logo

Soạn Công nghệ 10 Bài 13 ngắn nhất: Ứng dụng công nghệ vi sinh trong sản xuất phân bón

Soạn Công nghệ 10 Bài 13 ngắn nhất: Ứng dụng công nghệ vi sinh trong sản xuất phân bón

Trong bài học này Top lời giải sẽ cùng các bạn Tóm tắt lý thuyết và trả lời toàn bộ các câu hỏi Bài 13: Ứng dụng công nghệ vi sinh trong sản xuất phân bón trong sách giáo khoa Công nghệ 10. 

Giờ chúng ta cùng nhau bắt đầu học bài nhé:

Mục tiêu cần đạt được của bài học:

- Trình bày được nguyên lý của công nghệ VSV trong sản xuất phân bón VSV

- Trình bày được đặc điểm của một số loại phân bón VSV thường dùng trong trồng trọt

- Áp dụng được kiến thức có hiệu quả vào sử dụng các loại phân bón VSV, tăng năng suất cây trồng


Hướng dẫn Soạn Công nghệ 10 Bài 13 ngắn nhất

Soạn Bài 1 trang 43 ngắn nhất:

Thế nào là ứng dụng công nghệ vi sinh trong sản xuất phân bón.

Trả lời:

- Công nghệ vi sinh nghiên cứu khai thác các hoạt động sống của vi sinh vật để tạo ra các sản phẩm có giá trị phục vụ đời sống và phát triển kinh tế xã hội.

- Ứng dụng công nghệ vi sinh, các nhà khoa học đã tạo ra các loại vi sinh vật cố định đạm, chuyển hóa lân và phân vi sinh vật phân giải chất hữu cơ.

Soạn Bài 2 trang 43 ngắn nhất:

Nêu đặc điểm và cách sử dụng của phân vi sinh cố định đạm.

Trả lời:

* Đặc điểm:

- Phân VSV cố định đạm là loại phân có chứa các nhóm VSV cố định nitơ tự do sống cộng sinh với cây họ Đậu, hoặc sống hội sinh với cây lúa và một số cây khác.

- Sản phẩm:

+ Phân Nitragin 

+ Phân Azogin

- Thành phần: than bùn, VSV nốt sần cây họ đậu, các chất khoáng và nguyên tố vi lượng

* Sử dụng:

- Tẩm hạt hoặc rễ trước khi gieo trồng.

- Bón trực tiếp vào đất.

- Sau khi tẩm hạt giống cần được gieo trồng và vùi vào đất ngay.

Soạn Bài 3 trang 43 ngắn nhất:

Nêu đặc điểm và cách sử dụng của phân vi sinh chuyển hóa lân.

Trả lời:

- Đặc điểm: là loại phân bón có chứa vi sinh vật chuyển hóa lân hữu cơ thành lân vô cơ (photphobacterin), hoặc vi sinh vật chuyển hóa lân khó tan thành lân dễ tan (phân lân hữu cơ vi sinh)

+ Thành phần: than bùn, vi sinh vật chuyển hóa lân, bột photphorit hoặc apatit, các nguyên tố khoáng và vi lượng.

- Cách dùng:

+ Để tẩm hạt giống trước khi gieo, hoặc bón trực tiếp vào đất.

Soạn Bài 4 trang 43 ngắn nhất:

Nêu ý nghĩa thực tế của việc bón phân vi sinh vật phân giải chất hữu cơ.

Trả lời:

- Việc bón phân vsv phân giải hữu cơ có rất nhiều ý nghĩa thực tế

- Hữu cơ được phân giải giúp hạn chế nơi trú ẩn của vsv gây hại

- Hạn chế việc tích lũy hữu cơ quá mức dẩn đến ngộ độc cây

- Hữu cơ được phân hủy giải phóng chất hữu dụng cho cây trồng (các chất khoáng và chất có ích đặc biệt là acid humic)

- Một số vsv phân giải chất hữu cơ còn có khả năng tiêu diệt vsv gây bệnh.

Vd: khi bón phân vi sinh chứa nấm trichoderma là loại vsv giúp phân giải chất hữu cơ ngoài ra nó còn ký sinh nấm fusarium là 1 loại nấm gây bệnh trên nhiều cây trồng

- Vsv có ít trong phân vi sinh cạnh tranh môi trường sống của vsv gây hại

- Ngoài ra sản phẩn sau cùng của việc phân giải chất hữu cơ là mùn giúp cải thiện cấu trúc đất


Trắc nghiệm Công nghệ 10 Bài 13 tuyển chọn

Câu 1: Loại phân nào có tác dụng chuyển hóa lân hữu cơ thành lân vô cơ:

A. Phân lân hữu cơ vi sinh.

B. Nitragin.

C. Photphobacterin.

D. Azogin.

Đáp án: C. Photphobacterin.

Giải thích: Loại phân có tác dụng chuyển hóa lân hữu cơ thành lân vô cơ là Photphobacterin – SGK trang 42

Câu 2: VSV phân giải lân hữu cơ → lân vô cơ dùng để sản xuất phân:

A. Azogin.

B. Nitragin.

C. Photphobacterin.

D. Lân hữu cơ vi sinh.

Đáp án: C. Photphobacterin.

