bài 39: Ôn tập phần chế tạo cơ khí và động cơ đốt trong trang 161, 162, 163, 164 SGK Công nghệ 11


Câu hỏi ôn tập về phần chế tạo cơ khí

Trả lời câu hỏi 1 trang 163 SGK Công nghệ 11

Vì sao phải tìm hiểu một số tính chất đặc trưng của vật liệu?

Lời giải:

Muốn chọn đúng vật liệu theo yêu cầu sử dụng cần phải biết các tính chất đặc trưng của nó.

Trả lời câu hỏi 2 trang 163 SGK Công nghệ 11

Nêu các tính chất cơ học đặc trưng của vật liệu dùng trong cơ khí.

Lời giải:

Các tính chất cơ học đặc trưng của vật liệu dùng trong cơ khí:

+ Độ bền

+ Độ dẻo

+ Độ cứng

Trả lời câu hỏi 3 trang 163 SGK Công nghệ 11

Hãy nêu tính chất và công dụng của vật liệu hữu cơ pôlime dùng trong cơ khí.

Lời giải:

- Tính chất: Ở nhiệt độ nhất định chuyển sang trạng thái chảy dẻo, không dẫn điện. Gia công nhiệt được nhiều lần. Có độ bền và khả năng chống mài mòn cao.

- Công dụng: Dùng chế tạo bánh răng cho các thiết bị kéo sợi.

Trả lời câu hỏi 4 trang 163 SGK Công nghệ 11

Nêu tính chất và công dụng của vật liệu compôzit dùng trong cơ khí.

Lời giải:

- Tính chất: Sau khi gia công nhiệt lần đầu không chảy hoặc mềm ở nhiệt độ cao, không tan trong dung môi, không dẫn điện, cứng, bền.

- Công dụng: Dùng để chế tạo các tấm lắp cầu dao điện, kết hợp với sợi thuỷ tinh để chế tạo vật liệu compôzit.

Trả lời câu hỏi 5 trang 163 SGK Công nghệ 11

Hãy trình bày bản chất, ưu, nhược điểm của công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc.

Lời giải:

Ưu điểm:

- Đúc được tất cả các kim loại và hợp kim khác nhau.

- Đúc được các vật có khối lượng, kích thước rất nhỏ và rất lớn.

- Tạo ra được các vật mà các phương pháp khác không tạo ra được (rỗng, hốc bên trong).

- Có nhiều phương pháp đúc có độ chính xác cao, năng suất cao nên giảm được chi phí sản suất.

Nhược điểm:

- Tạo ra các khuyết tật như: rỗ khí, rỗ xỉ, lõm co, vật đúc bị nứt...

Trả lời câu hỏi 6 trang 163 SGK Công nghệ 11

Nêu các bước cần tiến hành khi đúc trong khuôn cát.

Lời giải:

Bước 1: Chuẩn bị vật liệu làm khuôn.

Bước 2: Tiến hành làm khuôn.

Bước 3: Chuẩn bị vật liệu nấu.

Bước 4: Nấu chảy và rót kim loại lỏng vào khuôn.

Trả lời câu hỏi 7 trang 163 SGK Công nghệ 11

Hãy nêu bản chất và ưu, nhược điểm của công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp gia công áp lực.

Lời giải:

Ưu điểm:

- Có cơ tính cao.

- Dễ tự động hóa, cơ khí hóa.

- Độ chính xác của phôi cao.

- Tiết kiệm được thời gian và vật liệu.

Nhược điểm:

- Không chế tạo được vật có hình dạng, kết cấu phức tạp, quá lớn.

- Không chế tạo được các vật có tính dẻo kém.

- Rèn tự do có độ chính xác  thấp, năng suất thấp, điều kiện làm việc nặng nhọc.

Trả lời câu hỏi 8 trang 163 SGK Công nghệ 11

Nêu bản chất và ưu, nhược điểm của công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp hàn.

Lời giải:

Ưu điểm:

- Nối được các kim loại có tính chất khác nhau.

- Tạo được các chi tiết có hình dạng, kết cấu phức tạp.

- Có độ bền cao, kín.

Nhược điểm: chi tiết dễ bị cong vênh.

Trả lời câu hỏi 9 trang 163 SGK Công nghệ 11

Hãy trình bày bản chất của gia công kim loại bằng cắt gọt.

Lời giải:

- Sau khi cắt gọt đi phần kim loại dư của phôi dưới dạng phoi người ta thu được sản phẩm có hình dạng và kích thước theo yêu cầu.

- Phương pháp gia công kim loại bằng cắt gọt là phương pháp gia công phổ biến nhất trong ngành chế tạo cơ khí.

- Sản phẩm có độ chính xác cao, nhẵn bóng bề mặt cao

Trả lời câu hỏi 10 trang 163 SGK Công nghệ 11

Trình bày quá trình hình thành phôi.

Lời giải:

Quá trình hình thành phoi: Dưới tác dụng của lực (do máy tạo ra) dao tiến vào phôi làm cho lớp kim loại phía trước dao bị dịch chuyển theo các mặt trượt tao ra phoi.

Trả lời câu hỏi 11 trang 163 SGK Công nghệ 11

Hãy trình bày các mặt và các góc của dao tiện cắt đứt.

Lời giải:

- Các mặt của dao:

Lưỡi cắt chính là giao tuyến của mặt trước với mặt sau chính được dùng để cắt kim loại khi tiện.

- Các góc của dao tiện:

- Góc trước y là góc tạo bởi mặt trước của dao với mặt phẳng song song với mặt phẳng đáy. Góc y càng lớn thì phôi thoát càng dễ.

- Góc sau α là góc hợp bởi mặt sau với tiếp tuyến của phôi đi qua mũi dao. Góc α càng lớn, ma sát giữa phôi với mặt sau càng giảm

- Góc sắc β là góc hợp bởi mặt trước và mặt sau của dao. Góc sắc β càng nhỏ, dao càng sắc nhưng dao yếu và chóng mòn.

Trả lời câu hỏi 12 trang 163 SGK Công nghệ 11

Trình bày các chuyển động khi tiện.

Lời giải:

Chuyển động cắt:

- Phôi quay tròn.

- Dao chuyển động tịnh tiến.

Chuyển động tịnh tiến

- Chuyển động tịnh tiến dao ngang.

- Chuyển động tịnh tiến dao dọc

Trả lời câu hỏi 13 trang 163 SGK Công nghệ 11

Tiện gia công được những bề mặt nào?

Lời giải:

Tiện gia công được các mặt tròn xoay ngoài và trong, các mặt đầu, các mặt côn ngoài và trong, các mặt tròn xoay định hình, các loại ren ngoài và ren trong.

Trả lời câu hỏi 14 trang 163 SGK Công nghệ 11

Máy tự động là gì? Có mấy loại máy tự động?

Lời giải:

Máy tự động là máy hoàn thành được một nhiệm vụ nào đó theo chương trình định trước mà không có sự tham gia trực tiếp của con người.

Phân loại:

- Máy tự động cứng.

- Máy tự động mềm

Trả lời câu hỏi 15 trang 163 SGK Công nghệ 11

Robot là gì? Hãy nêu ví dụ về sử dụng robot trong sản xuất cơ khí.

Lời giải:

Robot là thiết bị tự động đa chức năng hoạt động theo chương trình nhằm hoạt động tự động hóa trong các quá trình sản xuất.

Ví dụ: Robot thay thế cho con người làm việc ở những môi trường nguy hiếm và độc hại như thám hiểm Mặt Trăng, thám hiểm đáy biển, làm việc ở các hầm lò thiếu dưỡng khí và có nhiều khí độc,...

Trả lời câu hỏi 16 trang 163 SGK Công nghệ 11

Dây chuyền tự động là gì?

Lời giải:

Dây chuyền tự động là tổ hợp của các máy và các thiết bị tự động được sắp xếp theo một trật tự xác định để thực hiện các công việc khác nhau nhằn hoàn thành một sản phẩm nào đó.

Trả lời câu hỏi 17 trang 163 SGK Công nghệ 11

Máy tự động và dây chuyền tự động đem lại lợi ích gì cho con người?

