logo

Soạn bài: Viết bài làm văn số 6 - Nghị luận văn học (ngắn nhất)


Soạn bài: Viết bài làm văn số 6 - Nghị luận văn học


ĐỀ 1

Gợi ý:

1. Mở bài

- Giới thiệu về tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm

- Nêu vấn đề cần nghị luận

2. Thân bài

a. Chuyện gia đình cũng dài như sông, mỗi thế hệ phải ghi vào một khúc.

* Giải thích

+ Truyền thống gia đình là dòng sông, cội nguồn của dòng sông là tổ tiên đi trước

+ Người con trong gia đình phải có trách nhiệm tiếp nối truyền thống yêu nước của cội nguồn đi trước, lập chiến công ghi vào “khúc” sông truyền thống.

+ Chiến và Việt phải tạo ra khúc sông của mình như chính khúc sông tổ tiên nguồn cội đã gây dựng.

* Chứng minh:

- Khúc thượng nguồn: thế hệ ông bà, má Việt và chú Năm,..

+ Má Việt gạt nước mắt đau thương nuôi các con trưởng thành. Kiên cường, cần cù, chịu thương, giàu đức hi sinh.

+ Chú Năm giữ cuốn sổ gia đình, giữ truyền thống tổ tiên, là người ủng hộ Việt và Chiến tòng quân, trong con người chú phảng phất tinh thần của nhà văn chiến sĩ Nguyễn Đình Chiểu.

- Khúc sông sau: Việt và Chiến – những người con tiếp nối truyền thống thượng nguồn.

- Chiến cô gái có tính cách y hệt mẹ những thích làm duyên, Chiến chu đáo và biết lo toan, lại dũng cảm. Nếu mẹ chưa có dịp được cầm súng ra trận thì Chiến lại may mắn hơn khi quyết liệt khi tên tòng quân, mang trên vai trách nhiệm lớn lao với gia đình, đất nước.

- Việt là chàng trai tuổi 17 vô tư, hiếu động nhưng cùng đầy anh dũng, bất khuất khi quyết tâm đánh giặc, trước nòng súng quân thù chưa bao giờ chùn bước.

b. Rồi trăm con sông của gia đình lại cùng đổ về một biển, "mà biển thì rộng lắm […], rộng bằng cả nước ta và ra ngoài cả nước ta".

+ Một dòng sông gia đình-> Nghĩ về muôn gia đình là muôn dòng sông, sông ba giờ cũng đổ ra biển lớn, vượt biên giới-> truyền thông quật cường của cả dân tộc, của cả nhân loại.

+ Sức mạnh tranh đấu được sinh ra từ những mất mát, đau thương.

3. Kết bài

Bày tỏ suy nghĩ của em và trách nhiệm của bản thân.


ĐỀ 2

1. Mở bài

- Giới thiệu khái quát về hai tác phẩm.

- Giới thiệu sơ lược về vẻ đẹp của thiên nhiên trữ tình thơ mộng qua hình ảnh hai dòng sông trong tác phẩm.

2. Thân bài

a. Hình ảnh thơ mộng, trữ tình của sông Đà

+ Mang vẻ đẹp mềm mại tựa áng tóc dài mơ mộng.

+ Sắc nước đặc biệt thay đổi theo mùa, mỗi mùa một vẻ riêng.

+ Hai bên dòng sông là khung cảnh trù phú, trữ tình của thiên nhiên.

b. Hình ảnh thơ mộng, trữ tình của dòng sông Hương.

+ Sông Hương tựa như một cô gái đẹp đang mơ màng ngủ.

+ Sông Hương đi qua vùng núi hoang dã tựa như một người con gái rạo rực sắc xuân với niềm khát khao hòa nhập mạnh mẽ.

+ Sắc màu sông Hương có khi thay đổi theo ngày tựa tâm hồn nàng thơ vậy: sớm xanh , trưa vàng, chiều tím.

+ Sông Hương đi qua những vùng cổ kính lại mang vẻ trầm mặc, nghe tiếng chuông chùa Thiên Mụ lại bừng lên tươi tắn.

c. So sánh phong cách nghệ thuật hai bài viết để thấy được nét đặc trưng riêng của từng tác giả

3. Kết bài

Qua vẻ đẹp dòng sông, khẳng định tình yêu quê hương, đất nước.


ĐỀ 3

Về một truyện ngắn trong nền văn xuôi hiện đại Việt Nam mà anh (chị) yêu thích.

1. Mở bài

+ Giới thiệu sơ lược truyện ngắn Vợ nhặt và tác giả Kim Lân

+ Giới thiệu sơ lược về vẻ đẹp trong tình huống truyện Vợ nhặt

2. Thân bài

a. Bối cảnh ra đời tình huống:

+ Hàng triệu người chết trong nạn đói khủng khiếp những năm 1945

+ Sự sống của con người trở nên mỏng manh hơn bao giờ hết

b. Tình huống nhặt vợ

* Nhân vật Tràng:

-  Vẻ bề ngoài xấu xí.

- Không nhanh nhẹn, có phần đờ đẫn.

- Nhà rất nghèo, ở với mẹ già, phận làm thuê.

- Cái chết cũng đang chực chờ đe doạ.

=> rất khó có vợ.

* Tràng lấy được thị chỉ nhờ vài bát bánh đúc => tưởng khó mà hoá dễ

* Việc Tràng lấy vợ khiến ai cũng bất ngờ:

- Cả xóm đều ngạc nhiên.

- Bà cụ Tứ vừa mừng, vừa tủi.

- Bản thân Tràng cũng không tin được việc mình đã có vợ.

* Tình huống truyện tuy bất ngờ, éo le nhưng lại vô cùng hợp lí.

- Tràng dễ dàng có được vợ trong nạn đói.

- Sự cưu mang giữa những người khốn khó với nhau.

c. Giá trị hiện thực:

- Phản ánh hiện thực xã hội lúc bấy giờ, giá trị con người trở nên bèo bọt, rẻ rúng.

- Tố cáo xã hội thực dân tàn ác khiến người người khốn khổ.

d. Giá trị nhân đạo:

- Niềm cảm thông của tác giả tới số phận con người.

- Trong khốn khó, tình cảm con người càng đang được trân quý.

- Niềm tin hy vọng vào ngày mai tốt đẹp.

3. Kết bài

Khẳng định lại vẻ đẹp trong tình huống truyện góp nên thành công của tác phẩm.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác