logo

Soạn Công nghệ 10 Bài 2 ngắn nhất: Khảo nghiệm giống cây trồng

Soạn Công nghệ 10 Bài 2 ngắn nhất: Khảo nghiệm giống cây trồng

Trong bài học này Top lời giải sẽ cùng các bạn Tóm tắt lý thuyết và trả lời toàn bộ các câu hỏi Bài 2: Khảo nghiệm giống cây trồng trong sách giáo khoa Công nghệ 10. 

Giờ chúng ta cùng nhau bắt đầu học bài nhé:

Mục tiêu cần đạt được của bài học:

- Biết được mục đích , ý nghĩa của công tác khảo nghiệm giống cây trồng

- Biết được nội dung của các thí nghiệm so sánh giống, kiểm tra kỹ thuật, sản xuất quảng cáo


Hướng dẫn Soạn Công nghệ 10 Bài 2 ngắn nhất

Câu hỏi trang 9 Công nghệ 10

Nếu đưa giống mới vào sản xuất không qua khảo nghiệm, kết quả sẽ như thế nào?

Trả lời

Nếu đưa giống mới vào sản xuất mà không qua khảo nghiệm thì có thể giống sẽ cho năng suất, phẩm chất thấp vì có khả năng giống đó không phù hợp với điều kiện sinh thái ở địa phương đó. Và người dân chưa biết về đặc tính giống, yêu cầu kỹ thuật canh tác nên chưa có biện pháp tác động hợp lý.

Câu hỏi trang 10 Công nghệ 10

Giống mới chọn tạo hoặc nhập nội được so sánh với giống nào? So sánh về các chỉ tiêu gì?

Trả lời

- Giống mới chọn tạo hoặc nhập nội được so sánh với các giống phổ biến rộng rãi trong sản xuất đại trà.

- So sánh các chỉ tiêu sau:

    + Khả năng sinh trưởng và phát triển.

    + Năng suất của giống.

    + Khả năng chống chịu với điều kiện ngoại cảnh không thuận lợi.

Câu hỏi trang 10 Công nghệ 10

Mục đích của khảo nghiệm kiểm tra kĩ thuật là gì? Thí nghiệm kiểm tra kĩ thuật được tiến hành ở phạm vi nào?

Trả lời

- Mục đích của khảo nghiệm kiểm tra kĩ thuật là kiểm tra đề xuất của cơ quan chọn tạo giống về quy trình kĩ thuật gieo trồng.

- Phạm vi tiến hành: Trong mạng lưới khảo nghiệm giống Quốc gia.

Câu hỏi trang 11 Công nghệ 10

Thí nghiệm sản xuất quảng cáo nhằm mục đích gì?

Trả lời

Mục đích của sản xuất quảng cáo để tuyên truyền đưa giống mới vào sản xuất đại trà.

Soạn Bài 1 trang 11 ngắn nhất:

Tại sao phải khảo nghiệm giống cây trồng trước khi đưa vào sản xuất đại trà?

Trả lời:

Các tính trạng và đặc điểm của cây trồng như năng suất, chất lượng, khả năng chống chịu... do kiểu gen của giống quy định và được bộc lộ sau khi tương tác với môi trường. Trong những điều kiện môi trường cụ thể của từng vùng sinh thái, các tính trạng của giống có thể biến thiên khác nhau. Vì vậy, khảo nghiệm giống là để chúng ta đánh giá khách quan, chính xác đặc điểm của giống có phù hợp với điều kiện tự nhiên và hệ thống luân canh của vùng sản xuất hay không.

Soạn Bài 2 trang 11 ngắn nhất:

Thí nghiệm so sánh giống nhằm mục đích gì?

Trả lời:

Thí nghiệm so sánh với giống phổ biến được sản xuất đại trà nhằm xác định giống mới có tính ưu việt việt hơn về: sinh trưởng, phát triển, năng suất, chất lượng nông sản và tính chống chịu với điều kiện ngoại cảnh không thuận lợi.

