logo

Soạn bài: Thực hành về sử dụng một số kiểu câu trong văn bản (siêu ngắn)

Hướng dẫn Soạn bài Thực hành về sử dụng một số kiểu câu trong văn bản siêu ngắn gọn. Với bản soạn văn 11 siêu ngắn gọn này các bạn sẽ chuẩn bị bài trước khi đến lớp nhanh chóng và nắm vững nội dung tác phẩm dễ dàng nhất.


Soạn bài: Thực hành về sử dụng một số kiểu câu trong văn bản - Bản 1


I - DÙNG KIỂU CÂU BỊ ĐỘNG

Câu 1 (trang 194 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

a. Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:

b. Câu bị động: Hắn chưa được một người đàn bà nào yêu cả.

c. Chuyển sang câu chủ động: Chưa một người đàn bà nào yêu hắn cả.

Thay câu chủ động vào vị trí câu bị động tuy không làm câu sai nhưng không nối tiếp ý và hướng triển khai ý của câu trước.

Câu 2 (trang 194 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

Xác định câu bị động trong đoạn trích và phân tích tác dụng về mặt liên kết ý:

- Câu bị động: Đời hắn chưa bao giờ được săn sóc bởi một bàn tay “đàn bà”.

- Tác dụng: tạo sự liên kết ý với câu đi trước, nghĩa là tiếp tục nói về đề tài hắn.


II - DÙNG KIỂU CÂU CÓ KHỞI NGỮ

Câu 1 (trang 194 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

a. Đọc đoạn trích và thực hiện yêu cầu:

b. Câu có khởi ngữ: Hành thì nhà thị may lại còn => Khởi ngữ: hành.

So sánh tác dụng của kiểu câu có khởi ngữ và kiểu câu không có khởi ngữ:

- Hai kiểu câu này tương đương về nghĩa cơ bản: biểu hiện cùng một sự việc.

- Câu có khởi ngữ liên kết chặt chẽ hơn về ý với câu đi trước nhờ sự đối lập giữa các từ hành và gạo, hai thứ cần thiết để nấu cháo hành. Vì thế viết như Nam Cao là cách viết tối ưu.

Câu 2 (trang 195 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

Câu thích hợp để dùng vào vị trí bỏ trống: câu C.

Câu 3 (trang 195 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

Xác định khởi ngữ trong mỗi đoạn trích và chỉ ra đặc điểm của khởi ngữ:

a. Khởi ngữ: tự tôi => đứng ở đầu câu, trước chủ ngữ, có dấu hiệu quãng ngắt là dấu “,” và có tác dụng nêu một đề tài có quan hệ liên tưởng.

b. Khởi ngữ: Cảm giác, tình tự, đời sống cảm xúc => đứng ở đầu câu trước chủ ngữ, có dấu hiệu quãng ngắt là dấu “,” và có tác dụng nêu một đề tài có quan hệ với điều đã nói trong câu trước, thể hiện thông tin đã biết từ câu trước.


III - DÙNG KIỂU CÂU CÓ TRẠNG NGỮ CHỈ TÌNH HUỐNG

Câu 1 (trang 195 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

Đọc đoạn trích, chú ý các từ in đậm và trả lời câu hỏi:

a. Phần in đậm ở vị trí đầu câu.

b. Phần in đậm có cấu tạo là cụm động từ.

c. Chuyển: Bà già kia thấy thị hỏi, bật cười.

 Nhận xét: sau khi chuyển, câu có hai vị ngữ, hai vị ngữ này có cùng cấu tạo là các cụm động từ, cùng biểu hiện hoạt động của chủ thể là bà già kia. Nhưng viết theo kiểu câu có một cụm động từ trước chủ ngữ thì câu nối tiếp về ý rõ ràng hơn với câu trước đó.

Câu 2 (trang 195 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

Đáp án C vì:

- Nếu viết theo đáp án A (có trạng ngữ chỉ thời gian khi) thì sự việc ở câu này và câu trước đó như xa nhau, cách một quãng thời gian.

- Nếu viết theo đáp án B (câu có hai vế đều có chủ ngữ và vị ngữ) thì lặp lại chủ ngữ không cần thiết, gây ấn tượng nặng nề.

- Nếu viết theo đáp án D (câu có 1 chủ ngữ và 2 vị ngữ) thì không tạo được mạch liên kết ý chặt chẽ với câu trước.

- Nếu viết theo đáp án C thì vừa đúng về ý, vừa liên kết ý chặt chẽ, vừa uyển chuyển.

Câu 3 (trang 195 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

Đọc đoạn trích và thực hiện yêu cầu:

a. Trạng ngữ chỉ tình huống: nhận được phiến trát của Sơn Hưng Tuyên đốc bộ đường.

b. Tác dụng: Đây là câu đầu văn bản nên tác dụng của nó là phân biệt tin thứ yếu (thể hiện ở phần phụ câu đầu) với tin quan trọng (thể hiện ở phần vị ngữ chính của câu: quay lại thỏi thầy thơ lại giúp việc).


IV - TỔNG KẾT VIỆC SỬ DỤNG BA KIỂU CÂU TRONG VĂN BẢN

Câu 1 (trang 196 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

Chủ ngữ trong câu bị động, khởi ngữ và trạng ngữ chỉ tình huống nằm ở đầu câu.

Câu 2 (trang 196 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

Các thành phần trên có tính liên kết, nó gợi nhắc đến thông tin đã được xuất hiện ở câu trước, đoạn trước và tiếp tục nhấn mạnh, phát triển thông tin đó ở câu có chứa nó.

Câu 3 (trang 196 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

Các thành phần kể trên có tác dụng liên kết ý trong văn bản, những kiểu câu có chứa chúng cũng mang tính liên kết cao hơn về nội dung, ý nghĩa, nhấn mạnh hơn tính đặc sắc trong biểu đạt của văn bản.


Soạn bài: Thực hành về sử dụng một số kiểu câu trong văn bản - Bản 2


I - DÙNG KIỂU CÂU BỊ ĐỘNG

Câu 1 (trang 194 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

a. Câu bị động: hắn chưa được một người đàn bà nào yêu cả.

b. Chuyển thành câu chủ động: Chưa một người đàn bà nào yêu hắn cả.

c. Sau khi thay thế, tính liên kết của đoạn văn về ý nghĩa đã bị giảm sút.

Câu 2 (trang 194 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

Câu bị động: Đời hắn chưa bao giờ được săn sóc bởi một tay “đàn bà”.

→ Câu bị động giúp liên kết ý trong văn bản, làm rõ về đối tượng được nhắc đến ở đây là Chí Phèo và cuộc đời hắn.

Câu 3 (trang 194 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

Học sinh chọn một nội dung để viết thành đoạn.

Lưu ý có sử dụng kiểu câu bị động (Ví dụ: Chí Phèo không được sống làm người; Hắn không được làm một con người; Hắn bị đẩy ra khỏi chính cộng đồng của mình,...)


II - DÙNG KIỂU CÂU CÓ KHỞI NGỮ

Câu 1 (trang 194 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

a. Khởi ngữ và câu có khởi ngữ:

- Hành thì nhà thị may lại còn.

b. Khởi ngữ nhằm liên kết ý của câu này với câu trước đó, đồng thời nhấn mạnh sự vật đang được nhắc đến. Câu có khởi ngữ biểu đạt ý một cách ấn tượng, giàu liên kết hơn.

Câu 2 (trang 195 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

Câu thích hợp: C. Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo: “Cô có cái nhìn sao mà xa xăm!”

Câu 3 (trang 195 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

a. Khởi ngữ: tự tôi.

b. Khởi ngữ: Cảm giác, tình tự, đời sống, cảm xúc.

→ Khởi ngữ đứng đầu một câu.

→ Khởi ngữ thường đứng trước dấu phẩy, đi sau nó là hư từ (thì, thì là).

→ Khởi ngữ nhấn mạnh đề tài của câu, tạo ra sự liên kết các câu, nhấn mạnh ý được nói đến.


III - DÙNG KIỂU CÂU CÓ TRẠNG NGỮ CHỈ TÌNH HUỐNG

Câu 1 (trang 195 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

a. Phần in đậm nằm ở vị trí trạng ngữ trong câu.

b. Nó có cấu tạo là cụm động từ.

c. Câu chuyển: Bà già kia bật cười khi thấy thị hỏi.

Nhận xét: sự liên kết ý đã bị giảm sút, nội dung tình tiết cũng không được nhấn mạnh dù vẫn có thể truyền đạt đầy đủ cho người đọc hiểu.

Câu 2 (trang 196 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

Tác giả đã chọn câu: C – Nghe tiếng An, Liên đứng dậy trả lời.

Tác giả chọn câu đó vì nó tạo được sự liên kết với câu văn trước, nhấn mạnh sự việc được nói đến.

Câu 3 (trang 196 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

a. Trạng ngữ chỉ tình huống: cứ công văn này.

b. Đặt câu có trạng ngữ chỉ tình huống sẽ nhấn mạnh được thông tin sự kiện chính mà văn bản muốn nói đến ở vị ngữ của câu.


IV - TỔNG KẾT VIỆC SỬ DỤNG BA KIỂU CÂU TRONG VĂN BẢN

Câu 1 (trang 196 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

Chủ ngữ trong câu bị động, khởi ngữ và trạng ngữ chỉ tình huống nằm ở đầu câu.

Câu 2 (trang 196 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

Các thành phần trên có tính liên kết, nó gợi nhắc đến thông tin đã được xuất hiện ở câu trước, đoạn trước và tiếp tục nhấn mạnh, phát triển thông tin đó ở câu có chứa nó.

Câu 3 (trang 196 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

Các thành phần kể trên có tác dụng liên kết ý trong văn bản, những kiểu câu có chứa chúng cũng mang tính liên kết cao hơn về nội dung, ý nghĩa, nhấn mạnh hơn tính đặc sắc trong biểu đạt của văn bản,

Ý nghĩa

Qua bài học, học sinh được củng cố và nâng cao kiến thức về một số kiểu câu thường dùng trong tiếng Việt. Đồng thời, học sinh biết phân tích và lĩnh hội kiểu câu trong văn bản, biết cách lựa chọn kiểu câu thích hợp để diễn đạt khi nói và viết.


Soạn bài: Thực hành về sử dụng một số kiểu câu trong văn bản - Bản 3


I - DÙNG KIỂU CÂU BỊ ĐỘNG

Câu 1 (trang 194 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

- Câu bị động:

Hắn chưa được một người đàn bà nào yêu cả

- Chuyển sang câu chủ động:

Chưa một người đàn bà nào yêu hắn cả

-Thay câu chủ động vào đoạn văn và nhận xét: Câu không sai nhưng không nối tiếp ý và hướng triển khai ý của câu đi trước

Câu 2 (trang 194 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

- Câu bị động: Đời hắn chưa bao giờ được săn sóc bởi một bàn tay “đàn bà’.

-Tác dụng: Tạo sự liên kết ý với câu đi trước, nghĩa là tiếp tục đề tài nói về “hắn”.

Câu 3 (trang 194 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

HS viết đoạn văn ở nhà, sử dụng văn bản Chí Phèo (phần tác giả) để viết


II - DÙNG KIỂU CÂU CÓ KHỞI NGỮ

Câu 1 (trang 195 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

a. Câu có khởi ngữ: Hành thì nhà thị may lại còn.

- Khởi ngữ: Hành

b. So sánh câu trên (Câu có khởi ngữ: “Hành thì nhà thị may lại còn”) với câu tương đương về nghĩa nhưng không có khởi ngữ: “nhà thị may lại còn hành”:

+ Hai câu tương đương về nghĩa cơ bản: biểu hiện cùng một sự việc

+ Câu có khởi ngữ liên kết chặt chẽ hơn về ý với câu đi trước vì thế viết như nhà văn Nam Cao là tối ưu.

Câu 2 (trang 195 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

Chọn C

Câu 3 (trang 195 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

a. Câu thứ 2 có khởi ngữ: Tự tôi

- Vị trí: Ở đầu câu, trước chủ ngữ.

- Có quãng ngắt (dấu phẩy) sau khởi ngữ.

- Tác dụng của khởi ngữ: Nêu một đề tài có quan hệ liên tưởng với điều đã nói trong câu trước

b. Câu hai có khởi ngữ : Cảm giác, tình tự, đời sống cảm xúc.

- Vị trí: Ở đầu câu, trước chủ ngữ (ấy)

- Có quãng ngắt (dấu phẩy) sau khởi ngữ

- Tác dụng: Nêu một đề tài có quan hệ với điều đã nói trong câu đi trước => Cảm giác, tình tự, đời sống cảm xúc (khởi ngữ ở câu sau).


III - DÙNG KIỂU CÂU CÓ TRẠNG NGỮ CHỈ TÌNH HUỐNG

Câu 1 (trang 195 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

a. Phần in đậm nằm ở vị trí đầu câu.

b. Phần in đậm có cấu tạo là cụm động từ.

c. Chuyển: Bà già kia thấy thị hỏi, bật cười.

Câu 2 (trang 196 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

Chọn C

Câu 3 (trang 196 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

a. Trạng ngữ: Nhận được phiến trát của Sơn Hưng Tuyên đốc bộ đường (câu đầu)

b. Tác dụng: phân biệt tin thứ yếu (thể hiện ở phần phụ đầu câu) với tin quan trọng (thể hiện ở phần vị ngữ chính của câu: quay lại hỏi thầy thơ lại giúp việc)


IV - TỔNG KẾT VIỆC SỬ DỤNG BA KIỂU CÂU TRONG VĂN BẢN

Câu 1 (trang 196 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

- Thành phần chủ ngữ trong kiểu câu bị động, thành phần khởi ngữ và thành phần trạng ngữ chỉ tình huống đều chiếm vị trí đầu câu.

Câu 2 (trang 196 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

- Các thành phần kể trên thường thể hiện một nội dung dễ dàng liên tưởng từ những điều đã biết ở nhữg câu đi trước, hoặc một thông tin không quan trọng.

Câu 3 (trang 196 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

- Vì vậy, việc sử dụng những kiểu câu bị động, câu có thành phần khởi ngữ, câu có trạng ngữ chỉ tình huống có tác dụng liên kết ý, tạo mạch lạc trong văn bản.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Xem thêm các bài cùng chuyên mục

Tham khảo các bài học khác