logo

Soạn Công nghệ 10 Bài 30 ngắn nhất: Thực hành: Phối hợp khẩu phần ăn cho vật nuôi

Soạn Công nghệ 10 Bài 30 ngắn nhất: Thực hành: Phối hợp khẩu phần ăn cho vật nuôi

Trong bài học này Top lời giải sẽ cùng các bạn Tóm tắt lý thuyết và trả lời toàn bộ các câu hỏi Bài 30: Thực hành: Phối hợp khẩu phần ăn cho vật nuôi trong sách giáo khoa Công nghệ 10. 

Giờ chúng ta cùng nhau bắt đầu học bài nhé:

Mục tiêu cần đạt được của bài học:

Phối hợp một khẩu phần ăn cho vật nuôi.


Hướng dẫn Soạn Công nghệ 10 Bài 30 ngắn nhất

1. Bài tập

Phối hợp hỗn hợp thức ăn có 17% protein cho lợn ngoại nuôi thịt, giai đoạn lợn choai (khối lượng từ 20 – 50 kg) bằng thức ăn hỗn hợp, ngô, cám. Tỉ lệ ngô/ cám = 1/3. Hãy tính giá thàng của 1kg hỗn hợp từ các dữ liệu sau:

STT

Thức ăn

Protein (%)

Giá

1

Ngô

9,0

2.500

2

Cám gạo loại 1

13,0

2.100

3

Hỗn hợp đậm đặc

42,0

6.700

2. Bài giải

a) Phương pháp đại số

- Tính hàm lượng protein của hỗn hợp ngô với cám gạo:

((9%*1)+ (13%*3))/4=12% (1)

- Để phối trộn 100 kg thức ăn hỗn hợp cần x kg hỗn hợp đậm đặc và y kg hỗn hợp ngô và cám. Nên ta có phương trình x + y =100

- Thức ăn cần có 17% protein tức là trong 100kg phải có 17kg protein. Trong đó protein trong thức ăn đậm đặc là 0,42x và trong hỗn hợp ngô, cám gạo là 0,12y. Nên ta có phương trình 0.42x + 0.12y = 17 (2)

- Từ (1) và (2) ta có hệ hai phương trình hai ẩn:

- Giải ra ta được: x = 16,67kg, y = 83,33 kg

- Khối lượng ngô có trong hỗn hợp: 83,33/4 =20.83 kg

- Khối lượng cám gạo có trong hỗn hợp là 83,33 – 20,83 = 62,5 kg

b) Phương pháp hình vuông Pearson

- Vẽ hình vuông, kẻ 2 đường chéo và ghi các số liệu đã biết theo các vị trí như sau:

+ Góc trái trên ghi tỉ lệ % protein của hỗn hợp đậm đặc.

+ Góc trái dưới ghi tỉ lệ % protein của hỗn hợp ngô/ cám gạo, tỉ lệ 1/3.

+ Điểm giao nhau của hai đường chéo ghi tỉ lệ % protein trong TAHH.

- Tìm hiệu số giữa tỉ lệ protein.

+ Của HH1 với thức ăn hỗn hợp cần phối trộn. Kết quả ghi vào góc phải phía dưới, đối diện qua đường chén (42% - 17% = 25%).

+ Của thức ăn hỗn hợp cần phối trộn với HH2. Kết quả ghi vào góc phải phía trên, đối diện qua đường chép (17% - 12% = 5%).

- Cộng kết quả của hai hiệu trên (5% + 25% = 30%), ghi vào phía dưới bên phải của hình vuông:

- Tính lượng thức ăn HH1:

Trong 30 (kg) TAHH có 5 kg HH1

Vậy trong 100 kg TAHH có x (kg) HH2.

X= 100 * 5 : 30 = 16,67 (kg) HH1.

- Lượng thức ăn HH2 sẽ là:

Y= 100 – 16,67 = 83,33 kg

Kết quả giống với giải bằng phương pháp đại số.

3. Kết luận

Muốn có 100 (kg) thức ăn hỗn hợp cần 16,67 kg thức ăn hỗn hợp đậm đặc, 20,83 kg ngô và 62,5 kg cám gạo.

Chi phí cho dưới bảng

Tên thức ăn

Khối lượng

Protein (%)

Thành tiền

Ngô

20,83

1,87

52.075

Cám gạo loại I

62,5

8,13

131.250

Hỗn hợp đậm đặc

16,67

7,00

111.689

Tổng cộng

100,00

17,00

295.014


Trắc nghiệm Công nghệ 10 Bài 30 tuyển chọn

Câu 1: Tài liệu cần chuẩn bị cho bài thực hành phối hợp khẩu phần ăn cho vật nuôi không bao gồm?

A. Bảng tiêu chuẩn ăn của từng loại vật nuôi

B. Bảng thành phần và giá trị dinh dưỡng của các loại thức ăn

C. Máy tính cá nhân

D. Giá của từng loại thức ăn

Đáp án: C. Máy tính cá nhân

Giải thích: Tài liệu cần chuẩn bị cho bài thực hành phối hợp khẩu phần ăn cho vật nuôi bao gồm:

+ Bảng tiêu chuẩn ăn của từng loại vật nuôi

+ Bảng thành phần và giá trị dinh dưỡng của các loại thức ăn

+ Giá của từng loại thức ăn – SGK trang 87

Câu 2: Dụng cụ cần chuẩn bị cho bài thực hành phối hợp khẩu phần ăn cho vật nuôi bao gồm?

A. Máy tính cá nhân

B. Giấy

C. Bút

D. Cả A, B, C đều đúng

Đáp án: D. Cả A, B, C đều đúng

Giải thích: Dụng cụ cần chuẩn bị cho bài thực hành phối hợp khẩu phần ăn cho vật nuôi bao gồm: máy tính cá nhân, giấy, bút – SGK trang 87

Câu 3: Phương pháp tính khối lượng khẩu phần ăn cho vật nuôi gồm mấy phương pháp?

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Đáp án: A. 2

Giải thích: Phương pháp tính khối lượng khẩu phần ăn cho vật nuôi gồm 2 phương pháp – SGK trang 87, 88

Câu 4: Bước đầu tiên của phương pháp hình vuông Pearson được thực hiện như thế nào?

A. Vẽ một hình vuông, kẻ 2 đường chéo và ghi các số liệu đã biết theo các vị trí

B. Tìm hiệu số giữa tỉ lệ protein

C. Cộng kết quả của hai hiệu trên, ghi vào phía dưới bên phải của hình vuông

D. Tính lượng thức ăn ở hỗn hợp 1

Đáp án: A. Vẽ một hình vuông, kẻ 2 đường chéo và ghi các số liệu đã biết theo các vị trí

Giải thích: Bước đầu tiên của phương pháp hình vuông Pearson được thực hiện: Vẽ một hình vuông, kẻ 2 đường chéo và ghi các số liệu đã biết theo các vị trí – SGK trang 88

Câu 5: Lượng protein (%) có trong cám gạo loại I của bài tập là bao nhiêu?

A. 9%

B. 13%

C. 42%

D. 50%

Đáp án: B. 13%

Giải thích: Lượng protein (%) có trong cám gạo loại I của bài tập là: 13% - SGK trang 87

Câu 6: Phương pháp tính khối lượng khẩu phần ăn cho vật nuôi gồm:

A. Phương pháp đại số

B. Phương pháp hình vuông Pearson

C. Cả A và B đều đúng

D. Cả A và B đều sai

Đáp án: C. Cả A và B đều đúng

Giải thích: Phương pháp tính khối lượng khẩu phần ăn cho vật nuôi gồm:

+ Phương pháp đại số

+ Phương pháp hình vuông Pearson – SGK trang 87, 88

Câu 7: Phương pháp đại số không gồm bước nào sau đây?

A. Tính hàm lượng protein của hỗn hợp ngô với cám

B. Tính khối lượng ngô và cám trong hỗn hợp

C. Lập hệ phương trình cho tỉ lệ ngô với cám gạo

D. Vẽ một hình vuông, kẻ 2 đường chéo và ghi các số liệu đã biết theo các vị trí

Đáp án: D. Vẽ một hình vuông, kẻ 2 đường chéo và ghi các số liệu đã biết theo các vị trí

Giải thích: Phương pháp vẽ một hình vuông, kẻ 2 đường chéo và ghi các số liệu đã biết theo các vị trí là của phương pháp hình vuông Pearson – SGK trang 88

Câu 8: Giá của 1kg thức ăn hỗn hợp được tính trong bài tập trên là bao nhiêu?

A. 2 950,14đ

B. 1 895,16đ

C. 2 563,90đ

D. 1 995,26đ

Đáp án: A. 2 950,14đ

Giải thích:Giá của 1kg thức ăn hỗn hợp được tính trong bài tập trên là 2 950,14đ – Bảng SGK trang 89

Câu 9: Ngô và cám loại I có tỉ lệ?

A. Ngô/cám = 1/2

B. Ngô/cám = 2/3

C. Ngô/cám = 1/4

D. Ngô/cám = 1/3

Đáp án: D. Ngô/cám = 1/3

Giải thích: Ngô và cám loại I có tỉ lệ: ngô/cám = 1/3 – SGK trang 87

Câu 10: Giai đoạn lợn choai có khối lượng?

A. 5 – 10 kg

B. 20 – 30 kg

C. 20 – 50kg

D. 30 – 60kg

Đáp án: C. 20 – 50kg

Giải thích: Giai đoạn lợn choai có khối lượng từ 20 – 50kg – SGK trang 87

Vậy là chúng ta đã cùng nhau soạn xong Bài 30: Thực hành: Phối hợp khẩu phần ăn cho vật nuôi trong SGK Công nghệ 10. Mong rằng bài viết trên đã giúp các bạn nắm vững kiến thức lí thuyết, soạn được các câu hỏi trong nội dung bài học dễ dàng hơn qua đó vận dụng để trả lời câu hỏi trong đề kiểm tra để đạt kết quả cao.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021