Lời giải:

Công dụng:

- Thay thế con người trong sản suất.

- Thao tác kĩ thuật chính xác.

- Năng suất lao động cao.

- Hạ giá thành sản phẩm.

Trả lời câu hỏi 18 trang 163 SGK Công nghệ 11

Hãy nêu ví dụ về ô nhiễm môi trường do sản xuất cơ khí gây ra.

Lời giải:

Ví dụ: Dầu mỡ và các chất bôi trơn, làm nguội, phế thải trong quá trình cắt gọt không qua xử lí, đưa trực tiếp vào môi trường sẽ gây ra ô nhiễm đất đai và nguồn nước.

Trả lời câu hỏi 19 trang 163 SGK Công nghệ 11

Muốn đảm bảo sự phát triển bền vững trong sản xuất cơ khí cần thực hiện những biện pháp gì?

Lời giải:

Biện pháp:

- Sử dụng công nghệ cao trong sản xuất.

- Xử lí chất thải trong sản xuất cơ khí trước khi đưa vào môi trường

- Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho mọi người.


Câu hỏi ôn tập về động cơ đốt trong

Trả lời câu hỏi 1 trang 163 SGK Công nghệ 11

Động cơ đốt trong là gì? Phân loại động cơ đốt trong theo các dấu hiệu : nhiên liệu, số hành trình của pit-tông trong một chu trình.

Lời giải:

- Động cơ đốt trong là loại động cơ nhiệt mà quá trình đốt cháy nhiên liệu sinh nhiệt và quá trình biến đổi nhiệt năng thành công cơ học diễn ra ngay trong xi lanh của động cơ.

- Phân loại:

+ Căn cứ vào nhiên liệu chúng ta có  các loại động cơ:

♦ Xăng.

♦ Diezen.

♦ Gas

+ Căn cứ vào số hành trình của piston chúng ta có  các loại động cơ:

♦ 2 kì.

♦ 4 kì.

Trả lời câu hỏi 2 trang 163 SGK Công nghệ 11

Nêu các cơ cấu và hệ thống chính của động cơ xăng và động cơ điêzen. 

Lời giải:

* Các cơ cấu và hệ thống chính của động cơ xăng và động cơ điêzen

- Gồm 2 cơ cấu :

+ Pit-tông: 

♦ Cùng với xilanh và nắp máy tạo thành buồng cháy.

♦ Nhận lực đẩy của khí cháy rồi truyền lực cho trục khuỷu để sinh công và nhận lực từ trục khuỷu để thể hiện các quá trình nạp, nén và thải khí.

+ Thanh truyền: dung để truyền lực giữa pit-tông và trục khuỷu.

+ Trục khuỷu:

♦ Nhận lực từ thanh truyền để tạo momen quay kéo máy công tác.

♦ Dẫn động các cơ cấu và hệ thống của động cơ.

- Cơ cấu trục khuỷu thanh truyền:

- Cơ cấu phân phối khí: có nhiệm vụ là đóng mở các cửa nạp, thải đúng lúc để động cơ thực hiện quá trình nạp khí mới vào xilanh và thải khí đã cháy trong xilanh ra ngoài.

+ 4 hệ thống:

♦ Hệ thống bôi trơn: có nhiệm vụ là đưa dầu bôi trơn đến các bề mặt ma sát của các chi tiết để đảm bảo điều kiện làm việc bình thường của động cơ và tăng tuổi thọ các chi tiết.

♦ Hệ thống làm mát: có nhiệm vụ là giữ nhiệt của các chi tiết ko vượt quá giới hạn cho phép.

♦ Hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí trong động cơ điêzen: có nhiệm vụ là cung cấp nhiên liệu và không khí sạch vào xilanh phù hợp với các chế độ làm việc của động cơ.

♦ Hệ thống khởi động: có nhiệm vụ là làm quay trục khuỷu động cơ đến số vòng quay nhất đình để động cơ tự nổ máy được.

Trả lời câu hỏi 4 trang 163 SGK Công nghệ 11

Nêu một số khái niệm cơ bản về động cơ đốt trong.