Nếu giống mới vượt trội so với giống phổ biến trong sản xuất đại trà về các tiêu chí trên thì được chọn và gửi đến Trung tâm Khảo nghiệm giống Quốc gia để khảo nghiệm trong mạng lưới khảo nghiệm giống toàn quốc.

Soạn Bài 3 trang 11 ngắn nhất:

Vì sao phải tiến hành thí nghiệm kiểm tra kĩ thuật giống cây mới?

Trả lời:

Nhằm kiểm tra những đề xuất của cơ quan chọn tạo giống để xây dựng quy trình kĩ thuật, chuẩn bị cho mỏ rộng sản xuất đại trà.

Soạn Bài 4 trang 11 ngắn nhất:

Thí nghiệm sản xuất quảng cáo nhằm mục đích gì?

Trả lời:

Thí nghiệm sản xuất quảng cáo nhằm mục đích tuyên truyền đưa giống mới vào sản xuất đại trà, cần bố trí thí nghiệm sản xuất quảng cáo.


Trắc nghiệm Công nghệ 10 Bài 2 tuyển chọn

Câu 1: Mục đích của công tác khảo nghiệm giống cây trồng?

A. Cung cấp những thông tin về giống.

B. Tạo số lượng lớn hạt giống cung cấp cho đại trà.

C. Duy trì độ thuần chủng của giống.

D. Đánh giá khách quan, chính xác và công nhận kịp thời giống cây trồng mới phù hợp với từng vùng.

Đáp án: D. Đánh giá khách quan, chính xác và công nhận kịp thời giống cây trồng mới phù hợp với từng vùng.

Giải thích: Mục đích của công tác khảo nghiệm giống cây trồng là: đánh giá khách quan, chính xác và công nhận kịp thời giống cây trồng mới phù hợp với từng vùng – SGK trang 9

Câu 2: Công tác xem xét, theo dõi các đặc điểm sinh học, kinh tế, kĩ thuật canh tác để đánh giá xác nhận cây trồng là:

A. Khảo nghiệm giống cây trồng

B. Sản xuất giống cây trồng

C. Nhân giống cây trồng

D. Xác định sức sống của hạt

Đáp án: A. Khảo nghiệm giống cây trồng

Giải thích: Khảo nghiệm giống cây trồng là công tác xem xét, theo dõi các đặc điểm sinh học, kinh tế, kĩ thuật canh tác để đánh giá xác nhận cây trồng

Câu 3: Khảo nghiệm giống cây trồng có ý nghĩa quan trọng trong việc đưa giống mới vào:

A. Sản xuất.

B. Trồng, cấy.

C. Phổ biến trong thực tế.

D. Sản xuất đại trà.

Đáp án: D. Sản xuất đại trà.

Giải thích: Để đưa giống mới vào sản xuất đại trà cần khảo nghiệm giống cây trồng

Câu 4: Giống mới nếu không qua khảo nghiệm sẽ như thế nào?

A. Không sử dụng và khai thác tối đa hiệu quả của giống mới.

B. Không được công nhận kịp thời giống.

C. Không biết được những thông tin chủ yếu về yêu cầu kĩ thuật canh tác.

D. Không biết sự sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống.

Đáp án: C. Không biết được những thông tin chủ yếu về yêu cầu kĩ thuật canh tác.

Giải thích: Giống mới nếu không qua khảo nghiệm sẽ không biết được những thông tin về đặc tính và yêu cầu kĩ thuật của giống – SGK trang 9

Câu 5: Quy trình thí nghiệm khảo nghiệm giống cây trồng:

A. TN kiểm tra kĩ thuật → TN so sánh giống → TN sản xuất quảng cáo.

B. TN so sánh giống →TN kiểm tra kĩ thuật →TN sản xuất quảng cáo.

C. TN sản xuất quảng cáo →TN kiểm tra kĩ thuật →TN so sánh giống

D. TN so sánh giống →TN sản xuất quảng cáo → TN kiểm tra kĩ thuật.

Đáp án: B. TN so sánh giống →TN kiểm tra kĩ thuật →TN sản xuất quảng cáo.

Giải thích: Quy trình thí nghiệm khảo nghiệm giống cây trồng: TN so sánh giống →TN kiểm tra kĩ thuật →TN sản xuất quảng cáo – SGK trang 10, 11

Câu 6: Thí nghiệm so sánh giống nhằm mục đích gì?

A. Để mọi người biết về giống mới.

B. So sánh toàn diện giống mới nhập nội với giống đại trà.

C. Kiểm tra những kỹ thuật của cơ quan chọn tạo giống về quy trình kỹ thuật.

D. Duy trì những đặc tính tốt của giống.

Đáp án: B. So sánh toàn diện giống mới nhập nội với giống đại trà.

Giải thích:Thí nghiệm so sánh giống nhằm so sánh toàn diện giống mới nhập nội với giống đại trà – SGK trang 10

Câu 7: Một xã X mới nhập về một giống lúa mới đang được sản xuất phổ biến nơi đưa giống đi, để mọi người sử dụng giống này trước hết họ phải làm gì?

A. Làm thí nghiệm so sánh giống.

B. Làm thí nghiệm kiểm tra kĩ thuật.

C. Làm thí nghiệm quảng cáo.

D. Không cần làm thí nghiệm mà cho sản xuất đại trà ngay.

Đáp án: A. Làm thí nghiệm so sánh giống.

Giải thích: Làm thí nghiệm so sánh giống để họ so sánh giống mới với giống đang sản xuất phổ biến ở khu vực về các chỉ tiêu: sinh trưởng, phát triển, năng suất, chất lượng, tính chống chịu với các điều kiện môi trường

Câu 8: Nội dung của thí nghiệm so sánh là:

A. Bố trí thí nghiệm trên diện rộng

B. Bố trí sản xuất so sánh các giống với nhau.

C. Bố trí sản xuất so sánh giống mới với giống đại trà.

D. Bố trí sản xuất với các chế độ phân bón khác nhau.

Đáp án: C. Bố trí sản xuất so sánh giống mới với giống đại trà.

Giải thích: Thí nghiệm so sánh là: Bố trí sản xuất so sánh giống mới với giống đại trà – SGK trang 10

Câu 9: Thí nghiệm kiểm tra kĩ thuật nhằm mục đích gì?

A. Để mọi người biết về giống mới.

B. So sánh giống mới nhập nội với giống đại trà.

C. Kiểm tra những kỹ thuật của cơ quan chọn tạo giống về quy trình kỹ thuật.

D. Duy trì những đặc tính tốt của giống.

Đáp án: C. Kiểm tra những kỹ thuật của cơ quan chọn tạo giống về quy trình kỹ thuật.

Giải thích: Thí nghiệm kiểm tra kĩ thuật nhằm kiểm tra những kỹ thuật của cơ quan chọn tạo giống về quy trình kỹ thuật – SGK trang 10

Câu 10: Giống được cấp giấy chứng nhận Giống Quốc Gia khi đã đạt yêu cầu của:

A. Thí nghiệm sản xuất quảng cáo.

B. Thí nghiệm kiểm tra kĩ thuật.

C. Thí nghiệm so sánh giống.

D. Không cần thí nghiệm.

Đáp án: B. Thí nghiệm kiểm tra kĩ thuật.

Giải thích: Giống được cấp giấy chứng nhận Giống Quốc Gia khi đã đạt yêu cầu của: Thí nghiệm kiểm tra kĩ thuật – SGK trang 10

Vậy là chúng ta đã cùng nhau soạn xong Bài 2: Khảo nghiệm giống cây trồng trong SGK Công nghệ 10. Mong rằng bài viết trên đã giúp các bạn nắm vững kiến thức lí thuyết, soạn được các câu hỏi trong nội dung bài học dễ dàng hơn qua đó vận dụng để trả lời câu hỏi trong đề kiểm tra để đạt kết quả cao.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021