logo

Soạn Công nghệ 10 Bài 7 ngắn nhất: Một số tính chất của đất trồng

Soạn Công nghệ 10 Bài 7 ngắn nhất: Một số tính chất của đất trồng

Trong bài học này Top lời giải sẽ cùng các bạn Tóm tắt lý thuyết và trả lời toàn bộ các câu hỏi Bài 7: Một số tính chất của đất trồng trong sách giáo khoa Công nghệ 10. 

Giờ chúng ta cùng nhau bắt đầu học bài nhé:

Mục tiêu cần đạt được của bài học:

Biết được keo đất là gì. Thế nào là khả năng hấp phụ của đất. Thế nào là phản ứng của dung dịch đất và độ phì nhiêu của dung dịch đất.


Hướng dẫn Soạn Công nghệ 10 Bài 7 ngắn nhất

Câu hỏi trang 23 Công nghệ 10

Em hãy nêu một số ví dụ có ý nghĩa thực tế của phản ứng dung dịch đất.

Trả lời

Phản ứng dung dịch đất chỉ tính chua, kiềm, trung tính của đất. Dựa vào tính chất này ta có những biện pháp cải tạo đất, chọn cây trồng cho phù hợp nhất với đất như bón vôi, phân hữu cơ, phân hoá học hợp lý làm giảm độ chua. Bón phân chua sinh lý (NH4)2SO4, K2SO4, thạch cao làm giảm kiềm.

Câu hỏi trang 24 Công nghệ 10

Từ khái niệm độ phì nhiêu của đất em hãy cho biết những yếu tố nào quyết định độ phì nhiêu của đất? Muốn làm tăng độ phì nhiêu của đất phải áp dụng các biện pháp kĩ thuật nào?

Trả lời

- Những yếu tố ảnh hưởng đến độ phì nhiêu của đất là:

Nước.

    + Chất dinh dưỡng.

    + Không chứa những chất độc hại cho cây.

- Để tăng độ phì nhiêu cho đất ta thường áp dụng những biện pháp kĩ thuật sau:

    + Bón phân (Phân xanh hoặc phân chuồng).

    + Giữ nước trong đất bằng cách trồng cây che.

Câu hỏi trang 24 Công nghệ 10

Em hãy nêu một số ví dụ về ảnh hưởng tích cực của hoạt động sản xuất đến sự hình thành độ phì nhiêu của đất.

Trả lời

Ví dụ trước khi vào vụ mùa ta sẽ cày, làm đất cho đất tơi, tưới nước để đảm bảo độ ẩm, sau đó bừa lại 1 lần nữa, hoặc có thể bón lót bằng phân lân cũng làm tăng độ phì nhiêu của đất.

Soạn Bài 1 trang 24 ngắn nhất:

Thế nào là keo đất? Nêu cấu tạo của keo đất.

Trả lời

- Những phần tử có kích thước dưới 1 micro met, ở trạng thái lơ lửng trong nước, không hòa tan trong nước gọi là keo đất.

- Cấu tạo của keo đất:

    + Keo đất có một nhân.

    + Lớp ion quyết định điện nằm ngay phía ngoài nhân.

    + 2 lớp ở ngoài cùng là lớp ion bất động và ion khuếch tán mang điện trái dấu với ion quyết định điện.

Soạn Bài 2 trang 24 ngắn nhất:

Thế nào là khả năng hấp phụ của đất?

Trả lời

Khả năng hấp phụ của đất là khả năng giữ các chất dinh dưỡng, các hạt limon, hạt sét ít bị rửa trôi xói mòn dưới tác động của ngoại cảnh như là nước mưa, nước tưới.

Soạn Bài 3 trang 24 ngắn nhất:

Thế nào là phản ứng dung dịch đất? Nêu một số ví dụ có ý nghĩa thực tế của phản ứng dung dịch đất.

