logo

Soạn bài: Viết bài làm văn số 3. Nghị luận văn học (siêu ngắn)

Ngoài 2 bản Soạn bài Chi tiết và Ngắn nhất, các thầy cô giáo tại TOPLOIGIAI giới thiệu đến các bạn thêm bản Soạn bài Viết bài làm văn số 3 Nghị luận văn học ngắn gọn, hi vọng bản soạn văn 11 siêu ngắn sẽ giúp các bạn học tập tốt hơn


Soạn bài: Viết bài làm văn số 3. Nghị luận văn học – Bản 1

Đề 1 (trang 92 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

Mở bài:

- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận

Thân bài: 

- Giới thiệu chung về Truyện Kiều

- Vị trí đoạn trích

- Giới thiệu hai chị em => đều đẹp: “tố nga”, “mỗi người một vẻ, mười phân vẹn mười”

- Phân tích vẻ đẹp của Thúy Vân: 

Vân xem trang trọng khác vời

Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang

Hoa cười, ngọc thốt, đoan trang,

Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da.

+ Vẻ đẹp đoan trang, phúc hậu.

+ Vẻ đẹp của sự hài hòa và dung hòa được với "xung quanh"

- Vẻ đẹp của Kiều: 

Kiều càng sắc sảo mặn mà

So bề tài sắc lại là phần hơn:

...

Khúc nhà tay lựa nên chương,

Một thiên "bạc mệnh" lại càng não nhân.

+ Thúy Kiều lại được tả là sắc sảo mặn mà” hơn hẳn Thủy Vân => Đó là nghệ thuật đòn bẩy

+ Vẻ đẹp lộng lẫy sắc nước hương trời đến hoa phải ghen, liễu phải hờn

+ Thúy Kiều chẳng những rất đẹp mà còn thông minh và tài hoa nữa: giỏi thơ,ca, nhạc hoạ…

+ Dự cảm về số mệnh: “bạc mệnh”

- Nghệ thuật: ước lệ, tượng trung, điển cổ để miêu tả, làm nổi bật vẻ đẹp của hai chị em

Kết bài:

- Khẳng định lại vẻ đẹp của hai chị em

- Trân trọng đề cao vẻ đẹp con người, vẻ đẹp hoàn thiện , hoàn mỹ của hai chị em Kiều => cảm hứng nhân đạo.

Đề 2 (trang 93 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

Mở bài:

- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận

Thân bài: 

* Giống nhau:

- Nguyễn Khuyến và Tú Xương cùng sống trong một thời đại: buổi đầu chế độ thực dân nửa phong kiến ở nước ta.

- Tâm sự chung: căm ghét chế độ thực dân nửa phong kiến, đau xót cho kiếp đời nô lệ, sự bất lực trước thời cuộc,…

- Thân thế và hoàn cảnh của hai nhà thơ khác nhau: Nguyễn Khuyến đỗ đạt, có khoa danh, làm quan 10 năm rồi ở ẩn; Tú Xương tám lần đi thi chỉ đỗ tú tài, không được bổ nhiệm, cảnh nhà nheo nhóc nghèo túng.

- Giọng thơ của hai tác giả khác nhau:

+ Nguyễn Khuyến: giọng thơ nhẹ nhàng, trầm lắng, chất chứa suy tư

Chứng minh qua bài thơ Thu điếu

+ Tú Xương: có giọng thơ chế giễu sâu cay, mạnh mẽ, dù viết thành công ở cả thơ trữ tình và thơ trào phúng nhưng mảng trào phúng dữ dội, sâu cay để lại ấn tượng hơn.

Chứng minh qua bài thơ Vịnh khoa thi hương

Kết bài:

- Khái quát lại vấn đề

Đề 3 (trang 93 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

Mở bài:

- Giới thiệu tác giả Nguyễn Đình Chiểu và tác phẩm

- Dẫn dắt vấn đề

Thân bài: 

* Khái quát: Nêu hoàn cảnh sáng tác bài văn tế, giới thiệu về xuất thân những người nghĩa sĩ Cần Giuộc.

* Hình tượng người nông dân – nghĩa sĩ trong bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc:

- Trước trận công đồn, họ là những người nông dân cần cù, lam lũ trong đời thường:

+ Cuộc đời lam lũ, tủi cực: cui cút làm ăn, toan lo nghèo khó, chỉ biết ruộng trâu ở trong làng bộ; việc cuốc việc cày việc bừa tay vốn quen làm.

+ Hoàn toàn xa lạ với việc binh đao: chưa quen cung ngựa, đâu tới trường nhung; tập khiên tập súng tập mác mắt chưa từng ngó.

- Những biến chuyển của họ khi quân giặc xâm lược:

+ Về tình cảm: sốt ruột trước động thái của triều đình trông tin quan như trời hạn trông mưa, căm thù giặc sục sôi muốn tới ăn gan, muốn ra cắn cổ.

+ Về nhận thức: có ý thức trách nhiệm cao với sự nghiệp cứu nước một mối xa thư đồ sộ… đâu dung lũ treo dê bán chó.

+ Hành động tự nguyện mến nghĩa làm quân chiêu mộ và ý chí quyết tâm tiêu diệt giặc (nào đợi, chẳng thèm, ra sức đoạn kình, ra tay bộ hổ).

- Vẻ đẹp hào hùng của đội quân áo vải trong trận đánh Tây:

+ Tương quan lực lượng quá thiệt thòi, các nghĩa sĩ có vũ khí thô sơ, lực lượng mỏng trong khi kẻ thù hùng hậu, vũ khí hiện đại.

+ Bức tượng đài tập thể nghĩa sĩ vừa mộc mạc, giản dị vừa đậm chất anh hùng với tấm lòng mến nghĩa, tư thế hiên ngang, coi thường mọi khó khăn, thiếu thốn: mến nghĩa làm quân chiêu mộ, ngoài cật có một manh áo vải, hỏa mai đánh bằng rơm con cúi, nào đợi tập rèn, không chờ bày bố, nào đợi mang, chi nài sắm dao tu nón gõ…

+ Tinh thần anh dũng quả cảm, khí thế tiến công như vũ bão, hành động đánh giặc quyết liệt: các động từ mạnh (đánh, đốt, chém, đạp, xô, hè, ó), hành động dứt khoát (đốt xong, chém đặng, trối kệ), khí thế ngút trời (coi giặc cũng như không, liều mình như chẳng có, trối kệ tàu sắt tàu đồng súng nổ, nào sợ… đạn nhỏ đạn to).

- Nghệ thuật xây dựng hình tượng người nông dân – nghĩa sĩ:

+ Bút pháp hiện thực đặc sắc, khai thác những chi tiết chân thực, đậm đặc chất sống, mang tính khái quát và đặc trưng cao.

+ Hệ thống từ ngữ sử dụng nhiều động từ mạnh, khẩu ngữ nông thôn, từ ngữ mang đặc trưng Nam Bộ, phép đối, từ ngữ bình dị, nhiều biện pháp tu từ được sử dụng rất thành công…

+ Cảm xúc chân thành, sâu nặng, mãnh liệt; giọng văn bi tráng, thống thiết.

Kết bài: Khẳng định vẻ đẹp và ý nghĩa cao cả của hình tượng người nông dân – nghĩa sĩ trong bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc.

Đề 4 (trang 93 SGK Ngữ văn 11 tập 1)

Mở bài:

- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận

Thân bài: 

* Cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu:

- Xuất thân trong gia đình nhà nho, bố làm quan.

- Mẹ ông là vợ thứ.

- Ông học rộng tài cao.

- Gặp phải biến cố, bị mù mắt.

- Quay về Gia Định mở trường dạy học và bốc thuốc.

- Tham gia cuộc kháng chiến của dân tộc.

=> Cuộc đời nhiều trắc trở nhưng cao đẹp, giàu lý tưởng.