Giải thích: VSV phân giải lân hữu cơ → lân vô cơ dùng để sản xuất phân Photphobacterin –SGK trang 42

Câu 3: VSV phân giải lân khó hòa tan → lân dễ hòa tan dùng để sản xuất phân:

A. Azogin.

B. Nitragin.

C. Photphobacterin.

D. lân hữu cơ vi sinh.

Đáp án: D. lân hữu cơ vi sinh.

Giải thích: VSV phân giải lân khó hòa tan → lân dễ hòa tan dùng để sản xuất phân lân hữu cơ vi sinh – SGK trang42

Câu 4: Loại phân bón nào dưới đây chứa VSV cố định đạm sống cộng sinh với cây họ đậu:

A. Phân lân hữu cơ vi sinh.

B. Nitragin.

C. Photphobacterin.

D. Azogin.

Đáp án: B. Nitragin.

Giải thích: Loại phân bón chứa VSV cố định đạm sống cộng sinh với cây họ đậu Nitragin – SGK trang 42

Câu 5: VSV cố định đạm hội sinh với cây lúa dùng để sản xuất phân:

A. Azogin.

B. Nitragin.

C. Photphobacterin.

D. Lân hữu cơ vi sinh.

Đáp án: A. Azogin.

Giải thích: VSV cố định đạm hội sinh với cây lúa dùng để sản xuất phân Azogin – SGK trang 42

Câu 6: Phân VSV phân giải chất hữu cơ có tác dụng gì?

A. Chuyển hóa lân hữu cơ →lân vô cơ

B. Phân giải chất hữu cơ →chất khoáng đơn giản.

C. Chuyển hóa lân khó tan → lân dễ tan

D. Chuyển hóa N2→ đạm

Đáp án: B. Phân giải chất hữu cơ →chất khoáng đơn giản

Giải thích: Phân VSV phân giải chất hữu cơ có tác dụng phân giải chất hữu cơ → chất khoáng đơn giản – SGK trang 43

Câu 7: Để tăng độ phì nhiêu của đất chúng ta cần:

A. Bón phân hữu cơ.

B. Làm đất, tưới tiêu hợp lí.

C. Bón phân hữu cơ, tưới tiêu hợp lí.

D. Làm đất, tưới tiêu hợp lí, bón phân hữu cơ.

Đáp án: D. Làm đất, tưới tiêu hợp lí, bón phân hữu cơ.

Giải thích: Để tăng độ phì nhiêu của đất chúng ta cần phải làm đất, tưới tiêu hợp lí, bón phân hữu cơ

Câu 8: Thành phần chính của xác thực vật là:

A. Lipit

B. Prôtêin

C. Photpho

D. Xenlulô

Đáp án: D. Xenlulô

Giải thích: Thành phần chính của xác thực vật là xenlulô –SGK trang 43

Câu 9: Phân vi sinh vật phân giải chất hữu cơ là:

A. loại phân bón có chứa các loài vi sinh vật phân giải chất hữu cơ.

B. loại phân bón có chứa các loài vi sinh vật cố định nitơ tự do.

C. loại phân bón có chứa các loài vi sinh vật chuyển hóa lân hữu cơ thành vô cơ.

D. loại phân bón có chứa các loài vi sinh vật chuyển hóa lân khó tan thành dễ tan.

Đáp án: A. loại phân bón có chứa các loài vi sinh vật phân giải chất hữu cơ.

Giải thích: Phân vi sinh vật phân giải chất hữu cơ là loại phân bón có chứa các loài vi sinh vật phân giải chất hữu cơ –SGK trang 43

Câu 10: Phân vi sinh vật cố định đạm là:

A. loại phân bón có chứa các loài vi sinh vật phân giải chất hữu cơ.

B. loại phân bón có chứa các loài vi sinh vật cố định nitơ tự do sống cộng sinh hoặc hội sinh.

C. loại phân bón có chứa các loài vi sinh vật chuyển hóa lân hữu cơ thành vô cơ.

D. loại phân bón có chứa các loài vi sinh vật chuyển hóa lân khó tan thành dễ tan.

Đáp án: B. loại phân bón có chứa các loài vi sinh vật cố định nitơ tự do sống cộng sinh hoặc hội sinh.

Giải thích: Phân vi sinh vật cố định đạm là loại phân bón có chứa các loài vi sinh vật cố định nitơ tự do sống cộng sinh hoặc hội sinh – SGK trang 42

Vậy là chúng ta đã cùng nhau soạn xong Bài 13: Ứng dụng công nghệ vi sinh trong sản xuất phân bón trong SGK Công nghệ 10. Mong rằng bài viết trên đã giúp các bạn nắm vững kiến thức lí thuyết, soạn được các câu hỏi trong nội dung bài học dễ dàng hơn qua đó vận dụng để trả lời câu hỏi trong đề kiểm tra để đạt kết quả cao.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021