Trả lời

- Tính chua, tính kiềm, tính trung tính của đất (đo bằng độ pH) được gọi là phản ứng dung dịch đất.

- Ví dụ về ý nghĩa có thực tế của phản ứng dung dịch đất: Dựa vào tính chất của đất ta có những biện pháp cải tạo đất, chọn cây trồng cho phù hợp nhất với đất như bón vôi, phân hữu cơ, phân hoá học hợp lý làm giảm độ chua. Bón phân chua sinh lý (NH4)2SO4, K2SO4, thạch cao làm giảm kiềm

Soạn Bài 4 trang 24 ngắn nhất:

Thế nào là độ phì nhiêu của đất? Nêu một số biện pháp kĩ thuật làm tăng độ phì nhiêu của đất.

Trả lời

- Khả năng cung cấp liên tục và đồng thời của nước, các chất dinh dưỡng (và không được chứa chất độc hại) cho cây trồng được gọi là độ phì nhiêu của đất.

- Một số biện pháp kĩ thuật làm tăng độ phì nhiêu của đất là:

    + Bón phân (phân xanh cho cây họ đậu, phân chuồng,…).

    + Giữ nước trong đất bằng trồng cây che.

    + Làm đất, phơi ải đắt để giảm mầm bệnh.


Trắc nghiệm Công nghệ 10 Bài 7 tuyển chọn

Câu 1: Mỗi một hạt keo đất có cấu tạo như thế nào?

A. Ở giữa nhân keo → lớp ion quyết định điện → lớp ion bất động → lớp ion khuếch tán.

B. Ở giữa nhân keo → lớp ion quyết định điện → lớp ion bù → lớp ion bất động.

C. Ở giữa nhân keo → lớp ion quyết định điện → lớp ion khuếch tán → lớp ion bất động.

D. Ở giữa nhân keo → lớp ion quyết định điện → lớp ion bù → lớp ion khuếch

Đáp án: A. Ở giữa nhân keo → lớp ion quyết định điện → lớp ion bất động → lớp ion khuếch tán.

Giải thích: Mỗi 1 hạt keo có 1 nhân. Lớp phân tử nằm phía ngoài của nhân phân li thành các ion và tạo ra lớp ion quyết định điện. Phía ngoài là lớp ion bù (gồm lớp ion bất động và lớp ion khuếch tán) mang điện tích trái dấu – Hình 7 SGK trang 22

Câu 2: Thành phần nào của keo đất có khả năng trao đổi ion với các ion trong dung dịch đất:

A. Lớp ion quyết định điện.

B. Lớp ion bất động.

C. Lớp ion khuếch tán.

D. Nhân keo đất.

Đáp án: C. Lớp ion khuếch tán.

Giải thích: Keo đất có khả năng trao đổi ion ở lớp ion khuếch tán với các ion của dung dịch đất – SGK trang 22

Câu 3: Nhờ khả năng trao đổi ion trong đất mà?

A. Chất dinh dưỡng trong đất ít bị rửa trôi.

B. Phản ứng dung dịch đất luôn ổn định.

C. Nhiệt độ đất luôn điều hòa.

D. Cây trồng được cung cấp đẩy đủ và kịp thời chất dinh dưỡng.

Đáp án: D. Cây trồng được cung cấp đẩy đủ và kịp thời chất dinh dưỡng.

Giải thích: Nhờ khả năng trao đổi ion trong đất làm cơ sở cho sự trao đổi dinh dưỡng giữa đất và cây trồng.

Câu 4: Khả năng hấp phụ của đất phụ thuộc vào yếu tố nào?

A. Thành phần cơ giới

B. Số lương keo đất.

C. Số lượng hạt sét

D. Phản ứng dung dịch đất

Đáp án: B. Số lượng keo đất.

Giải thích: Khả năng hấp phụ của đất là khả năng giữ lại các chất dinh dưỡng, các phân tử nhỏ như hạt limon, hạt sét…, hạn chế sự rửa trôi và chúng phụ thuộc vào số lương keo đất – SGK trang 23

Câu 5: Các chất dinh dưỡng trong đất được giữ lại ở đâu:

A. Keo đất

B. Keo đất và dung dịch đất.

C. Dung dịch đất.

D. Tất cả các loại hạt có trong đất.

Đáp án: B. Keo đất và dung dịch đất.

Giải thích: Các chất dinh dưỡng trong đất được giữ lại ở keo đất và dung dịch đất – SGK trang 22.

Câu 6: Chọn câu đúng:

A. Nếu [H+]>[OH-] thì đất có phản ứng kiềm.

B. Nếu [H+]<[OH-] thì đất có phản ứng trung tính.

C. Nếu [H+]>[OH-] thì đất có phản ứng chua.

D. Nếu [H+]<[OH-] thì đất có phản ứng chua.

Đáp án: C. Nếu [H+]>[OH-] thì đất có phản ứng chua.

Giải thích: Nếu [H+]>[OH-] thì đất có phản ứng chua – SGK trang 23

Câu 7: Yếu tố quyết định độ chua hoạt tính của đất ?

A. H+ trong dung dịch đất.

B. H+ và Al3+ trên bề mặt keo đất.

C. Al3+ trong dung dịch đất.

D. H+ và Al3+ trong keo đất.

Đáp án: A. H+ trong dung dịch đất.

Giải thích: Độ chua hoạt tính là độ chua do H+ trong dung dịch đất gây nên – SGK trang 23

Câu 8: Đất có phản ứng kiềm là do trong đất có chứa

A. các muối tan NaCl, Na2SO4.

B. các ion H+ và Al3+.

C. H2SO4.

D. các ion mang tính kiềm: Na+, K+, Ca2+...

Đáp án: D. ccác ion mang tính kiềm: Na+, K+, Ca2+...

Giải thích: Đất có phản ứng kiềm là do trong đất có chứa các muối kiềm Na2CO3, CaCO3… Khi các muối này thủy phân tạo thành NaOH và Ca(OH)2 làm cho đất hóa kiềm – SGK trang 23

Câu 9: Đất có độ phì nhiêu biểu hiện đặc điểm nào?

A. Tơi xốp, thoáng khí, nhiều mùn và VSV cho cây đạt năng suất cao

B. Đảm bảo cho cây đạt năng suất cao.

C. Cung cấp nước.

D. Không chứa chất độc hại.

Đáp án: A. Tơi xốp, thoáng khí, nhiều mùn và VSV cho cây đạt năng suất cao.

Giải thích: Độ phì nhiêu của đất là khả năng của đất cung cấp đồng thời và không ngừng nước, chất dinh dưỡng, không chứa các chất độc hại cho cây, đảm bảo cây đạt năng suất cao – SGK trang 23

Câu 10: Bón phân hữu cơ cho đất có tác dụng?

A. Chứa gốc axit, tăng dinh dưỡng cho đất.

B. Tăng hoạt động của VSV, bổ sung chất dinh dưỡng cho đất.

C. Chứa gốc axit, làm tăng hoạt động của VSV.

D. Chứa nhiều xác xenlulozo, làm cho đất hóa chua.

Đáp án: B. Tăng hoạt động của VSV, bổ sung chất dinh dưỡng cho đất.

Giải thích: Bón phân hữu cơ cho đất giúp tăng hoạt động của VSV, bổ sung chất dinh dưỡng cho đất

Vậy là chúng ta đã cùng nhau soạn xong Bài 7: Một số tính chất của đất trồng trong SGK Công nghệ 10. Mong rằng bài viết trên đã giúp các bạn nắm vững kiến thức lí thuyết, soạn được các câu hỏi trong nội dung bài học dễ dàng hơn qua đó vận dụng để trả lời câu hỏi trong đề kiểm tra để đạt kết quả cao.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021