* Thơ văn Nguyễn Đình Chiểu:

- Tư tưởng nhân nghĩa

- Tư tưởng yêu nước

- Đặc sắc nghệ thuật

=> Nguyễn Đình Chiểu tiêu biểu cho đạo đức truyền thống, lòng yêu nước thương dân và tinh thần yêu nước chống giặc của người Nam Bộ thời kì chống Pháp (lấy dẫn chứng từ cuộc đời và thơ văn như bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Văn tế nghĩa sĩ trận vong Lục tỉnh, Chạy giặc).


Soạn bài: Viết bài làm văn số 3. Nghị luận văn học – Bản 2

Đề 1 (trang 92 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):

So sánh tài sắc của Thúy Vân và Thúy Kiều được thể hiện trong đoạn trích đã cho.

Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận.

Thân bài: 

Luận điểm 1: So sánh vẻ đẹp ngoại hình của Thúy Kiều và Thúy Vân

   + Thúy Vân: vẻ đẹp hài hòa, đầy đặn, đoan trang.

- Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang

- Hoa cười ngọc thốt đoan trang

- Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da

   + Thúy Kiều: vẻ đẹp sắc sảo, mặn mà.

- Làn thu thủy, nét xuân sơn

- Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh

- Nghiêng nước nghiêng thành

Luận điểm 2: So sánh tài năng của Thúy Kiều và Thúy Vân

   + Thúy Kiều có tài năng thiên bẩm, vượt trội về nhiều mặt.

- Thông minh vốn sẵn tính trời

- Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm

- Cung thương làu bậc ngũ âm

- Nghề riêng ăn đứt Hồ cầm một trương

- Khúc nhà tay lựa nên chương

Luận điểm 3: Kết luận

Mỗi người đẹp một vẻ đẹp riêng nhưng hình ảnh Kiều được khắc họa nổi bật hơn hẳn người em Thúy Vân.

Kết bài: Khẳng định tài năng miêu tả, đặc sắc nghệ thuật trong ngòi bút của Nguyễn Du.

Đề 2 (trang 92 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):

Nguyễn Khuyến và Tú Xương có nỗi niềm tâm sự giống nhau nhưng giọng thơ có điểm khác nhau như thế nào? Hãy làm rõ ý kiến của mình.

Mở bài: Giới thiệu vấn đề (Khẳng định mỗi tác giả đều có phong cách nghệ thuật riêng, giọng điệu riêng).

Thân bài:

Luận điểm 1: Giọng thơ của Nguyễn Khuyến.

- Làm sáng tỏ qua bài Câu cá mùa thu (chủ yếu là giọng thơ trầm lắng, buồn, chất chứa suy tư).

Luận điểm 2: Giọng thơ của Tú Xương.

- Làm sáng tỏ qua bài Vịnh khoa thi Hương (giọng thơ trào phúng, chế giễu sâu cay).

Luận điểm 3: So sánh

- Khái quát lại sự khác nhau trong giọng thơ.

- Lý giải sự khác nhau đó (do đặc điểm phong cách nghệ thuật).

Kết bài: Khẳng định tài năng và cá tính sáng tạo riêng của mỗi tác giả.

Đề 3 (trang 93 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):

Vẻ đẹp của hình tượng người nông dân trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu.

Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận.

Thân bài: 

Luận điểm 1: Người nông dân lam lũ, cần cù trong cuộc sống mưu sinh hằng ngày

- Côi cút làm ăn, toan lo nghèo khó.

- Chỉ biết ruộng trâu ở trong làng bộ

- Việc cuốc, việc cày, việc bừa, việc cấy tay vốn quen làm.

Luận điểm 2: Người nông dân bỗng chốc hóa phi thường, thành người nông dân nghĩa sĩ cao cả, đẹp đẽ.

- Bất chấp những thiếu thốn, khó khăn về vật chất, sẵn sàng chiến đấu với những vũ khí, trang bị thô sơ, đơn giản nhất.

- Lấy ít chọi nhiều, khiến địch tan tác, hoảng sợ.