Lời giải:

Các khái niệm

- Điểm chết: 

Điểm chết của pittông là vị trí mà tại đó pit-tông đổi chiểu chuyên động. Có hai loại điểm chết:

+ Điểm chết dưới (ĐCD) là điểm chết mà tại đó pit-tông ở gần tâm trục khuỷu nhất 

+ Điểm chết trên (ĐCT) là điểm chết mà tại đó pit-tông ở xa tâm trục khuỷu nhất.

- Hành trình: Hành trình pittông là quãng đường mà pit-tông đi được giữa hai điểm chết.

-  Thể tích công tác: Thể tích công tác vct là thể tích xilanh giới hạn bởi hai điểm chết.

- Chu trình làm việc của động cơ đốt trong: Khi động cơ làm việc, trong xilanh diễn ra lần lượt các quá trình: nạp, nén, cháy - dãn nở và thải, tổng hợp cả bốn quá trình đó gọi là chu trình làm việc của động cơ.

Trả lời câu hỏi 4 trang 163 SGK Công nghệ 11

Trình bày nguyên lí làm việc của động cơ diêzen 4 kì.

Lời giải:

Tương tự như nguyên lí làm việc của đông cơ Diezen 4 kì, nhưng khác 2 điểm:

- Kì nạp: Khí nạp vào động cơ Diezen là không khí còn của động cơ xăng là hỗn hợp xăng – không khí do bộ chế hoà khí tạo ra.

- Cuối kì nén: không phải nhiên liệu được phun vào buồng cháy mà là buzi bật tia lửa điện châm cháy hỗn hợp xăng – không khí.

Trả lời câu hỏi 5 trang 163 SGK Công nghệ 11

Trình bày nguyên lí làm việc của động cơ xăng 2 kì.

Lời giải:

Nguyên lí làm việc của động cơ xăng 2 kì:

- Kì 1: cháy giãn nở, thải tự do và quét - thải khí

- Kì 2: Quét - thải khí, lọt khí, nén và cháy

Trả lời câu hỏi 6 trang 163 SGK Công nghệ 11

Trình bày đặc điểm cấu tạo thân xilanh và nắp máy của động cơ làm mát bằng nước và bằng không khí.

Lời giải:

- Thân xilanh của động cơ làm mát bằng nước có áo  nước làm mát.

- Thân xilanh của động cơ làm mát bằng không khí có các cánh tản nhiệt.

Trả lời câu hỏi 7 trang 163 SGK Công nghệ 11

Trình bày nhiệm vụ và cấu tạo của các chi tiết chính trong cơ cấu trục khuỷu thanh truyền.

Lời giải:

Piston

- Nhiệm vụ:

+ Tạo ra không gian làm việc.

+ Nhận và truyền lực.

-  Cấu tạo: gồm 3 phần: đỉnh, đầu, thân.

- Đỉnh:

+ Lồi

+ Lõm

+ Bằng

- Đầu:

- Thân

Thanh truyền

- Nhiệm vụ: truyền lực giữa piston và trục khuỷu.

- Cấu tạo: Gồm 3 phần:

+ Đầu nhỏ.

+ Đầu to.

+ Thân.

Trục khuỷu

- Nhiệm vụ:

+ Nhận lực từ thanh truyền tạo moment để quay máy công tác.

+ Dẫn động các cơ cấu và hệ thống của động cơ.

- Cấu tạo:

+ Đầu trục khuỷu.

+ Đuôi trục khuỷu.

+ Cổ khuỷu.

+ Chốt khuỷu.

+ Má khuỷu

Trả lời câu hỏi 8 trang 163 SGK Công nghệ 11

Nêu nhiệm vụ của cơ cấu phân phối khí.

Lời giải:

Nhiệm vụ:

- Đóng mở các cửa nạp cửa thải đúng lúc để động cơ thực hiện quá trình nạp khí mới vào xilanh và thải klhí đã cháy ra ngoài .

Trả lời câu hỏi 9 trang 164 SGK Công nghệ 11

Có mấy loại cơ cấu phân phối khí? Hãy nêu tên và đặc điểm cấu tạo của mỗi loại.

Lời giải:

Có 2 loại cơ cấu phân phối khí:

- Cơ cấu phân phối khí dùng van trượt.

- Cơ cấu phân phối khí dùng xupáp:

+ Cơ cấu phân phối khí dùng xupáp đặt.

+ Cơ cấu phân phối khí dùng xupáp treo

Đặc điểm:

- Cơ cấu phân phối khí dùng xupáp treo:

+ Xupáp được dẫn động bằng một cam, con đội, đũa đẩy, cò mổ.

+ Trục cam được dẫn động do trục khuỷu qua cặp bánh răng phân phối.

+ Số vòng quay của trục cam bằng ½ số vòng quay của trục khuỷu.

- Cơ cấu phân phối khí dùng xupáp đặt:

Mỗi xupáp được một cam dẫn động thông qua con đội

Trả lời câu hỏi 10 trang 164 SGK Công nghệ 11

Trình bày các chi tiết chính của cơ cấu phân phối khí xupap treo.

Lời giải:

- Nguyên lí làm việc của cơ cấu phân phối khí xupap treo:

+ Khi động cơ làm việc, trục cam 1 và các cam trên đó được trục khuỷu 6 dần động thông qua cặp bánh răng 10 sẽ quay để dẫn động đóng, mở các xupap nạp, thải.

Cụ thể là :

+ Khi vấu cam quay qua, nhờ lò xo xupap dãn ra, các chi tiết của cơ cấu lại trở về vị trí ban đầu, cưa nạp (hoặc thải) lại được đóng kín.

Trả lời câu hỏi 11 trang 164 SGK Công nghệ 11

Nêu nhiệm vụ của hệ thống bôi trơn.

Lời giải:

- Nhiệm vụ:

Đưa dầu đến bôi trơn các bề mặt ma sát của chi tiết để động cơ làm việc bình thường, đồng thời tăng tuổi thọ của các chi tiết.

Trả lời câu hỏi 12 trang 164 SGK Công nghệ 11

Trình bày các bộ phận chính của hệ thống bôi trơn cưỡng bức.

Lời giải:

Cấu tạo:

- Cácte dầu, lưới lọc dầu, bơm dầu

- Van an toàn bơm dầu.

Bầu lọc dầu

- Van khống chế lượng dầu qua két

- Két làm mát dầu.

Đồng hồ áp suất dầu

- Đường dầu chính

- Đường dầu đến bôi trơn trục khuỷu

- Đường dầu đến bôi trơn các bộ phận khác

Trả lời câu hỏi 13 trang 164 SGK Công nghệ 11

Trình bày nguyên lí làm việc của hệ thống bồi trơn cưỡng bức (theo sơ đồ cho trước - hình 25.1).

Lời giải:

Soạn Công nghệ 11 Bài 39 ngắn nhất trang 161, 162, 163, 164: Ôn tập phần chế tạo cơ khí và động cơ đốt trong

- Trường hợp làm việc bình thường :

+ Khi động cơ làm việc, dầu bôi trơn được bơm 3 hút từ cacte 1 và được lọc sạch ở bầu lọc 5, qua van 6 tới đường dầu chính 9, theo các đường 10, 11 và 12 để đến bôi trơn các bề mặt ma sát của động cơ, sau đó trờ về cacte.

+ Bầu lọc dầu 5 là loại bầu lọc li tâm, một phần dầu trong bầu lọc được dur J để tạo momen quay cho bầu lọc, sau đó dầu tự chảy về cacte.

- Các trường hợp khác :

+ Nếu áp suất dầu trên các đường vượt quá giá trị cho phép, van 4 sẽ mơ đe một phần dầu chảy ngược về trước bơm.

+ Nêu nhiệt độ dầu cao quá giới hạn định trước, van 6 đóng lại, dầu đi qua két làm mát 7, được làm mát trước khi chảy vào đường dầu chính 9.

Trả lời câu hỏi 14 trang 164 SGK Công nghệ 11

Nêu nhiệm vụ của hệ thống làm mát.

Lời giải:

- Nhiệm vụ:

Giữ cho nhiệt độ các chi tiết trong động cơ không vượt quá giới hạn cho phép.

Trả lời câu hỏi 15 trang 164 SGK Công nghệ 11

Trình bày các bộ phận chính của hệ thống làm mát bằng nước.

Lời giải:

1- Thân máy    

2- Nắp máy    

3- Đường nước nóng ra khỏi động cơ

4- Van hằng nhiệt    

5- Két nước      

6- Giàn ống của két nước

7- Quạt gió      

8- Ống nước nối tắt về bơm    

9- Puli và đai truyền

10- Bơm nước    

11- Két làm mát dầu    

12- Ống phân phối nước lạnh

Trả lời câu hỏi 16 trang 164 SGK Công nghệ 11

Trình bày nguyên lí làm việc của hệ thống làm mát bằng nước (theo sơ đồ cho trước - hình 26.1).

Lời giải:

Soạn Công nghệ 11 Bài 39 ngắn nhất trang 161, 162, 163, 164: Ôn tập phần chế tạo cơ khí và động cơ đốt trong

Động cơ làm việc, nước trong áo nước nóng dần.

- Khi nhiệt độ nước trong áo nước còn thấp hơn giới hạn định trước, van 4 đóng cửa thông với đường nước về két, mơ hoàn toàn cửa thông với đường nước 8 đổ nước trong áo nước chảy thẳng về trước bơm 10 rồi lại được bơm vào áo nước. Như vậy, nhiệt độ nước trong áo nước tăng nhanh, rút ngắn thời gian hâm nóng động cơ.

- Khi nhiệt độ nước trong áo nước xấp xỉ giới hạn đã định, van 4 mở cả hai đường để nước trong áo nước vừa chảy vào két 5, vừa chảy vào đường nước 8

- Khi nhiệt độ nước trong áo nước vượt quá giới hạn định trước, van 4 đóng cửa thông với đường nước 8, mở hoàn toàn cửa thông với đường nước vào két 5, toàn bộ nước nóng ở áo nước đi qua kct 5, được làm mát rồi được bơm 10 hút đưa trở lại áo nước của động cơ.

Trả lời câu hỏi 17 trang 164 SGK Công nghệ 11

Nêu nhiệm vụ của hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí trong động cơ xăng.

Lời giải:

Nhiệm vụ:

Cung cấp hỗn hợp xăng và không khí sạch vào xi lanh của động cơ theo đúng yêu cầu phụ tải và thải không khí ra ngoài.

Trả lời câu hỏi 18 trang 164 SGK Công nghệ 11

Trình bày cấu tạo chung và nguyên lí làm việc của hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí trong động cơ xăng dùng bộ chế hoà khí.

Lời giải:

- Cấu tạo:

+ Thùng xăng.

+ Bầu lọc xăng.

+ Bơm xăng.

+ Bộ chế hòa khí.

+ Bầu lọc không khí.

+ Đường ống nạp

- Nguyên lí làm việc:

Khi động cơ làm việc, xăng được bơm từ thùng xăng, qua bầu lọc đưa lên buồng phao của bộ chế hoà khí.

Ở kì nạp, pit-tông đi xuống tạo sự giảm áp suất trong xilanh. Do chênh áp suất, không khí được hút qua bầu lọc khí rồi qua họng khuếch tán của bộ chế hoà khí, tại đây không khí hút xăng từ buồng phao, hoà trộn với nhau tạo thành hoà khí. Hoà khí theo đường ống nạp đi vào xilanh động cơ.

Trả lời câu hỏi 19 trang 164 SGK Công nghệ 11

Nêu nhiệm vụ của hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí trong động cơ điêzen.

Lời giải:

Nhiệm vụ:

Cung cấp nhiên liệu và không khí sạch vào xilanh phù hợp với yêu cầu các chế độ làm việc của động cơ.

Trả lời câu hỏi 20 trang 164 SGK Công nghệ 11

Trình bày cấu tạo chung và nguyên lí làm việc của hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí trong động cơ điêzen.

Lời giải:

Cấu tạo:

Soạn Công nghệ 11 Bài 39 ngắn nhất trang 161, 162, 163, 164: Ôn tập phần chế tạo cơ khí và động cơ đốt trong

Nguyên lí làm việc:

- Khi động cơ làm việc, ở kì nạp, không khí được hút qua bầu lọc khí, đường ống nạp và cửa nạp đi vào xilanh; ở kì nén, chỉ có khí ở trong xilanh bị nén.

- Nhiên liệu được bơm hút từ thùng nhiên liệu, được lọc qua các bầu lọc thô và tinh rồi đưa tới khoang chứa của bơm cao áp. Cuối kì nén, bơm cao áp bơm một lượng nhiên liệu nhất định với áp suất cao vào vòi phun đổ phun vào xilanh động cơ. Nhiên liệu hoà trộn với khí nén tạo thành hoà khí rồi tự bốc cháy.

Trả lời câu hỏi 21 trang 164 SGK Công nghệ 11

Trình bày nhiệm vụ và cấu tạo chung của hệ thống đánh lửa.

Lời giải:

- Nhiệm vụ của hệ thống đánh lửa: Tạo tia lửa điện cao áp để đốt cháy hòa khí trong xilanh động cơ xăng đúng thời điểm.

- Cấu tạo gồm các bộ phận sau: Ma-nhê-tô, biến áp đánh lửa, bugi, khóa điện, cuộn nguồn, cuộn điều khiển, điot thường, diot điều khiển, tụ điện, cuộn sơ cấp, cuộn thứ cấp.

- Cuộn nguồn WN là cuộn dây stato. Cuộn điều khiên WĐK được đặt ở vị trí sao cho khi tụ CT đầy điện thì cuộn WĐK cùng có điện áp dương cực đại.

- Bộ chia điện có cấu tạo gồm hai điôt thường để nắn dòng điện xoay chiều, một tụ điện và một điôt điều khiến. Đặc điểm của điôt điều khiến là chỉ mở khi được phân cực thuận và có điện áp dương đặt vào cực điểu khiên.

Trả lời câu hỏi 22 trang 164 SGK Công nghệ 11

Trình bày nguyên lí làm việc của hệ thống đánh lửa điện tử không tiếp điểm (theo sơ đồ cho trước - hình 29.2).

Lời giải:

- Khi khoá K mở, Rôto quay:

+ Nhờ Đ1 trong nửa chu kì dương của sức điện động của cuộn Wn được tích vào tụ Ct, lúc đó điot Đđk khoá.

+ Khi tụ Ct đầy điện thì cũng có nửa chu kì dương của sức điện động trên cuộn Wđk qua điốt Đ2 đặt vào cực điều khiển (Đđk) → Đđk mở → xuất hiện tia lửa điện ở bugi.

+ Dòng điện đi theo trình tự: Cực + (CT­) → Đđk → Mat → W1 → Cực (-) Ct.

+ Do có dòng điện thứ cấp phóng qua cuộn W1 trong thời gian cực ngắn (tạo ra xung điện) làm từ thông trong lõi thép của bộ tăng điện biến thiên → W2 xuất hiện sức điện động rất lớn → tạo ra tia lửa điện bugi.

- Khi khoá K đóng: Dòng điện từ Wn về Mát, bugi không có tia lửa điện, động cơ ngừng hoạt động.

Trả lời câu hỏi 23 trang 164 SGK Công nghệ 11

Trình bày nhiệm vụ và cấu tạo các bộ phận chính của hệ thống khởi động bằng động cơ điện.

Lời giải:

- Hệ thống khởi động có nhiệm vụ làm quay trục khuỷu động cơ đến số vòng quay nhất định để động cơ tự nổ máy được.

- Cấu tạo các bộ phận chính bao gồm: Động cơ điện, lõi thép, cần gạt, trục roto của động cơ điện, trục khuỷu động cơ, lò xo, thanh kéo, khớp truyền động, bánh đà động cơ đốt trong.

Trả lời câu hỏi 24 trang 164 SGK Công nghệ 11

Trình bày nguyên lí làm việc của hệ thống khởi động bằng động cơ điện (theo sơ đồ cho trước - hình 30.1).

Lời giải:

Nguyên lí làm việc của hệ thống khởi động bằng động cơ điện theo sơ đồ 30.1 là:

Soạn Công nghệ 11 Bài 39 ngắn nhất trang 161, 162, 163, 164: Ôn tập phần chế tạo cơ khí và động cơ đốt trong

- Khi khởi động động cơ đốt trong, đóng khoá khởi động, rơle của bộ phận điều khiển sẽ hút lõi thép 3 sang trái, qua cần gạt 5, khớp truyền động 6 được đẩy sang phải đê vành răng của nó ăn khớp với vành răng của bánh đà 8. Đổng thời khi đó động cơ điện 1 cũng được đóng điện, momen quay của nó sẽ được truyền qua khớp 6 để làm quay bánh đà của động cơ đốt trong.

- Khi động cơ đốt trong đã làm việc, tắt khoá khơi động để ngắt dòng điện vào cuộn dây rơle của bộ phận điều khiển và ngắt dòng điện vào động cơ 1, lò xo 2 dãn ra đưa các chi tiết của bộ phận điểu khiến và truyền động trở vể vị trí ban đầu.

Trả lời câu hỏi 25 trang 164 SGK Công nghệ 11

Nêu vai trò của động cơ đốt trong trong sản xuất và đời sống.

Lời giải:

Vai trò của động cơ đốt trong trong sản xuất và đời sống: Là nguồn động lực được sử dụng phổ biến trong các lĩnh vực công nông lâm ngư nghiệp, giao thông vận tải, quân sự, làm nguồn động lực cho các phương tiện, thiết bị khi cần di chuyển linh hoạt trong một phạm vi rộng và với khoảng cách khá lớn trong quá trình làm việc như máy bay, tàu thủy, ô tô.

Trả lời câu hỏi 26 trang 164 SGK Công nghệ 11

Trình bày nguyên tắc ứng dụng động cơ đốt trong.

Lời giải:

- Nguyên tắc chung: Cần đảm bảo nguyên tắc về tốc độ quay

+ Tốc độ quay: Nếu tốc độ quay của động cơ bằng tốc độ máy công tác ta nối trực tiếp thông qua khớp nối. Nếu tốc độ quay khác nhau ta nối thông qua hộp số hoặc bộ truyền.

Trả lời câu hỏi 27 trang 164 SGK Công nghệ 11

Trình bày nhiệm vụ và nêu các bộ phận chính của hệ thống truyền lực trên ô tô.

Lời giải:

- Nhiệm vụ:

+ Truyền, biến đổi mômen quay cả về chiều và trị số từ động cơ tới bánh xe chủ động.

+ Ngắt mômen khi cần thiết.

- Các bộ phận chính: Động cơ, li hợp, hộp số, truyền lực các đăng, truyền lực chính và bộ vi sai, bánh xe chủ động.

Trả lời câu hỏi 28 trang 164 SGK Công nghệ 11

Trình bày các bộ phận chính của hệ thống truyền lực trên xe máy

Lời giải:

Hệ thống truyền lực trên xe máy gồm 5 bộ phận chính: Động cơ, li hợp, hộp số, xích, bánh xe.

Trả lời câu hỏi 29 trang 164 SGK Công nghệ 11

Nêu các bộ phận chính của hệ thống truyền lực trên tàu thủy.

Lời giải:

Hệ thống truyền lực trên tàu thủy gồm 9 bộ phận chính: Động cơ, li hợp, ổ chặn, ổ đỡ, trục, ống bao, trục ống bao, chân vịt, hộp số.

Trả lời câu hỏi 30 trang 164 SGK Công nghệ 11

Tại sao động cơ đốt trong kéo máy phát điện lại phải có bộ điều tốc?

Lời giải:

Trong động cơ điện tốc độ quay của máy sẽ ảnh hưởng tới cường độ dòng điện, đồng thời việc phát điện không phải lúc nào cũng cần có công suất như nhau vì vậy bộ điều tốc là để điều chỉnh tốc độ cho phù hợp với nhu cầu năng lượng.

-----------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Soạn Công nghệ 11 Bài 39 ngắn nhất: Ôn tập phần chế tạo cơ khí và động cơ đốt trong trong bộ SGK Công nghệ 11. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Chúc các bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 16/10/2022 - Cập nhật : 29/07/2023