Câu 1 (trang 194 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):
a, Câu bị động: “Không, hắn chưa được một người đàn bà nào yêu cả, vì thế mà bát cháo hành của thị Nở làm hắn suy nghĩ nhiều.”
b, Chuyển đổi: Không, chưa một người đàn bà nào yêu hắn cả, vì thế mà bát cháo hành của thị Nở làm hắn suy nghĩ nhiều.
c, Khi thay câu bị động thành câu chủ động, về mặt ngữ pháp không sai nhưng sự liên kết của đoạn văn giảm hẳn. Chủ thể được nhắc đến trong đoạn văn là hắn, nên dùng hắn làm chủ ngữ để tạo sự liên kết. Chuyển thành câu chủ động đã đẩy “hắn” xuống thành vị ngữ, vì thế sự liên kết giảm.
Câu 2 (trang 194 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):
Câu bị động: “Đời hắn có bao giờ được săn sóc bởi một bàn tay “đàn bà”.”
Sử dụng câu bị động làm tăng sự liên kết của đoạn văn, nó làm rõ chủ thể là “hắn”.
Câu 1(trang 194 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):
a, Câu có khởi ngữ: Hành thì nhà thị may ra còn.
b, Cách dùng khỏi ngữ tạo sự liên kết cho câu văn, gắn kết câu văn với các câu trước trong đoạn văn. Câu trước nhắc đến gao- một nguyên liệu để nấu cháo thì câu này dùng khởi ngữ hành- cũng là nguyên liệu dùng nấu cháo thì đoạn văn sẽ có sự liên kết hơn, mạch văn cũng trôi chảy hơn.
Câu 2 (trang 194 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):
Chọn câu C.
Câu 3 (trang 195 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):
a, khởi nghĩa: Tự tôi
- Vị trí: đầu câu
- Dấu hiệu: được ngắt bằng dấu phẩy.
- Tác dụng: Tạo liên kết với câu trước, nó đưa ra ví dụ của chính người viết, tạo dẫn chứng cho chủ đề đang nói.
b, khởi ngữ: Cảm giác, tình tự, đời sống cảm xúc.
- Vị trí: Đầu câu
- Dấu hiệu: ngắt bằng dấu phẩy
- Tác dụng: tạo liên kết với những câu còn lại. Khởi ngữ ở câu sau là cách viết khác của các từ ở câu trước.
Câu 1 (trang 195 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):
a, Phần in đậm nằm ở đầu câu văn.
b, Nó là cụm động từ
c, Khi chuyển về sau: Bà cụ kia thấy thị hỏi, bật cười.
Khi chuyển như thế, cấu trúc câu văn thay đổi thành có hai vị ngữ cùng là cụm động từ, với chủ thể hành động là bà già kia. Còn khi để cụm từ đó ở đầu câu, cụm động từ tạo thành kết nối đối với câu trước đó.
Câu 2 (trang 195 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):
Chọn câu C
Nó tạo sự kết nối giữa câu của An và câu của chị Liên.
Câu 3 (trang 195 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):
a, Trạng ngữ chỉ tình huống: Nhận được phiến trát của Sơn Hưng Tuyên đốc bộ đường.
b, Câu văn nằm ở đầu văn bản có tác dụng khẳng định sự quan trọng của thông tin, phân biệt với những tin thứ yếu còn lại.
Câu 1(trang 196 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):
Thành phần khởi ngữ, trạng ngữ chỉ tình huống thường đứng ở đầu câu chứa chúng.
Câu bị động có thể là một câu riêng biệt, cũng có thể là một vế của câu ghép.
Câu 2 (trang 196 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):
Thành phần khởi ngữ và thành phần trạng ngữ chỉ tình huống thường thể hiện thông tin đã có trong văn bản như ví dụ ở câu 1, phần III, câu 1, phần II, hay thông tin dễ dàng liên tưởng từ những điều đã biết như câu 2, phần III.
Câu 3 (trang 196 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):
Câu bị động nhằm nhấn mạnh chủ thể của văn bản. còn thành phần khởi ngữ và thành phần trạng ngữ chỉ tình huống nhắc lại những thông tin hay hành động của những câu văn trước đó. Chính vì thế, câu bị động, thành phần khởi ngữ và thành phần trạng ngữ chỉ tình huống có tác dụng liên kết trong văn bản.