- Hi sinh anh dũng, hi sinh vì lý tưởng vì truyền thống dân tộc, vì lòng yêu nước.

Luận điểm 3: Lần đầu tiên trong văn học Việt Nam xuất hiện hình tượng độc đáo này → sáng tạo của Nguyễn Đình Chiểu.

Kết bài: Khẳng định tài năng, tấm lòng của tác giả Nguyễn Đình Chiểu.

Đề 4 (trang 93 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):

Những cảm nhận sâu sắc của anh chị qua tìm hiểu cuộc đời và thơ văn Nguyễn Đình Chiểu.

Mở bài: giới thiệu vấn đề nghị luận.

Thân bài: 

Luận điểm 1: Cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu.

- Xuất thân trong gia đình nhà nho, bố làm quan.

- Mẹ ông là vợ thứ.

- Ông học rộng tài cao.

- Gặp phải biến cố, bị mù mắt.

- Quay về Gia Định mở trường dạy học và bốc thuốc.

- Tham gia cuộc kháng chiến của dân tộc.

⇒ Cuộc đời nhiều trắc trở nhưng cao đẹp, giàu lý tưởng.

Luận điểm 2: Thơ văn Nguyễn Đình Chiểu.

   + Đặc sắc nội dung:

- Tư tưởng nhân nghĩa: gắn với thương dân.

- Tư tưởng yêu nước.

   + Đặc sắc nghệ thuật:

- Từ ngữ đậm màu sắc Nam Bộ, giản dị.

- Giọng điệu tha thiết, giàu sắc thái.

- …

Luận điểm 3: Cảm nhận, bình luận.

- Cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu nhiều thách thức, trải qua thời kì biến động của đất nước → tạo nên vốn sống, sự bao quát hiện thực cho thơ văn.

- Ông là một người nghệ sĩ tài năng.

- Ông còn là một con người có phẩm chất đẹp đẽ, đáng quý.

Kết bài: Kết luận.


Soạn bài: Viết bài làm văn số 3. Nghị luận văn học – Bản 3

Đề 1 (trang 92 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):

Gợi ý:

Mở bài:

- Giới thiệu khái quát Nguyễn Du và Truyện Kiều

- Nêu vấn đề: Tài sắc của Thúy Vân và Thúy Kiều trong đoạn trích

Thân bài: 

- Giới thiệu hoàn cảnh gia đình và mối quan hệ của Thúy Vân, Thúy Kiều, khẳng định hai người đều “mười phân vẹn mười”

- Phân tích, so sánh vẻ đẹp của Thúy Vân, Thúy Kiều

+Phân tích vẻ đẹp của Thúy Vân: Vẻ đẹp nhẹ nhàng, mây thua tuyết nhường

+Phân tích vẻ đẹp của Thúy Kiều: vẻ đẹp sắc sảo mặn mà, hoa ghen liễu hờn

=> So sánh về vẻ đẹp hình thức, Kiều có phần hơn, nhưng trong khi miêu tả Kiều, tác giả dự báo trước về số phận nàng sau này

- Phân tích, so sánh vẻ đẹp của Thúy Vân, Thúy Kiều

+ Thúy Vân: Không được nói đến nhiều về tài năng

+ Thúy Kiều: Không chỉ có vẻ đẹp mà còn có tài năng: cầm kì thi họa,…

=> So sánh về tài năng, Kiều có phần hơn

- Dù vậy, cần khẳng định cả hai chị em Thúy Vân, Thúy Kiều đều mang những vẻ đẹp đáng quý và phẩm hạnh đáng trân trọng

Kết bài:

- Khẳng định lại vấn đề

Đề 2 (trang 92 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):

Gợi ý:

- Cần phân tích làm rõ được những điểm giống nhau trong nỗi niềm tâm tư và sự khác nhau trong giọng điệu

- Khác nhau:

+ Giọng điệu thơ Nguyễn Khuyến (phân tích trong Câu cá mùa thu): Buồn, suy tư trầm lắng

+ Giọng điệu thơ Tú Xương (phân tích trong Câu cá mùa thu): giọng chế giễu sâu cay

- Giống nhau: Cần khẳng định dù mang giọng thơ khác nhau nhưng trong thơ của mình, hai nhà thơ đều thể hiện tâm sự yêu nước thầm kín

- Lý giải sự khác nhau: Dựa trên phong cách nhà văn

Đề 3 (trang 93 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):

Mở bài:

- Vài nét về Nguyễn Đình Chiểu và tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

- Khái quát chung về hình tượng người nông dân nghĩa sĩ trong tác phẩm

Thân bài: 

1. Nguồn gốc xuất thân của những người nông dân nghĩa sĩ

=> Những người nghèo khó và lương thiện, chính hoàn cảnh đã buộc họ phải đứng lên trở thành những người chiến sĩ và cuối cùng là “nghĩa sĩ”

2. Người nông dân nghĩa sĩ hiện lên với lòng yêu nước nồng nàn

- Khi TD Pháp xâm lược người nông dân cảm thấy: Ban đầu lo sợ => trông chờ tin quan => ghét => căm thù => đứng lên chống lại.

3. Người nông dân nghĩa sĩ cao đẹp bởi tinh thần chiến đấu

- Tinh thần chiến đấu tuyệt vời: Vốn không phải lính diễn binh, chỉ là đân ấp dân lân mà “mến nghĩa làm quân chiêu mộ”

- Quân trang rất thô sơ mà lập được những chiến công đáng tự hào

4. Người nông dân nghĩa sĩ đáng kính trọng bởi sự hi sinh anh dũng

- Sự hi sinh của những người nông dân được nói đến một cách hình ảnh với niềm tiếc thương chân thành, họ xứng đáng đi vào sử sách

Kết bài:

- Khái quát những nét nghệ thuật tiêu biểu làm nên thành công của hình tượng

- Liên hệ bản thân

Đề 4 (trang 93 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):

Mở bài:

- Vài nét về Nguyễn Đình Chiểu và giá trị thơ văn ông

Thân bài: 

1. Cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu: cuộc đời gian truân

- NĐC(1822-1888), sinh tại quê mẹ ở tỉnh Gia Định xưa trong một gia đình nhà nho.

- 1843, đỗ tú tài.

- 1846, ông ra Huế chuẩn bị thi tiếp thì hay tin mẹ mất  bỏ thi, về quê  bị mù.

- Về Gia Định mở trường dạy học, bốc thuốc chữa bệnh cho dân và làm thơ.

- Giặc Pháp dụ dỗ, mua chuộc nhưng ông vẫn giữ trọn tấm lòng thủy chung son sắt với đất nước và nhân dân.

2. Thơ văn Nguyễn Đình Chiểu: sáng ngời lí tưởng nhân nghĩa và lòng yêu nước

a. Những sáng tác chính

- Truyện Lục Vân Tiên

- Dương Từ- Hà Mậu

- Chạy giặc, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, văn tế Trương Định…

b. Nội dung thơ văn

- Lí tưởng đạo đức, nhân nghĩa

- Lòng yêu nước, thương dân

c. Nghệ thuật thơ văn

- Văn chương trữ tình đạo đức: vẻ đẹp thơ văn tiềm ẩn trong tầng sâu cảm xúc, suy ngẫm.

- Bút pháp trữ tình xuất phát từ cõi tâm trong sáng, nhiệt thành...

- Đậm đà sắc thái Nam bộ: Lời ăn tiếng nói mộc mạc.....

- Lối thơ thiên về kể mang màu sắc diễn xướng rất phổ biến trong VHDG Nam Bộ.

3. Cảm nhận về cuộc đời và thơ văn Nguyễn Đình Chiểu

- Tuy cuộc đời lắm gian truân nhưng NĐC vẫn sáng ngời nhân cách đạo đức và bộc lộ tài năng nghệ thuật của mình, ông xứng đáng là một “ngôi sao sáng” trong nền văn học dân tộc

Kết bài:

- Khái quát lại về cuộc đời và giá trị thơ văn NĐC

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác