logo

Soạn bài: Từ tượng hình, từ tượng thanh (siêu ngắn)


Soạn bài: Từ tượng hình, từ tượng thanh


I. ĐẶC ĐIỂM, CÔNG DỤNG

a.

- Từ gợi tả dáng vẻ, trạng thái: Móm mém, xồng xộc, vật vã, rũ rượi, xộc xệch, sòng sọc.

- Từ mô phỏng âm thanh tự nhiên: Hu hu, ư ử .

b. Tác dụng:

+ Gợi ra sự cụ thể về hình ảnh và âm thanh nhờ vậy kể và tả sinh động hơn

+ Mang lại giá trị biểu cảm cao


II. LUYỆN TẬP

Câu 1 (trang 49 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

Từ tượng hình

Rón rén, lực điền, chỏng quèo.

Từ tượng thanh

Soàn soạt, bịch, bốp, nham nhảm.

Câu 2 (trang 49 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

Từ tượng hình tả dáng đi của người:  thướt tha, khúm núm , lom khom, chập chững, thoăn thoắt, lon ton, lù đù.

Câu 3 (trang 49 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

Phân biệt ý nghĩa:

Ha hả

Tiếng cười rất sảng khoái, to

Hì hì

Tiếng cười nhẹ nhàng, e thẹn

Hô hố

Tiếng cười to, có vẻ thô lỗ

Hơ hớ

Tiếng cười đầy thoải mái, to, rõ

Câu 4 (trang 49 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

Đặt câu:

- Những hạt mưa xuân lắc rắc trên mái hiên nhà

- Nước mắt cụ rơi lã chã vì phải xa con lúc này

- Những nụ hoa đào lấm tấm nở chào xuân

- Con đường hành quân khúc khuỷu, gập ghềnh

- Những chú đom đóm lập lòe trong góc tối.

- Chiếc đồng hồ tích tắc đều từng nhịp

- Mưa rơi lộp bộp, lộp bộp trên những tàu lá chuối

-Những chú vịt bầu lạch bạch đi đi kiếm ăn

-Tiếng người đàn ông ồm ồm phát ra nơi ngõ nào đó.

- Dòng thác chảy ào ào xối xả trên vách núi

Câu 5* (trang 49 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

Một số bài thơ sử dụng từ tượng hình, tượng thanh:

- Chú bé loắt choắt

Cái xắc xinh xinh

Cái chân thoăn thoắt

Cái đầu nghênh nghênh.

(Lượm – Tố Hữu)

Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm

Heo hút cồn mây súng ngửi trời

(Tây tiến - Quang Dũng)

- Lom khom dưới núi tiều vài chú

Lác đác bên sông chợ mấy nhà.

      (Qua Đèo Ngang – Bà Huyện Thanh Quan)

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác